Năng lực sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

- Cạnh tranh khơng hồn hảo

6213- khăn tay, khăn mùi xoa

2.1.2. Năng lực sản xuất

Lo lắng khơng có quota xuất khẩu, ngừng trệ sản xuất là tâm lý chung của rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, là cảnh bn bán ế ẩm tại thị trường nội địa, hàng giảm giá lan tràn. Ngành công nghiệp dệt may đang đứng trước những cơn sóng gió. Và cơ hội chỉ đến thật sự với rất ít doanh nghiệp biết nắm bắt và năng động trong sản xuất kinh doanh phù hợp với xu hướng kinh doanh tồn cầu hóa khi Hiệp định dệt may ATC khơng cịn vào năm 2005.

Từ đầu năm 2004 đến nay, nhiều phái đoàn doanh nghiệp dệt may của các nước đã liên tục sang tiếp cận thị trường may mặc Việt Nam như: khảo sát tìm hiểu thị trường của Tập đồn JC Penny (Tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng đầu của Mỹ), IAH của Hong Kong và hàng loạt các đoàn doanh nghiệp chuyên ngành dệt may của Hàn Quốc, Đài Loan... Tổng kim ngạch xuất khẩu

dệt may của cả nước trong 6 tháng năm 2004 cũng đạt hơn 2,04 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2003. Với kết quả này so với dự báo hồi đầu năm kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2004 sẽ khó đạt 4,2 tỷ USD thì giờ đây đã khả quan hơn. Những tín hiệu này đã ít nhiều tạo ra sự phấn khởi trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam bởi có nhiều hợp đồng và đối tác được thiết lập từ sau những cuộc gặp gỡ này.

Thế nhưng đó chỉ là bề nổi của ngành dệt may. Thực tế đã có khơng ít doanh nghiệp ngao ngán khi cho rằng năm 2004 ngành dệt may Việt Nam đang gặp quá nhiều trắc trở trên lĩnh vực xuất khẩu lẫn tiêu thị nội địa. Những hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn vào thị trường Mỹ bị chặn đứng bởi hạn ngạch. Bài toán phân bổ hạn ngạch được đem ra tranh luận nhiều lần khi các doanh nghiệp và liên Bộ Thương mại, Cơng nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung.

Trên bình diện rộng nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang loay hoay tìm giải pháp đối phó với sự sống cịn và khó khăn của ngành may mặc thời trang. Đó là ngành dệt may Việt Nam chủ yếu dừng lại ở việc may gia công, mẫu mã nghèo nàn, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, chưa có thương hiệu riêng và giá thành khơng cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã thẳng thắn thừa nhận: Khơng nói đâu xa, ngành dệt may của TP.HCM hiện nay chiếm 40- 50% giá trị sản xuất của tồn ngành dệt may cả nước nhưng doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, dưới 300 lao động, chiếm 68,8%, các doanh nghiệp có quy mơ trên 1.000 lao động chỉ chiếm 7,7%, tập trung phần lớn ở các đơn vị quốc doanh. Bài tốn vốn cũng khơng đơn giản. Doanh nghiệp mở rộng sản xuất phụ thuộc vào sự mở rộng thị trường xuất khẩu. Khi diễn biến thị trường khơng mấy thuận lợi thì việc mở rộng đầu tư càng trút cho doanh nghiệp gánh

nặng rủi ro cao trong giải quyết bài tốn cơng nợ, quản lý, giá thành, hàng tồn

- ông Phạm Xuân Hồng, Giám đốc Cơng ty May Sài Gịn 3 cho biết. Ngay tại thị trường nội địa, hàng Việt Nam cũng khơng ít lao đao khi mà thị trường tràn ngập hàng thời trang Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông bán với giá rất rẻ. Một áo sơ mi Trung Quốc giá chỉ 20-25 ngàn đồng trong khi hàng Việt Nam rẻ nhất cũng 30-35 ngàn đồng. Khơng ít nhà sản xuất khơng cạnh tranh nổi về giá đã rủ nhau đi con đường ngắn, đó là nhập hàng sale từ các nước về bán hoặc tung ra hàng tồn, hàng xuất khẩu bị lỗi bán với giá thấp, chấp nhận bóp nhỏ đồng lãi. Cuộc đua trong ngành dệt may thật sự sắp đi đến hồi kết thúc để tìm ra người chiến thắng và việc tái lập trật tự mới cho ngành công nghiệp may mặc thời trang Việt Nam đã bắt đầu từ khá lâu ở nhiều doanh nghiệp. Nói như ơng Lê Quốc Ân - Chủ tịch Vitas: Họ chính là những DN khơn ngoan. Bởi chính cơn lốc cạnh tranh này sẽ hứa hẹn dọn đi những công ty non yếu, đầu tư nửa vời, cạnh tranh và kinh doanh không lành mạnh ra khỏi cuộc chơi.

Vậy những DN khôn ngoan, họ là ai? Tự tạo cơ hội riêng biệt cho mình và khơng bị cuốn vào cơn lốc của thị trường là cách mà các cơng ty có uy tín, kinh nghiệm vẫn đứng vững và thắng lớn trên thị trường. Ơng Lê Viết Tịa - Phó Tổng giám đốc Cơng ty may Việt Tiến cho biết: Việt Tiến đã lượng định những gì có thể xảy ra khi thực hiện tự do hố thương mại dệt may, để rồi phải đặt mình vào cuộc cạnh tranh tồn diện, khi lượng phân bổ quota có giới hạn, năng lực sản xuất dư thừa sẽ giải quyết như thế nào? Đó là quên quota đi, chọn những sản phẩm khó, khơng địi hỏi quota xuất khẩu. Một số dây chuyền sản xuất hàng thông thường của Việt Tiến đã được chuyển sang sản xuất hàng Comple cao cấp. Tiêu thụ tại nội địa cũng được tính đến khi dự kiến doanh thu năm 2004 tăng gấp rưỡi năm 2003 là 150 tỷ đồng, thông qua 200 cửa hàng đại lý tiêu thụ trên cả nước.

Ngồi ra, cịn là các doanh nghiệp làm ra những sản phẩm mà các nước không làm được như Công ty Dệt Phong Phú với mặt hàng khăn lông xuất khẩu sang Nhật Bản đạt giá trị cao nhưng không hạn chế quota. Dệt Thành Công với sản phẩm thun và doanh nghiệp này cũng vừa được Tập đoàn JC Penney (Mỹ) bình chọn là nhà cung cấp xuất sắc nhất tại khu vực Đơng Nam

Á về thành tích giao hàng đúng số lượng và thời gian. Hay đó cịn là Dệt Thắng Lợi với các sản phẩm như chăn, vải trải giường, gối khổ lớn, các sản phẩm đồng phục y tế,... Ơng Ngơ Đức Hịa - Phó Tổng giám đốc Công ty Dệt Thắng Lợi cho biết “Trong khi mối liên kết giữa doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may chưa thật sự khăng khít thì việc tự mình tìm lối đi riêng cho mình trên thị trường xuất khẩu là việc phải làm cấp bách hơn bao giờ hết” [20].

Tìm cho mình lối đi riêng, mang tính độc lập trong sản xuất, tiêu thụ chính là chìa khóa để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thốt khỏi thử thách nghiệt ngã đang đến gần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w