Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 39)

- Cạnh tranh khơng hồn hảo

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Ngày nay, cùng với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xác định và đo lường năng lực cạnh tranh quốc tế ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế, đặc biệt là trong phân tích quốc tế. Do tính phức tạp, đa chiều của lĩnh vực nghiên cứu cho nên khó có thể thống nhất trong cách đo lường, phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm.

Chúng ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm thông qua nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng.

Trong phạm vi của đề tài này, các tiêu chí được đề cập đó là:

1.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm

Việc đánh giá tốc độ tăng trưởng là nhấn mạnh đến các biến động của sản phẩm từ kỳ này sang kỳ khác. Nó được vận dụng để so sánh số liệu qua thời gian. Kết quả tính được thường được thể hiện bằng số tương đối, phản ánh xu hướng của sự việc. Có thể xác định theo tốc độ tăng trưởng liên hoàn hoặc tốc độ tăng trưởng kiểu cố định gốc

Tốc độ tăng trưởng kiểu liên hoàn là việc xác định các biến động bằng cách so sánh số liệu kỳ sau so với số liệu kỳ trước liền đó

Tốc độ tăng trưởng kiểu cố định gốc là việc xác định các biến động bằng cách chọn một kỳ gốc làm cố định (có thể là kỳ kinh doanh hoặc kỳ bước ngoặt). Lấy số liệu của kỳ khác so sánh với số liệu của kỳ gốc đó. Theo cách tính này, ta sẽ thu được một chuẩn mực các kết quả phản ánh tính xu hướng của sự việc đang xem xét

Để đánh giá tốc độ tăng trướng sản phẩm người ta thường dựa trên chỉ tiêu về doanh thu hàng bán

Sự so sánh tốc độ tăng trưởng của doanh thu cho biết mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh ra sao trong cùng một ngành hàng. Chỉ tiêu này thuận lợi hơn so với chỉ tiêu thị phần là doanh nghiệp không xác định tổng mức tiêu thụ của toàn thị trường, đặc biệt khi thị trường là quá rộng lớn. Hơn nữa, khi thị phần của doanh nghiệp là rất nhỏ hoặc không đáng kể trên thị trường thì chỉ tiêu này lại khơng nhiều ý nghĩa, và trong tình huống này việc so sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh trở nên ý nghĩa hơn.

1.2.3.2. Thị phần của sản phẩm

Thị phần của sản phẩm trên thị trường nó đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm đó. Thị phần càng lớn có nghĩa là khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó càng mạnh. Thị phần sản phẩm của một doanh nghiệp hay quốc gia tăng lên hay giảm đi cho biết năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia đó trước các đối thủ cạnh tranh.

Thị phần của sản phẩm trên một thị trường cụ thể được xác định thông qua công thức:

Thị phần của sản phẩm (%) =

Chỉ tiêu này nói lên mức độ chiếm lĩnh thị trường, vai trị và vị trí của sản phẩm trên thị trường. Trong thị trường quốc tế, chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động xuất khẩu của một quốc gia bởi mục tiêu chung của các nước xuất khẩu là phải nâng cao được thị phần cho sản phẩm của mình.

Do đó để tồn tại và có sức cạnh tranh, sản phẩm phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của sản phẩm, ưu thế cũng như điểm yếu của sản phẩm đó đối với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Từ đó có

những giải pháp để nâng cao thị phần của sản phẩm trước các đối thủ cạnh tranh

1.2.3.3. Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về kiểu cách, mẫu mã

Tính độc đáo, sức hấp dẫn về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm là một yếu tố quan trọng tác động lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Trong hầu hết những tiêu chí lựa chọn khi mua một sản phẩm, lựa chọn cho kiểu dáng hầu như được chú ý hơn cả, ngay cả khi chưa biết chất lượng của sản phẩm đó. Đối với sản phẩm may mặc thì tiêu chí này càng đặc biệt quan trọng vì nhu cầu thẩm mĩ của người tiêu dùng ngày càng được coi trọng, họ lựa chọn sản phẩm theo xu hướng mốt thời trang nên sản phẩm đó có khi chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, vì thế mà yếu tố kiểu cách được đặt nên hàng đầu. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của phần đông người tiêu dùng, trong từng khâu của quá trình sản xuất cần được kiểm duyệt khắt khe để có được các sản phẩm hồn thiện cả về chất lượng lẫn tính hấp dẫn của nó.

Trong thị trường xuất khẩu tiêu chí này cịn được biểu hiện dưới dạng các chủng loại sản phẩm

1.2.3.4. Chất lượng và giá cả của sản phẩm

Chất lượng là sự thỏa mãn về yêu cầu kỹ thuật. Chất lượng của sản phẩm biểu hiện ở: chỉ tiêu về công dụng, chỉ tiêu cơng nghệ, độ an tồn,… Đối với sản phẩm may mặc nó được thể hiện qua chất liệu sản phẩm, chất lượng gia công sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ được áp dụng và hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm. Ngày nay, với những thành tựu khoa học tiến tiến, yếu tố chất lượng càng phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố công nghệ.

Giá cả (theo định nghĩa Marketing) là biểu tượng giá trị của sản phẩm trong hoạt động trao đổi, mua bán. Vì thế, giá cả có ảnh hưởng lớn đến quyết định của doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trên thị trường.

Giá cả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm,…Do đó, để nâng cao được vị thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải giảm thiểu các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bởi đó chính là các yếu tố làm tăng giá thành của sản phẩm

Rõ ràng chất lượng và giá cả là hai tiêu thức quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, nó quyết định sức mua của thị trường số đông người tiêu dùng. Nhu cầu và khả năng mua của người tiêu dùng là khác nhau. Do đó, một mức giá hợp lý sẽ hấp dẫn được người tiêu dùng ở các khúc đoạn thị trường khác nhau. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm là thước đo cho uy tín thương hiệu của doanh nghiệp

1.2.3.5. Tỷ suất lợi nhuận

Mục tiêu của kinh doanh là sinh lời, mục đích của việc thành lập doanh nghiệp trước hết và chủ yếu là để tìm kiếm lợi nhuận, hoạt động vì lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận là chỉ số đo hiệu quả sức cạnh tranh rõ nhất của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản chi phí phải bỏ ra trong q trình hoạt động kinh doanh. Để đánh giá trình độ quản lý kinh doanh người ta dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần.

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Lợi nhuận của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận =

Doanh thu của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trình độ năng lực quản lý của nhà quản trị. Bởi nếu chỉ tiêu này thấp thì mức độ cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt, có quá nhiều doanh nghiệp trong

khu vực thị trường này, khiến cho các đối thủ đều phải hạ giá sản phẩm để giành giật thị trường. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì có nghĩa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đang khá thuận lợi, mức độ cạnh tranh trên thị trường lúc này khơng cao.

Có thể nói rằng, tỷ suất lợi nhuận là một tiêu chí giúp phản ánh khá rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp trong q trình hoạt động cần phải liên tục cải tiến cơng nghệ, hạ giá thành sản xuất, giữ giá bán ổn định để duy trì năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, đề phịng các đối thủ cạnh tranh có thể thâm nhập thị trường bất cứ lúc nào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w