.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức của VPBank

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Khoá luận tốt nghiệp 230 (Trang 39 - 70)

(Nguồn: trang web của Ngân hàng VPBank)

Trong đó:

Đại hội đồng cổ đông: Giống như một công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ

đông

bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong ngân hàng. Đại hội đồng cổ đơng có quyền và nhiệm vụ sau: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên HĐQT,

thành viên Ban kiểm soát, xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT và Ban kiểm soát

gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng; quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ ngân hàng, trừ trường hợp điều chỉnh vốn do bán them cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào

bán tại Điều lệ ngân hàng, thông qua BCTC hàng năm, thông qua định hướng phát triển của ngân hàng.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý ngân hàng, có tồn quyền nhân danh

ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: Ban kiểm sốt VPBank trực thuộc Đại hội đồng cổ đơng, có

nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách và BCTC; thẩm định các BCTC hàng năm của ngân hàng, báo cáo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi quyết định và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đơng.

Ban kiểm sốt của VPBank gồm 03 thành viên, thường xuyên phối hợp với khối Kiểm toán nội bộ, chỉ đạo sát sao KTNB trong việc thực hiện kế hoạch công việc, phát hiện các rủi ro trong quá trình kiểm sốt trực tiếp và giám sát từ xa, kịp thời báo cáo lên HĐQT để có biện pháp xử lý. Ban kiểm sốt cũng định hướng khối KTNB thường xuyên phối hợp, rà sốt các mảng cơng việc tương đồng với các Khối Quản trị rủi ro, Ủy ban Quản lý tài sản Nợ - Có, Ủy ban điều hành... nhằm tiếp cận đầy đủ thông tin liên quan đến mảng hoạt động của ngân hàng, các cơ chế và vấn đề nảy sinh trong quá trình vận hành để đánh giá và xây dựng chương trình phù hợp.

Khối kiểm tốn nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm toán nội bộ tại VPBank. Khối

kiểm

toán nội bộ được tổ chức thành một hệ thống thống nhất theo ngành dọc, chịu sự quản

lý trực tiếp của Ban kiểm sốt; có nhiệm vụ hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản

pháp quy, văn bản chế độ; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán nội bộ tất cả các nghiệp vụ tại các đơn vị trực thuộc; kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ tại ngân hàng.

Ủy ban điều hành: Ủy ban có chức năng xem xét, đề xuất HĐQT phê duyệt

triển khai dự án quan trọng của Ngân hàng. Ủy ban Điều hành tiến hành họp định kỳ 2 lần/tháng, có thể có sự tham gia của các thành viên HĐQT, BKS.

Thành phần của Ủy ban Điều hành bao gồm Chủ tịch HĐQT và có thể có các thành viên HĐQT khác theo quyết định của Chủ tịch HĐQT; các thành viên Ban Điều

hành, Giám đốc các Khối, Giám đốc các Trung tâm độc lập. Tổng Giám đốc là Chủ tịch của Ủy ban Điều hành.

Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có: Hội đồng có chức năng nghiên cứu và

đề

ra các chiến lược đối với cơ cấu bảng tổng kết tài sản, quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đối với Ngân hàng; xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng; quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất do sự chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất; quản lý rủi ro thị trường đối với các biến động về tỷ giá và lãi suất; chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt

và triển khai các chính sách, quy trình và hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị; quản lý vốn chủ sở hữu đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng. Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có đã tiến hành

họp định kỳ hàng tháng, thường xuyên đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, hoạt động của ngành ngân hàng và VPBank, đưa ra các quyết định phù hợp đảm bảo thanh khoản của Ngân hàng, các mức lãi suất và số lượng tương ứng cho các chương trình huy động vốn và sử dụng vốn; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của pháp luật.

Hội đồng Tín dụng: Hội đồng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn

mức tín dụng vượt hạn mức quyết định của các Ban tín dụng tại chi nhánh, xem xét tái cấu trúc lại khoản nợ theo đề xuất của các bộ phận chuyên mơn; xem xét việc miễn

giảm lãi, phí liên quan đến tín dụng theo Quy chế miễn giảm lãi, phí của VPBank; khuyến nghị HĐQT thay đổi chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình thực tế... và các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hiện nay,

Hội đồng tín dụng các cấp của VPBank đã gia tăng tần suất họp, tiến hành tổ chức họp hàng ngày giải quyết kịp thời nhu cầu xét duyệt các khoản tín dụng theo thẩm

kế hoạch ngân sách hàng năm chi cho nhân viên trình HĐQT phê duyệt; tư vấn cho HĐQT và quyết định theo thẩm quyền đối với các nhân sự cấp cao của Ngân hàng, các quyết định về chính sách, chế độ đối với nhân sự, các dự án về đào tạo, chiến lược nhân sự, các quy trình đánh giá nhân sự, tuyển dụng...; quyết định các vấn đề liên quan đến các kế hoạch phân chia cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Ủy ban nhân sự họp định kỳ hàng tháng.

Ủy Ban Quản Lý Rủi Ro: Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong

việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trong

hoạt động của Ngân hàng. Ủy ban Quản lý rủi ro cũng có nhiệm vụ phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của VPBank trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; phân tích quyết định mức độ rủi ro chung

của Ngân hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro của cho các mảng nghiệp vụ cũng như tổng thể hoạt động của Ngân hàng, đồng thời giám sát việc thực thi chính sách này trong Ngân hàng. Ủy ban Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm xem xét,

quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng để phù hợp với các yêu cầu về quản trị rủi ro của các cơ quan quản lý; phổ biến kiến thức và văn hóa

quản lý rủi ro trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ủy ban Quản lý rủi ro tổ chức họp định kỳ 1- 2 lần/quý hoặc khi có vấn đề phát sinh thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ

của Ủy ban cần phải xem xét.

Hội đồng Đầu tư: Hội đồng có chức năng xem xét, phê duyệt các dự án đầu

tư của Ngân hàng và các cơng ty con của Ngân hàng có giá trị vượt hạn mức của Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên 2 công ty con là Công ty Chứng khốn VPBank,

Cơng ty AMC và các hạn mức cụ thể khác theo quy định tại Quy chế tài chính của Ngân hàng. Hội đồng Đầu tư VPBank cũng có vai trị quyết định các hạn mức kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng và các đề xuất kinh doanh kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. Hội đồng đầu tư họp định kỳ hàng quý và cho ý kiến phê duyệt đối với các đề xuất phát sinh của Ngân hàng bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Các chi nhánh các cấp và phòng giao dịch trực thuộc: Là nơi trực tiếp tiến

hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng; trong mỗi chi nhánh, cơ cấu phòng ban cũng bao gồm các phịng kiểm tra, hạch tốn nội bộ; phòng phục vụ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp; phòng giao dịch kho quỹ, phịng kiểm sốt sau, phòng thu hồi nợ...

2.1.3 Đặc điểm hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thịnh vượng VPBank ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ

Hiện nay, mạng lưới hoạt động của VPBank rộng khắp cả nước, các chi nhánh

chủ yếu đặt tại các thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nằng... là những thành phố lớn của Việt Nam, có dân cư đơng đúc, kinh tế - xã hội phát triển.

Đây là những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, vì thế sẽ là ưu thế cho hoạt động

kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng KHCN của Ngân hàng nói riêng. Ngân hàng VPBank chủ trương ln giữ chữ tín với khách hàng, có chính sách lãi suất thích

hợp đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhưng không quên xác định chiến lược nhằm vào các đối tượng khách hàng chính.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng VPBank ln được đánh giá là an tồn, hiệu quả, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ cấp tín dụng (gồm Cho vay khách hàng và Trái phiếu doanh nghiệp) năm 2017 tăng ròng gần 38.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng gần

24% so với cuối năm 2016, cao hơn đáng kể so với trung bình ngành; trong đó, dư nợ tín dụng của Khối KHCN tăng 25% so với năm 2016. Đặc biệt mảng tín dụng tiêu

dùng tiếp tục là điểm sáng với mức tăng trưởng 40% so với 2016. Năm 2017, VPBank

cũng đã triển khai được nhiều gói tín dụng gối đầu làm nền tảng cho sự tăng trưởng vững chắc cho các năm tiếp theo.

Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường

tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm (scorecard) tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn ... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Chính vì vậy,

tỷ lệ nợ xấu ln được duy trì ở mức an tồn (dưới 3% tại mọi thời điểm), hoàn thành

tốt kế hoạch đặt ra.

2.1.4 Quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP TMCP

Việt Nam Thịnh vượng VPBank

Quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân của VPBank là một quy trình

khép kín, hết sức đầy đủ và chặt chẽ, bao gồm tất cả các khâu từ khi tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thẩm định, ra quyết định vay, thực hiện giải ngân. cho đến khâu kiểm soát sau vay và tất tốn hợp đồng. Theo đó, tại các chi nhánh của VPBank (được coi là 1 đơn vị kinh doanh) sẽ thực hiện giai đoạn nhận và hoàn thiện hồ sơ được tiến hành bởi cán bộ tín dụng thuộc phòng kinh doanh. Sau khi hồ sơ được phê duyệt bởi Hội đồng tín dụng trên Hội sở và giải ngân cho khách hàng thì tại đơn vị kinh doanh sẽ theo dõi, giám sát khoản vay và chuyển hồ sơ lưu trữ sang phịng kiểm sốt sau. Tuy nhiên, trong phần thực trạng kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân, em xin được trình bày tồn bộ quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân

được thực hiện trên toàn hệ thống Ngân hàng VPBank. Cụ thể, quy trình này được chia thành 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Nhận hồ sơ

Bước 1. Tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng và lập hồ sơ

Các cán bộ tín dụng là đầu mối tiếp xúc, tìm hiểu, khai thác và tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng thơng qua các chương trình quảng cáo, tiếp thị của chi nhánh trên các phương tiện truyền thông hoặc qua giới thiệu từ những mối quan hệ thân quen.

Đối với những khách hàng hiện hữu, đã từng sử dụng dịch vụ của VPBank, Giám đốc chi nhánh cùng Trưởng phịng kinh doanh có trách nhiệm lọc danh sách khách hàng tiềm năng và chia cho từng CBTD gọi điện bán chéo các sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh ln sắp xếp từ 2-3 nhân viên tín dụng ngồi trực tiếp gần quầy giao dịch để ln có người tư vấn khi khách hàng đến giao

cơ sở đảm bảo đúng với quy định của từng loại sản phẩm. Neu khách hàng đồng ý và

đủ điều kiện vay vốn, CBTD thu thập hồ sơ đầy đủ, lập phương án vay vốn.

Bước 3. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

CBTD nghiên cứu kỹ hồ sơ vay vốn, kết hợp với Giám đốc chi nhánh/Trưởng phòng kinh doanh trực tiếp thực địa: địa điểm SXKD/địa chỉ cư trú, làm việc của khách hàng và tham khảo thêm các thông tin xung quanh để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy cao. Nội dung thẩm định phải đáp ứng tính chính xác về tư cách, lai lịch khách hàng, mục đích sử dụng tiền vay, TSBĐ hợp lệ. Đối với hồ sơ có TSBĐ,

CBTD gửi thơng tin cho Phịng thẩm định TSBĐ để tiến hành định giá tài sản.

Giai đoạn 2: Thực hiện hợp đồng

Bước 4. Tập hợp hồ sơ trình Phịng Xử lý tín dụng/ Hội đồng tín dụng

CBTD sau khi hồn thiện hồ sơ chuyển cho Trưởng phịng kinh doanh ký kiểm

sốt và trình xin ý kiến của Giám đốc chi nhánh. Sau khi Giám đốc chi nhánh ký xét duyệt hồ sơ, bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ nhập liệu và scan hồ sơ lên hệ thống đảm bảo

đúng nguyên tắc. Hồ sơ được luân chuyển trên hệ thống đến Phịng xử lý tín dụng tập

trung hoặc Hội đồng tín dụng (nếu hồ sơ là luồng tái thẩm định, ngoại lệ sản phẩm) để thẩm định và ra Nghị quyết phê duyệt.

Bước 5. Hồn thiện hồ sơ cấp tín dụng và giải ngân

Sau khi hồ sơ được phê duyệt đồng ý trên hệ thống:

- Đối với khoản vay tín chấp, nhân viên hỗ trợ tín dụng gọi điện thoại xác nhận thông tin phê duyệt và thông báo lịch trả nợ cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng

ý, nhân viên hỗ trợ tín dụng đẩy bước hồ sơ lên bộ phận hạch toán giải ngân. - Đối với khoản vay thế chấp TSBĐ, khoản vay sẽ được Phịng xử lý tín dụng

soạn thảo hồ sơ giải ngân bao gồm: Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ, Đề nghị

giải ngân, Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng gửi giữ tài sản và các văn bản liên quan.

quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn hợp đồng, thực hiện các biện pháp thích hợp nếu khách hàng khơng thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết ban đầu.

VPBank quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.

Nếu khoản vay chuyển sang nợ nhóm 3, chi nhánh chuyển hồ sơ sang AMC (Trung tâm xử lý nợ KHCN) và kết hợp cùng các cán bộ thu hồi dùng các biện pháp để thu hồi nợ của khoản vay.

Giai đoạn 3: Ket thúc hợp đồng

Bước 7. Chuyển lưu trữ hồ sơ và tất toán khoản vay

Hồ sơ sau khi được giải ngân sẽ được sắp xếp và chuyển sang Phịng kiểm sốt

sau tại ĐVKD để lưu trữ. Khi khách hàng có nhu cầu hoặc đến hạn tất tốn, CBTD và nhân viên hỗ trợ tín dụng thực hiện giải chấp và xuất kho tài sản theo đúng quy định của VPBank.

2.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Khoá luận tốt nghiệp 230 (Trang 39 - 70)