Hệ thống các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an (Trang 25 - 29)

Trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh, lãnh đạo ngân hàng không thể bỏ qua việc đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng mình với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác. Tuỳ theo các mục đích phân tích mà người lãnh đạo lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau.

Với loại chỉ tiêu này, các con số thu thập được từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng như doanh số, thị phần tín dụng hay từ việc thu thập trên thị trường như số lượng khách hàng cả về số tương đối và tuyệt đối sẽ giúp ngân hàng đánh giá được khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng như thế nào so với các đối thủ.

1.3.1 Tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn (DNNH)

% Dư nợ cho vay ngắn hạn = (Dư nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ)*100 Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu ngắn hạn (phân theo tiêu chí thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn)) so với tổng mức tín dụng của ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ “bán” được đều quy về giá trị bằng tiền; do đó, dư nợ ngắn hạn, tổng dư nợ ngắn hạn đều là các giá trị biểu hiện bằng tiền.

Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ngày càng phát triển, tổng giá trị các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng “bán” được lớn hơn so với tổng giá trị tín dụng của ngân hàng. Vậy thì có thể xem đây là nghiệp vụ chủ chốt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ càng thấp thì chứng tỏ chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có thể chưa phát triển, chưa được chú trọng hay chưa có những biện pháp phát triển phù hợp, hoặc đây không phải là nghiệp vụ chủ chốt của ngân hàng. Khi đó ngân hàng cần đặt ra những câu hỏi: sản phẩm tín dụng ngắn hạn đã

phù hợp với nhu cầu thị trường chưa, lợi thế cạnh tranh của ngân hàng đã được khai thác hết và đúng chưa.

Ta cịn có thể so sánh chỉ tiêu này giữa các năm để đưa ra nhận định về nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn qua các năm. Nếu tỷ lệ này không thay đổi, dư nợ ngắn hạn và tổng dư nợ đều tăng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là ổn định, nếu tỷ lệ này giảm mà tổng dư nợ không thay đổi chứng tỏ hoạt động này đang yếu kém, nếu tỷ lệ này tăng khi tổng dư nợ tăng chứng tỏ hoạt động này đang phát triển rất tốt… sẽ có rất nhiều khả năng xảy ra, song dựa vào đây, nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng mình.

1.3.2 Thị phần tín dụng

Một trong những kết quả của việc cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngắn hạn giữa các NHTM đó là việc chiếm lĩnh được nhiều thị phần tín dụng. Thị phần tín dụng ngắn hạn cho biết độ tập trung trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thông qua tỷ lệ phần trăm của một ngân hàng so với một tổng thể các ngân hàng (ví dụ các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng ngồi quốc doanh). Với một sản phẩm tín dụng ngắn hạn tung ra được thị trường đón nhận, nếu sản phẩm của ngân hàng đó được phần lớn khách hàng sử dụng thì ngân hàng chiếm được thị phần lớn. Dù thị phần lớn nhưng chưa thể nói lên ảnh hưởng của ngân hàng đối với thị trường có lớn hay khơng nhưng qua đó cũng thấy được vị thế và tính ổn định của ngân hàng đó trên thị trường.

Đối với các nhà quản trị ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, thị phần tín dụng ngắn hạn là một chỉ tiêu không thể thiếu để đánh giá khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng mình với đối thủ cạnh tranh.

1.3.3 Chất lƣợng khách hàng

Chỉ cần nhìn vào các khách hàng của một ngân hàng, người đã có thể biết được phần nào khả năng thu hồi nợ của ngân hàng và qua đó biết được hoạt động cho vay của ngân hàng có đáng tin cậy khơng. Một ngân hàng có nguồn thơng tin tốt về khách hàng mới có thể bảo đảm về khả năng tài chính của khách hàng và quyết định cho vay. Qua danh sách khách hàng ta cịn có thể có thơng tin về uy tín và danh tiếng của ngân hàng. Khách hàng tốt chính là doanh nghiệp có tiếng tăm trên thị trường, vì cũng giống như ngân hàng, uy tín của doanh nghiệp cũng do những thành quả đạt được trong quá khứ gây dựng nên. Không một ngân hàng nào muốn mạo hiểm cho một doanh nghiệp khơng có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường hay một doanh nghiệp đã có tiếng xấu trong hoạt động trước đây vay vốn với lí do một trong những mục tiêu hoạt động của ngân hàng là an tồn. Tình hình tài chính của khách hàng có ổn định mới bảo đảm khách hàng hoạt động có hiệu quả và do đó có khả năng trả nợ cho khách hàng khi có một dự án khả thi và một phương án trả nợ vay hợp lý.

1.3.4 Khả năng giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu

Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua các biện pháp mà ngân hàng đã sử dụng từ xưa tới nay trong quá khứ để giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu, góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Khi một ngân hàng có thể làm tốt cơng tác này chứng tỏ ngân hàng đó có những quyết sách phù hợp và linh hoạt nhằm cải cách hệ thống hoạt động của ngân hàng.

1.3.5 Chất lƣợng nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín

dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trị quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này được biểu hiện thơng qua trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng có trình độ cao bảo đảm cho q trình thẩm định dự án khơng sai sót và có độ tin cậy cao. Trình độ của cán bộ tín dụng cịn thể hiện chính sách đào tạo và đãi ngộ cũng như khả năng thu hút nhân tài của ngân hàng, tạo thành một lực lượng làm nên một nửa thành cơng của ngân hàng: đó chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Như vậy, khả năng cạnh tranh của một ngân hàng không phải là một chỉ tiêu đơn lẻ mà nó được đánh giá tổng hợp thơng qua sự kết hợp các chỉ tiêu nói trên. Chỉ có như vậy chỗ đứng của ngân hàng trên thị trường mới có thể được phản ánh một cách chính xác và đầy đủ, chi tiết, cung cấp cho chúng ta những nhận xét thấu đáo hơn về hoạt động của một ngân hàng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w