Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 35)

- Cạnh tranh khơng hồn hảo

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm

Chúng ta biết rằng, yêu cầu bao trùm khi gia nhập WTO và tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA) là tiến hành từng bước mở cửa thị trường hàng hóa trong nước thơng qua các cam kết cắt giảm thuế quan và tuân thủ các nguyên tắc thương mại về không phân biệt đối xử, rõ ràng, minh bạch,… đối với các biện pháp, chính sách trong nước. Việc bảo hộ cho sản phẩm sản xuất trong nước chỉ được thực hiện thông qua các biện pháp thuế quan và khơng được phép duy trì các biện pháp bảo hộ phi thuế quan.

Do đó, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được ta nhìn nhận ở hai góc độ:

1.2.2.1. Các nhân tố khách quan

Đây là những nhân tố tác động từ bên ngồi doanh nghiệp, dù muốn hay khơng muốn, các doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận sự tác động này, tìm mọi cách khai thác những điểm thuận lợi và tránh những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng. Các nhân tố ảnh hưởng đó là: mơi trường kinh tế; mơi trường pháp luật, chính trị, xã hội (hay gọi chung là môi trường kinh doanh). Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp,

các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết nhất định về mơi trường kinh doanh mình đang hoạt động

* Môi trường kinh tế

Hoạt động kinh doanh dù ở phạm vi, mức độ, quy mô,... như thế nào cũng đều địi hỏi các doanh nghiệp phải có những hoạt động phân tích để xác định được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của một quốc gia đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, xây dựng được các chiến lược kinh doanh phù hợp với các chính sách kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngồi. Tính ổn định về kinh tế đó là: ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều mà các doanh nghiệp rất quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của doanh nghiệp trên thương trường.

Trong nền kinh tế thị trường, các nguồn tài nguyên được phân phối và quản lý bởi khách hàng. Ở đây có hai chủ thể đóng vai trị rất quan trọng là cá nhân và doanh nghiệp, trong đó cá nhân sở hữu các nguồn và tiêu dùng sản phẩm, còn doanh nghiệp sử dụng các nguồn và sản xuất ra các sản phẩm. Sự biến động của giá cả, số lượng các nguồn tài nguyên và sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và dung lượng thị trường

Bên cạnh đó, sự hội nhập của nền kinh tế mỗi quốc gia vào các liên kết khu vực ở mỗi cấp độ khác nhau đang có tác động rất mạnh đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự hình thành các khối thương mại chính là sự dàn xếp kinh tế và thực hiện ưu đãi giữa các nước. Những hình thức này bao gồm khu vực thương mại tự do, đồng minh hải quan, thị trường chung, đồng minh tiền tệ, liên minh kinh tế.

* Mơi trường luật pháp, chính trị, xã hội

Luật pháp quốc tế và luật pháp của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết qủa hoạt động của các doanh nghiệp. Nói một cách khái quát, luật pháp quy định và cho phép những lĩnh vực, hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp được hoạt động. Do đó, trước khi nghiên cứu hình thức hoạt động cho doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nắm được môi trường luật pháp mà doanh nghiệp đang hoạt động là như thế nào?

Mơi trường chính trị đã và đang tiếp tục có ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Tính ổn định chính trị ở từng quốc gia cũng như mối quan hệ tốt về chính trị giữa các quốc gia đang tạo ra điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Khơng có sự ổn định về chính trị thì sẽ khơng có điều kiện để ổn định về kinh tế. Trong những điều kiện cụ thể, hoạt động kinh doanh quốc tế hoàn toàn tùy thuộc vào sự đối đầu hoặc hịa nhập về lợi ích giữa các bên. Một ví dụ khá điển hình về sự can thiệp của Chính phủ tới mục đích chính trị hơn mục đích kinh tế là: việc đưa ra lệnh cấm vận hoặc lệnh hạn chế các hoạt động kinh doanh của các công ty, của một số quốc gia nào đó. Sự can thiệp này dẫn đến các dòng chảy về thương mại và đầu tư giảm sút, quan hệ giữa một số quốc gia trở nên căng thẳng hơn.

Mơi trường văn hóa xã hội như: tập quán, lối sống, tôn giáo, ngôn ngữ, thị hiếu, trình độ văn hóa,…là những nhân tố được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch kinh doanh. Mỗi nước, thậm chí trong từng vùng, từng miền khác nhau của đất nước có những dân tộc khác nhau sinh sống, mỗi dân tộc có những tập quán sản xuất, kinh doanh tiêu dùng, lối sống và ngơn ngữ riêng. Do đó, hiểu được hồn cảnh sống, tôn giáo của từng quốc gia là một thuận lợi cho việc mở rộng khối lượng cầu tiêu thụ sản phẩm, giúp sản phẩm

có thể “lặn lội” vào tất cả các dạng thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Có thể nói rằng, mơi trường luật pháp rõ ràng, nền chính trị ổn định là mơi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và tạo một sân chơi thơng thống. Trên cơ sở đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cơ hội để phát triển thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan

Đây là yếu tố thực lực bên trong của doanh nghiệp, là điều kiện tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Hay nói cách khác, nó chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: năng lực tài chính; năng lực về nguồn nhân lực; năng lực quản lý và điều hành; năng lực về thiết bị sản xuất và nguyên phụ liệu; năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,... thể hiện tiềm năng thực lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Năng lực tài chính

Năng lực tài chính khẳng định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được hiểu là quy mơ tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như: tổng tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, lợi nhuận, các hệ số hoạt động, cơ cấu nguồn vốn,...

Doanh nghiệp khơng thể có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường nếu nó khơng có một năng lực tài chính vững chắc

Nguồn vốn được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nguồn vốn ở đây có thể là nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp, cũng có thể là nguồn vốn do huy động đầu tư mà có. Song dù xuất phát điểm ở đâu, nhưng nó cũng chứng tỏ rằng doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả.

Năng lực tài chính là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có tiềm lực vững chắc về tài chính sẽ có điều kiện đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc và cơng nghệ, đầu tư ngun phụ liệu cho sản xuất, tiềm lực kinh tế mạnh giúp doanh nghiệp tìm được nhiều đối tác làm ăn. Đây là những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc, nhu cầu vốn là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu có hạn. Vì vậy, bài tốn cần thiết phải có biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính.

* Năng lực nguồn nhân lực

Khi xây dựng hay định vị một doanh nghiệp, thông thường các yếu tố vốn và công nghệ được xem là mấu chốt của chiến lược phát triển, trong khi đó yếu tố nhân sự thường khơng được chú trọng lắm, nhất là trong giai đoạn khởi đầu.

Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đối với yếu tố nhân sự có thể dẫn đến tình trạng "hụt hơi" hay bị loại khỏi "vòng chiến", một khi mức độ cạnh tranh tăng đột biến về chiều rộng và chiều sâu.

Xét cho cùng, nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới, đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vốn và cơng nghệ có thể huy động và thực hiện nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Vì thế, để có thể tồn tại trong trường kỳ, một cơng ty (bất luận lớn hay nhỏ) cần phải tập trung tăng cường và phát huy khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực qua tất cả các giai đoạn của chu kỳ sinh trưởng của doanh nghiệp.

Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp “là khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó” [10]. Theo quan niệm này, ngành nào có khả năng đổi mới và sáng tạo thì ngành đó có khả năng cạnh tranh cao. Hơn nữa, để có khả năng cạnh tranh cao, các ngành khơng chỉ cần những nguồn lực phát triển có tính chất truyển thống như: nguồn đất đai sẵn có, nguồn nhân lực cơ bắp mà phải là những nguồn lực tiên tiến và tinh hoa như đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ các nhà khoa học và cơng nhân có tay nghề kỹ thuật cao mà cả sự phẩn bổ hợp lý các nguồn lực vào các ngành. Nguồn lực tinh hoa này khơng phải có sẵn mà phải được xây dựng thông qua một hệ thống đào tạo đạt trình độ phát triển cao và có chất lượng cao. Kinh nghiệm quản lý cho thấy một doanh nghiệp chỉ có thể tạo được ưu thế cạnh tranh khi có giải pháp sử dụng các nguồn nhân lực khác nhau một cách hợp lý cho mỗi yêu cầu về quản lý nhân sự.

* Năng lực quản lý và điều hành

Năng lực quản lý và điều hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh có cách quản lý điều hành hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được nguồn tài chính đáng kể để tận dụng vào việc phát triển các nguồn lực còn yếu kém trong doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra, có 40,6% doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý là 48,4%, tiết kiệm các chi phí gây lãng phí 73,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng qui trình cơng tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận cơng tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia và đào tạo để ứng dụng ISO

có thể địi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu tư để cải tiến quản lý.

* Năng lực về thiết bị sản xuất và nguyên phụ liệu

Một trong những yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó là yếu tố về “tư liệu sản xuất và nguyên phụ liệu” bởi:

Thiết bị sản xuất là yếu tố tạo nên chất lượng cho sản phẩm. Thiết bị sản xuất có tốt, hiện đại mới làm ra được các sản phẩm tốt, hoàn chỉnh. Nguyên phụ liệu hiện nay của sản phẩm dệt may Việt Nam như: bơng, tơ, sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm,… đa phần vẫn phải nhập khẩu. Chúng ta khơng có ngun phụ liệu tự làm ra phục vụ kịp thời cho sản xuất mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh cao và đặc biệt là thời gian giao hàng. Những yếu tố rất quan trọng để đảm bảo cho một sản phẩm có năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Một hệ thống khoa học kĩ thuật hiện đại với công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên rất nhiều và với một hệ thống cơ sở vật chất như vậy, thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao hơn, cùng với nó là chi phí sản xuất giảm, kéo theo giá thành sản phẩm giảm cho nên nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường rất nhiều

* Năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong phần này, đề tài tập trung đi vào nghiên cứu hai hoạt động chính, đó là:

- Hoạt động nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu và đánh giá toàn bộ thị trường trước những cơ hội mới, thách thức mới để từ đó xây dựng phương hướng, chiến lược hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp là một trong những yếu tố nhằm quyết định năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp. Để làm được điều này, cách hiệu qủa nhất là tiến hành phân tích ma trận SWOT trong cơng việc kinh doanh của bạn. Hãy sử dụng một cái đầu có tầm bao quát, “một cái bút và một tờ giấy” để lập ra một bảng biểu trong đó nêu bật được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với cơng ty của bạn. Đồng thời qua đó, bạn thấy rõ được vị trí của mình trong “bảng xếp hạng”. Điều này sẽ giúp bạn xác định được những điều bạn cần cải thiện, và những đặc điểm nào của công ty mà bạn cần tận dụng để dành được nhiều khách hàng hơn.

- Chiến lược phân phối

Là một trong 4 biến số của Marketing Mix, chiến lược phân phối được xem như yếu tố quyết định đầu ra cho sản phẩm, giúp doanh nghiệp vươn tới các thị trường mục tiêu của mình.

Chúng ta thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ là chủ yếu đã làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Với phương thức này, các doanh nghiệp Việt Nam khơng thể kiểm sốt được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của họ và không thể nắm bắt trực tiếp những thơng tin phản ánh tình hình thị trường. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã tận dụng được các đại lý để phân phối bán lẻ, mà chưa chú trọng đến việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường gồm đặc tính của các tập khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, tiềm năng, đối thủ cạnh tranh,…), đặc tính của sản phẩm (tính dễ hư hỏng, tính mùa vụ, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm,...), đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý, quy định ràng buộc về pháp lý, điều kiện địa lý, giao thông, vận chuyển,...). Xác lập hệ thống này cịn mang tính chất “phi vụ” chứ chưa hình thành được chiến lược về kênh phân phối chuẩn. Do

đó, sử dụng biến số phân phối hữu hiệu sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w