Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng ngắn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an (Trang 85)

dụng ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PTNA.

2.4.1 Điểm mạnh

- Là một trong sáu ngân hàng quốc doanh nên rất có uy tín trên thị trường.

- Lãi suất của ngân hàng ln phù hợp và có khả năng cạnh tranh được so với các ngân hàng thương mại khác ở đây.

-Ln duy trì được một lượng khách hàng truyền thống tốt và có khả năng lơi kéo được thêm nhiều khách hàng tiềm năng của của các ngân hàng khác.

- Đội ngũ ban lãnh đạo của ngân hàng là những người có thâm niên cơng tác nên rất có kinh nghiệm trong việc quản lý.

2.4.2 Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, Ngân hàng ĐT&PTNA cũng đang đối diện với nhiều thách thức và khó khăn. Những yếu tố đó đang cản trở đến hoạt động phát triển và làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA trong hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với các ngân hàng khác. Có những hạn chế chính mà ngân hàng ĐT&PTNA cần quan tâm đó là:

- Về lĩnh vực cơng nghệ thơng tin

+ Khoa học cơng nghệ hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu về công việc

trạng làm việc “không công nghệ” đang tồn tại khá nhiều. Ví dụ như ngân hàng chưa có phần mền để quản lý dự án…

+ Cho đến nay thì hầu như cán bộ tín dụng của ngân hàng ĐT&PTNA chưa có máy tính cá xách tay, điều này làm giảm hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ.

+ Ngân hàng vẫn cịn có một số thiết bị và phần mềm đã cũ và lạc hậu vì

vậy ngân hàng cần tiến hành sửa chữa, thay thế để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được đơn giản, nhanh gọn và liên tục.

- Về chất lượng nguồn nhân lực

+ Đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng q ít, do đó làm ảnh hưởng rất

nhiều đến năng suất lao động của cán bộ như: Cơng việc q tải do đó thẩm định các dự án đầu tư thiếu chính xác, khơng chủ động tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng…

+ Trình độ học vấn các cán bộ của ngân hàng còn hơi thấp do đó làm ảnh

hưởng đến việc thẩm định chính xác các dự án đầu tư, tư vấn cho khách hàng những định hướng đầu tư vốn có hiệu quả…

+ Ngân hàng ĐT&PTNA vẫn cịn nhiều cán bộ có thâm niên cơng tác nhiều năm nhưng lại không được đào tạo bài bản, khó thích nghi được với nhu cầu cơng việc hiện tại, trong bối cảnh kinh tế thị trường diễn biến phức tạp, mà lại làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Và với những cán bộ này thì khả năng làm việc khơng chịu được áp lực công việc, không sắc sảo trong cơng việc…

bộ của đa nghành nghề” do đó khơng thể đòi hỏi quá nhiều ở những cán bộ mới trong thời gian ngắn.

+ Ngân hàng chưa có những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công nghệ thơng tin, cho nên khi có những phần mền mới thì cán bộ tín dụng khó nắm bắt hết ứng dụng của một phần mền mới. Hoặc là trong quá trình làm việc mà phần mềm bị lỗi khì gây ách tắc cơng việc…

+ Ngân hàng cũng chưa có những chuyên gia giỏi để quản trị rủi ro tín

dụng, vì việc xếp loại tín dụng bao giờ cũng phải thực hiện song song bằng máy tính và phương pháp chuyên gia để đưa ra kết luận cuối cùng chuẩn xác nhất.

+ Chất lượng cán bộ tín dụng cịn hạn chế, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng làm chưa bài bản, chuyên nghiệp...

+ Vẫn còn một số cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng làm trái

quy định để mưu lợi cá nhân.

- Về quản trị rủi ro tín dụng

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chưa đưa ra được một chiến lược quản

trị rủi ro tín dụng tối ưu, do đó dư nợ quá hạn của ngân hàng vẫn còn quá cao.

+ Ngân hàng chưa có một hệ thống thơng tin tín dụng nội bộ hiệu quả để

cung cấp 2 loại thơng tin chính là thơng tin các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và xếp loại khách hàng cũng như các khoản vay, đồng thời cung cấp thông tin về khách hàng.

+ Các rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động

Ngân hàng vẫn còn quan điểm Marketing ngân hàng chỉ là các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi… Chứ chưa nhìn nhận marketing ngân hàng trên quan điểm 4P đó là sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán…

Chính vì thế mà ngân hàng không đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm. Chỉ khi nào trên thị trường xuất hiện thì ngân hàng cũng copy theo. Thực trạng này khơng chỉ có ở ngân hàng ĐT&PTNA mà hầu như các ngân hàng quốc doanh của việt nam cũng vậy. Trong xu thế hội nhập như hiện nay nếu các ngân hàng thương mại quốc doanh không chịu đầu tư để nghiên cứu sản phẩm, thì sẽ bị các ngân hàng liên doanh giành lấy thị phần.

Hai là, chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng còn cứng nhắc, mức lãi suất cho vay hầu như giống nhau đối với với tất cả các khoản vay.

Ba là, địa điểm giao dịch của ngân hàng còn chưa tương xứng với nhu cầu phát triển cạnh tranh trên điạ bàn gây ảnh hưởng đến cơng tác quảng bá hình ảnh ngân hàng, sản phẩm của ngân hàng, ngoài ra việc đặt các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm tại địa điểm nào cho có lợi nhất vẫn chưa được ngân hàng quan tâm … làm chi nhánh gặp khơng ít khó khăn trong cạnh tranh.

Bốn là, thực tế hoạt động tín dụng tại ngân hàng ĐT&PTNA cho thấy, gần như khơng có hoạt động tiếp thị khách hàng. Khách hàng đến với ngân hàng là khách hàng truyền thống, là do đã biết thương hiệu lớn của BIDV. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nếu cơng tác tiếp thị khách hàng khơng được cải thiện thì danh mục khách hàng của ngân hàng ĐT&PTNA sẽ bị đe doạ nghiêm trọng.

Ngồi ra thì ngân hàng ĐT&PTNA vẫn cịn một số hạn chế khác như: Ngân hàng đã thực hiện tách các chức năng quan hệ khách hàng, thẩm định

rủi ro, quyết định tín dụng, quản lý nợ nhưng mới chỉ về mặt hình thức tổ chức, thiếu tính độc lập, khách quan... Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả tín dụng cịn phải kể đến việc tổ chức hạch tốn, phân loại nợ, thống kê thơng tin tín dụng chưa đảm bảo tính chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc quản lý tín dụng có hiệu quả; việc tổ chức hệ thống thơng tin phục vụ hoạt động tín dụng cịn thiếu và yếu, chưa đồng bộ và độ tin cậy không cao.

Như vậy, qua những số liệu và tìm hiểu thực tế, chương II của khố luận đã phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA từ năm 2005 – 2007. Ngân hàng nào cũng có những mặt mạnh và những mặt yếu, khi tham gia vào thị trường sẽ nhận được những cơ hội và thách thức do thị trường đem lại. Điều quan trọng là ngân hàng cần phải biết nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình. Trên cơ sở lý luận với thực tiễn phát triển của ngân hàng ĐT&PTNA và một số đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng, nhằm nghiên cứu nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì Khố luận đưa ra một số 4 giải pháp chính như sau;

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng

Chƣơng III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tƣ & phát triển Nghệ An

3.1 Định hƣớng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ĐT&PTNA.

3.1.1 Định hƣớng của chính phủ ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, ngày 11/1/2007 tại Hà Nội, Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng 2008, dựa trên những kết quả thực hiện năm 2007 và những yếu kém tồn tại trong hoạt động ngân hàng, thủ tướng chính phủ yêu cầu hệ thống các ngân hàng thương mại phải nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm soát rủi ro, phát triển dịch vụ mới và niêm yết cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu nhằm tăng nguồn vốn.

Định hướng của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng:

-Hoạt động tín dụng phát triển để đáp ứng các nhu cầu về vốn của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại chú trọng đến các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Khơng để nợ xấu gia tăng. Các tổ chức tín dụng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát chấp hành đúng những thủ tục, nguyên tắc, nâng cao chất lượng thẩm định, chất lượng thông tin trong công tác cho vay, bảo lãnh để giảm đến mức tối đa những rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng.

- Xử lý nhanh các khoản nợ tồn đọng từ thời trước để lại. Phối hợp mạnh

mẽ hơn với các bộ ngành có liên quan, đẩy nhanh xử lí các khoản nợ tồn đọng tạo bước chuyển trong 2 năm 2008, 2009.

- Các tổ chức tín dụng cần phát huy hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn, tiếp tục cải cách lề lối làm việc, thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ qui trình, và an tồn cho hoạt động tín dụng.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng tin học vào hoạt động của ngân hàng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng cho những yêu cầu đổi mới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

3.1.2 Định hƣớng của chi nhánh Ngân hàng đầu tƣ & phát triển Nghệ An

Quán triệt chủ trương định hướng của Ngân hàng nhà nước, của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt nam, đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng ĐT&PTNA đã có những định hướng cho những năm tới, trước mắt là những kế hoạt cho năm 2008 như sau:

- Dư nợ cho vay tăng 16 - 19% so với năm 2007 (đảm bảo <= 19% mức khuyến cáo tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam đưa ra).

- Tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ < 1% ( chỉ tiêu này đưa ra thấp hơn so với chỉ tiêu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đưa ra là tỉ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu đưa ra là <= 5%).

- Tăng trưởng dư bảo lãnh vào khoảng 40%.

- Tỷ lệ giảm dư lãi treo là 10%.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng đảm bảo <= 30%.

- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh >= 35% (phấn đấu đến năm 2010 là

-Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo là > 65% (phấn đấu đến năm 2010 là >70%).

Được cụ thể hố thành những chương trình cụ thể:

- Tăng cường hiệu lực quản lí và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín

dụng. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, uỷ quyền, phán quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển giao.

- Tăng trưởng tín dụng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả

kinh doanh của ngân hàng. Tuy mức tăng trưởng có đề ra là như vậy nhưng ngân hàng luôn xác định không phải là sự tăng trưởng bằng mọi giá mà sự tăng trưởng luôn gắn với bền vững, nâng cao chất lượng tín dụng. Ta cũng phải hiểu thêm về Ngân hàng ĐT&PTNA có đặc thù là cho vay đầu tư phát triển chủ yếu 2 lĩnh vực giao thông, và xây lắp và như chúng ta đã biết việc cho vay xây lắp gặp khó khăn rất nhiều doanh nghiệp xây lắp làm ăn không hiệu quả, cịn lĩnh vực giao thơng thì trong vài năm trở lại đây tình hình cũng không mấy khả quan. Ưu tiên cho vay các ngành kinh tế có thế mạnh đảm bảo được đầu ra và đánh giá là ít rủi ro: Thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, hạ tầng giao thông, cầu đường bộ, đường sắt, cảng biển, hàng khơng… qn triệt lộ trình giảm cho vay dư nợ trong lĩnh vực cho vay xây lắp.

- Nâng cao tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, tuân thủ luật pháp và đạt hiệu quả kinh doanh tín dụng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu khách hàng, mở rộng được khách hàng thuộc ngành kinh tế ưu tiên hướng mạnh vào các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chỉ tiêu 2010: là 60%) thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tạo bứt phá trong tín dụng bán lẻ thơng qua mở rộng quy mô khách hàng là tư nhân cá thể…

- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, xử lí dứt khốt các khoản nợ q hạn, nợ xấu từ

thời kỳ trước để lại, những khoản phát sinh trong năm 2007.

-Áp dụng phương pháp chấm điểm doanh nghiệp mới, có thể nói hệ thống các ngân hàng Đầu tư và phát triển có thể nói là đi đầu trong các NHTM ở Việt Nam (thẩm định được cả các chỉ tiêu phi tài chính).

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chun mơn, trình độ thẩm định doanh nghiệp, dự án đầu tư của các cán bộ tín dụng trước nhu cầu mới. Đồng thời tăng cường các cán bộ trẻ có năng lực có trình độ nghiệp vụ chun môn vững vàng, điều chuyển luân chuyển cán bộ một cách hợp lí để ngày một phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng tín dụng.

- Xây dựng văn hố tín dụng, nâng cao đạo đức trong kinh doanh tín dụng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn.

3.2 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ĐT&PTNA

Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng ĐT&PTNA, luận văn xin đưa ra một số giải pháp quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng ĐT&PTNA phát huy hơn nữa những điểm mạnh, đồng thời khắc phục những điểm yếu của mình để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng.

Giải pháp 1 : Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

* Mục đích của giải pháp

-Ứng dụng các cơng nghệ mới sẽ góp phần giúp cho tốc độ giao dịch tăng nhanh.

- Làm cho việc tìm kiếm, lưu giữ các loại thơng tin dễ dàng, thuận tiện, đơn giản và chính xác bằng việc sử dụng các công nghệ phần mềm tin học.

- Công nghệ thông tin hiện đại cho phép ngân hàng ĐT&PTNA giảm chi phí, tăng độ an tồn cho khách hàng.

* Nội dung của giải pháp

- Ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn nữa vào việc trang bị các thiết bị hỗ trợ cho các cán bộ tín dụng trong cơng tác thẩm định mà đơn giản nhất là hệ thống máy tính đầy đủ, bằng các phần mềm tiên tiến và các thiết bị kết nối thu thập thơng tin… Ngồi ra ngân hàng cũng cần phải cung cấp thêm cho một số máy tính xách tay cho những cán bộ tín dụng để họ dễ dàng làm việc khi đi công tác, lưu giữ các thông tin cần thiết…

- Không ngừng cải tiến và thay thế các trang thiết bị lạc hậu, không đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w