1.1. Khái luận về môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.3. Các nhân tố thể chế theo quan điểm của PCI
Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, nếu căn cứ vào các nhân tố như cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, tay nghề, điều kiện tự nhiên, khí hậu…là những đặc điểm khách quan khơng dễ thay đổi trong ngắn hạn. Từ lý thuyết thể chế, nhằm đánh giá chất lượng điều hành kinh tế thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là đánh giá hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An. Tác giả kế thừa và tổng hợp báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 - tiếng nói của hơn 9.980 doanh nghiệp Việt Nam và 1.155 doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và môi trường thể chế của các tỉnh thành trên cả nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng từ năm 2005. Chỉ số PCI được xây dựng nhằm lý giải nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia, một số tỉnh lại vượt trội hơn những tỉnh khác về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển năng động
của khu vực kinh tế tư nhân. Ví dụ : Để giải thích câu hỏi nghiên cứu “ Tại
sao trong những năm gần đây hoạt động thu hút vốn FDI của Nghệ An kém hơn so với hai tỉnh lân cận là Thanh Hóa và Hà Tĩnh trong khi lại có điều kiện về tự nhiên, kinh tế tốt hơn ?” trong chương 2 của luận văn.
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp – thể hiện đánh giá, nhận định của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại địa phương, kết hợp các dữ liệu tin cậy, dễ dàng so sánh về địa phương thu thập từ các nguồn khác nhau để tính tốn chỉ số PCI các tỉnh theo thang điểm 100. Nhóm điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2006 đã xây dựng mười nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh phản ánh những khía cạnh khác nhau của mơi trường đầu tư, những khía cạnh này trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những ứng xử của chính quyền địa phương trong ngắn hạn và trung hạn. Những chỉ số thành phần này được mô tả chi tiết trong Phụ lục 1 và phụ lục 2 của luận văn. Qua các năm kể từ năm xây dựng những chỉ số thành phần và trọng số của các chỉ số thành phần ln có sự thay đổi và điều chỉnh phù hợp để mang lại kết quả đánh giá khách quan và chính xác nhất giữa các địa phương. Đặc biệt lưu ý là sự thay đổi trong chỉ số PCI năm 2008 và 2009. Cụ thể :
Báo cáo PCI năm 2008 đưa thêm chỉ số mới vào phân tích năng lực cạnh tranh – chỉ số cơ sở hạ tầng. Một loạt các báo cáo cấp cao trong thời gian đó cho thấy cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang làm giảm lợi thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, tăng cường phân cấp tài khóa, về mặt lý thuyết sẽ tăng cơ hội để các tỉnh có thể huy động nguồn lực của mình cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Do đó việc sử dụng số liệu PCI để đi sâu tìm hiểu chủ đề này là rất cần thiết.
Chỉ số PCI năm 2009 đánh dấu năm thứ 5 xây dựng và công bố báo cáo, cũng là một mốc đặc biệt quan trọng. Do tình trạng suy thối tồn cầu,
tâm lý lạc quan của doanh nghiệp đã giảm so với những năm trước. Chỉ 65% doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong năm tới, so với 78% năm 2008 và 77% năm 2007 .[31, tr 9]
Trong bối cảnh đó, vai trị điều hành kinh tế của chính quyền trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quyết định của doanh nghiệp. Việc đảm bảo các chính sách và quy định rõ ràng, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn về triển vọng, kinh doanh trong tương lai. Chính vì vậy, chỉ số PCI 2009 là một công cụ định hướng tốt giúp các địa phương nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng khắc phục điểm yếu và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.
So với chỉ số PCI năm 2006, chỉ số PCI năm 2009 có sự thay đổi trong mười nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh. Thay đổi lớn nhất đó là việc lược bỏ một chỉ số thành phần “ Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước”, theo
ý kiến của các chun gia và các nhà hoạch định chính sách thì vấn đề ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước khơng cịn là trở ngại lớn đối với môi trường kinh doanh tại các địa phương. Lý do là các doanh nghiệp nhà nước địa phương phần lớn đã được cổ phần hóa và khơng còn là rào cản đối với sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân.[31, tr 13]
Báo cáo PCI năm 2010 được thực hiện dựa trên kết quả điều tra 7.300 doanh nghiệp dân doanh Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế trong thời gian qua. Năm 2010 cũng là năm đầu tiên PCI mở rộng phạm vị điều tra đến cộng đồng các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi (FDI). Tiếng nói của 1.155 doanh nghiệp FDI góp phần đưa ra những đánh giá sâu sắc về thực trạng FDI tại Việt Nam và những thách thức Việt Nam phải đối mặt trong nỗ lực cải thiện môi trường thu hút các dự án đầu tư FDI có giá trị tăng cao nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.
Những chỉ số thành phần của PCI được mô tả dưới đây :
1.1.3.1. Chi phí gia nhập thị trường.
Chỉ số thành phần này đo lường thời gian và mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.
1.1.3.2. Tiếp cận đất đai và sử ổn định trong sử dụng đất.
Chỉ số thành phần này đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng khơng và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay khơng.
1.1.3.3. Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin.
Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.
1.1.3.4. Chi phí thời gian và việc thực hiện các quy định của Nhà nước.
Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Năm 2009, chỉ số này cũng bao gồm các chỉ tiêu đo lường sự tiến bộ của cải cách hành chính cơng (CCHCC).
1.1.3.5. Chi phí khơng chính thức.
Chỉ số thành phần này đo lường mức chi phí khơng chính thức doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những chi phí khơng chính thức như
vậy có đem lại kết quả hay “ dịch vụ” như mong đợi khơng và liệu có phải các cán bộ nhà nước sử dụng các quy định pháp luật của địa phương để trục lợi khơng?
1.1.3.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.
Chỉ số thành phần này đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong q trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng ở những chính sách đơi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
1.1.3.7. Chất lượng đào tạo lao động.
Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.
1.1.3.8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Đo lường sự sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân, cung cấp các thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp, dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh và các dịch vụ công nghệ, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và chất lượng các dịch vụ này.
1.1.3.9. Thiết chế pháp lý.
Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp có xem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương hay không.
1.1.3.10. Chỉ số cơ sở hạ tầng.
Chỉ số cơ sở hạ tầng bao gồm bốn chỉ số thành phần: Khu công nghiệp và cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ, đo lường chất lượng và khả năng đáp ứng
của khu công nghiệp địa phương; Đường giao thông và đánh giá độ bao phủ đường tại các tỉnh thành ở Việt Nam; Các dịch vụ cơng ích, đo lường chi phí và độ tin cậy của dịch vụ năng lượng và viễn thông tại địa phương; tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông.
Xếp hạng PCI thể hiện tổng điểm của 9 chỉ số thành phần (mức trọng số được minh họa trong bảng 1.2). Các trọng số này đã được điều chỉnh lại vào 2009 nhằm đảm bảo chỉ số PCI phản ánh đúng những vận động thay đổi của nền kinh tế và thay đổi trong môi trường thể chế Việt Nam. Mục tiêu của việc sử dụng trọng số là nhằm đảm bảo chỉ số PCI được tính tốn và và phản ánh theo kết quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân nhằm cung cấp cho lãnh đạo, cán bộ địa phương những thông tin hợp nhất về tác động của việc thực hiện chính sách đối với hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân nói chung và hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng.
Bảng 1.2 : Trọng số của các chỉ số thành phần.
TT Chỉ số thành phần
1 Gia nhập thị trường
2 Tiếp cận đất đai
3 Tính minh bạch
4 Chi phí thời gian
5 Chi phí khơng chính thức
6 Tính năng động
7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
8 Đào tạo lao động
9 Thiết chế pháp lý
Tổng
Nguồn : VCCI (2009), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009, Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNC I, 14(2009), Hà Nội.
Các chỉ số thành phần có tác động lớn nhất đến tăng trưởng, đầu tư và lợi nhuận của khu vực kinh tế tư nhân có mức trọng số cao nhất là 20%. Theo đó, các chỉ số thành phần ít ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân có mức trọng số thấp nhất là 5%. Trọng số 10 % và 15% được dành cho các chỉ số có mức ảnh hưởng trung bình. Trong đó, tính minh bạch và chất lượng đào tạo lao động là hai nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện điểm số PCI ( tức ảnh hưởng lớn đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi) và bằng cách đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một tỉnh).
Việc đánh giá cụ thể các nhân tố này cho tỉnh Nghệ An và phân tích nó tác động đến cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi sẽ được làm rõ ở chương 2.
1.1.4. Vai trị của việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Tất cả những cải cách chính sách từ phía chính phủ chung qui vẫn là cố gắng tạo ra một môi trường thu hút đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngồi ít rủi ro và ít cản trở cho các nhà đầu tư nước ngồi. Một mơi trường thu hút đầu tư tốt sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI, từ đó giúp tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Ở Việt Nam, nếu xét về cấp tỉnh thành thì rõ ràng nhiều tỉnh thành đã có thuận lợi cho phát triển kinh tế với cơ sở hạ tầng tốt hơn, lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng cao hơn và vị trí địa lý nằm gần hơn với những thị trường tiêu thụ lớn ở Việt Nam và nước ngồi. Thêm vào đó, những tỉnh có lợi thế về điều kiện truyền thống càng được củng cố do phần thu ngân sách vượt chỉ tiêu được giao hàng năm để đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục.
Nếu chỉ xét về điều kiện truyền thống (cứng), thì Hà Nội và TP HCM đứng đầu danh sách, tiếp theo là một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh
phía bắc của vùng Đơng Nam Bộ, đó là những tỉnh được lợi do ở gần hai thành phố lớn này. Đứng cuối danh sách là các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng các điều kiện truyền thống làm thước đo sự phát triển kinh tế tiềm ẩn rủi ro là ngay bản thân các điều kiện truyền thống đã là kết quả của sự phát triển. Nếu sự tăng trưởng nhanh chóng là kết quả của thực tiễn mơi trường chính sách tốt nhưng lại được đem phân tích căn cứ vào điều kiện cơ sở hạ tầng thì chúng ta đã đánh giá thấp vai trị của chất lượng điều hành kinh tế.
Hình 1.1 : Chỉ số PCI và sự thịnh vƣợng kinh tế.
Nguồn : VCCI (2006), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006, Báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI, 11(2006), Hà Nội
Hình 1.1 cho thấy tại sao những địa phương có cùng đặc điểm về vị trí, về tài nguyên, về cơ sở hạ tầng nhưng mức độ phát triển khác nhau, điều này chỉ có thể giải thích bằng các nhân tố chính sách (nhân tố mềm) “ Khoảng cách giữa hai đường thẳng có thể được coi là “tổn thất” do điều hành kém, hoặc “lợi ích kinh tế”nhờ điều hành tốt” .
Chính vì vậy, cải thiện môi trường đầu tư đặc biệt là cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi là vơ cùng quan trọng đối với các địa phương trong cả nước trong đó có tỉnh Nghệ An.
1.2. Một số kinh nghiệm về hồn thiện mơi trƣờng thu hút đầu tƣtrực tiếp nƣớc ngoài ở một số địa phƣơng. trực tiếp nƣớc ngoài ở một số địa phƣơng.
1.2.1. Kinh nghiệm của Bình Dương.
Bình Dương là tỉnh có lợi thế tự nhiên nhất định trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển, chính quyền tỉnh Bình Dương đã định vị rõ vai trị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp là đối tác của mình.
+ Sự uyển chuyển, linh động trong cơng tác lãnh đạo của chính quyền địa phương: Chủ trương nhất quán và xun suốt của Bình Dương trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh là nhân tố quyết định … UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư và nhất quán là luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, UBND tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tư. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì UBND tỉnh cùng các nhà đầu tư kiến nghị với các cơ quan Trung ương kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp sự thành