Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an (Trang 105)

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì trong thời gian tới sẽ có rất nhiều ngân hàng nước ngồi gia nhập vào thị trường. Vì vậy, chính phủ và các bộ ngành có liên quan cần phải tạo điều kiện để giúp cho các ngân hàng thương mại của Việt Nam nói chung và của ngân hàng ĐT&PTNA nói riêng có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường như:

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những định hướng chiến lược rõ ràng cho toàn nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Trong thời kì hội nhập hiện nay thì chiến lược hội nhập cũng vơ cùng cần thiết. Đó là cơ sở để có thể vạch ra những con đường và có những bước đi đúng đắn, cụ thể, rõ ràng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Hồn thiện mơi trường kinh doanh, môi trường đầu tư: hoạt động của các ngân hàng liên quan tới rất nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, do đó cần một mơi trường kinh doanh tổng quan tốt để nuôi dưỡng cho các ngân hàng và hoạt động của nó.

- Hệ thống văn bản pháp lý trong mọi lĩnh vực cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực ngân hàng là cơ sở để điều chỉnh các hành vi nói chung,

các hành vi kinh doanh ngân hàng nói riêng. Từ đó, các ngân hàng xác định được khung pháp lý để hoạt động kinh doanh lành mạnh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay vẫn cịn có năng lực tài chính thấp, Chính phủ cần cấp bổ sung thêm vốn điều lệ để đáp ứng với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố - hiện đại hoá.

- Cải cách hệ thống thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước nhưng lại là chi phí đối với các ngân hàng. Do đó, cân đối được lợi ích của Nhà nước và bản thân ngân hàng là yêu cầu cấp bách. Cải cách hệ thống thuế được đặt ra, điều này giúp các ngân hàng yên tâm kinh doanh đồng thời giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Thiết lập mạng lưới thơng tin kinh tế hiệu quả: Những phân tích trên đã chỉ ra ý nghĩa của thơng tin đối với các hoạt động tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng thương mại. Những thơng tin có thể cung cấp rộng rãi như: đường lối chính sách, khuyến khích kinh doanh của nhà nước, về thị trường trong nước và nước ngồi cùng những biến động của nó, những tiến bộ khoa học - kỹ thuật – công nghệ trong nước và trên thế giới.

- Dần khẳng định vai trò của Nhà nước là định hướng, quản lý, dần xố bỏ sự bảo hộ.

- Đưa ra những chính sách khuyến khích phát huy nội lực của các ngân hàng. Những nhân tố nội lực như đổi mới công nghệ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra mức lãi suất, phí dịch vụ hợp lý… nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng ngắn hạn trên thị trường Việt Nam. Điển hình có thể kể đến trong việc đưa ra các chính sách khuyến khích phát huy nội lực đó là đưa ra các tiêu chuẩn về đào tạo, hệ

thống công nghệ kỹ thuật, các giải thưởng nhằm chứng nhận, tôn vinh và nâng cao uy tín của ngân hàng đó trên thị trường.

- Thành lập tổ chức chuyên mua bán nợ để giúp các ngân hàng xử lý các

khoản nợ khơng lành mạnh, nợ có khả năng mất vốn. Tổ chức này tập trung vào chuyên môn là quản lý kinh doanh bất động sản; khai thác và thanh lý tài sản đảm bảo để giúp ngân hàng thu hồi nợ. Hoạt động chính của tổ chức này là mua lại các khoản nợ có vấn đề sau đó sử dụng các nghiệp vụ của mình để thu hồi nợ. Hoạt động của tổ chức này sẽ giúp rất nhiều cho các ngân hàng thương mại thốt khỏi những khó khăn tài chính, những rủi ro, thiệt hại lớn, tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ĐT&PTNA rất cần đến những tác động hỗ trợ của chính phủ và các ban ngành có liên quan như về định hướng chiến lược phát triển rõ ràng, các quy định luật, đặc biệt luật cạnh tranh phải thơng thống để phát triển nhưng cũng phải chặt chẽ với những trường hợp vi phạm… Có được một mơi trường hoạt động tốt thì việc cạnh tranh giữa các ngân hàng mới lành mạnh, tạo ra những kết quả tốt cho cả các ngân hàng và cho nền kinh tế.

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc

- Bảo đảm thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các ngân hàng

thương mại.

Thơng tin mà các ngân hàng thương mại cần có 2 loại: thơng tin về các doanh nghiệp và thơng tin có tính chất định hướng cho hoạt động của ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước là trung tâm thơng tin tín dụng, là nơi khai thác nguồn thơng tin về doanh nghiệp rất hữu ích cho các ngân hàng thương mại.

Các thơng tin có thể thu thập được là thơng tin về thời gian hoạt động, uy tín, hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại của doanh nghiệp, điều này cần thiết trong quá trình ra quyết định cho vay, tránh rủi ro do thông tin không cân xứng.

Ngân hàng là đại diện quản lý hệ thống ngân hàng thương mại nên phải thu thập đầy đủ thông tin về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, quy hoạch tổng thể trong miền lãnh thổ, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Dựa vào đây, các ngân hàng thương mại có những quyết định cho vay hợp lý, đúng định hướng của Chính phủ, có lợi cho cả ngân hàng và nền kinh tế.

- Tăng thêm quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại.

Vai trò điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống ngân hàng thương mại là cần thiết, đảm bảo cho các ngân hàng cạnh tranh với nhau lành mạnh, làm cho ngân hàng thương mại quốc doanh cũng như các tổ chức tín dụng nhà nước trong hoạt động của ngân hàng đồng thời hạn chế các ưu đãi trên một cách triệt để.

Về mảng tín dụng ngắn hạn, các ngân hàng thương mại quốc doanh tự vận động để có được các khoản vay của khách hàng. Nhà nước không tạo ra hay chỉ thị các khoản vay đó nữa và cũng khơng hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại quốc doanh nữa. Có thể nói là hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại quốc doanh dần bình đẳng trong cạnh tranh với các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh khác.

- Ngân hàng nhà nước phải có hệ thống văn bản với các khoản mục nêu rõ các hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh cũng như các mức xử phạt cho các vi phạm này.

Các hành vi được coi là cạnh tranh khơng lành mạnh có thể kể đến là: Các hành động bôi nhọ danh tiếng của các đối thủ cạnh tranh, phá giá (hạ lãi

suất xuống mức quá thấp lôi kéo khách hàng làm phương hại đến thị trường ngân hàng); dùng các thủ đoạn để lôi kéo khách hàng hay lôi kéo các nhiên viên xuất sắc của ngân hàng khác, thủ đoạn hịng lấy được thơng tin bảo mật của đối thủ cạnh tranh… Cạnh tranh là để giành được khách hàng, nắm lấy thị phần và chiến thắng đối thủ… do đó, các ngân hàng cũng phải có những bí quyết chiến thắng của mình, song những bí quyết đó khơng đồng nghĩa với thủ đoạn. Do đó, càng cần có những quy định rõ ràng về cạnh tranh lành mạnh để phân biệt rõ ràng về hoạt động cạnh tranh lành mạnh hay khơng, cũng như những khung hình phạt hợp lý đối với những hành vi cạnh tranh trái đạo đức đó.

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cần hệ thống hố một cách cụ thể tồn bộ để ban hành trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư. Đồng thời cần thường xuyên giám sát hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc thu thập thơng tin tín dụng, thẩm định tín dụng, các vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay như: định giá tài sản bảo đảm, phát mại tài sản bảo đảm…

Theo tiến trình cổ phần hố của BIDV, địi hỏi u cầu cao hơn về chất lượng tín dụng và điều kiện tín dụng. BIDV cần có những chỉ đạo và chấn chỉnh kịp thời đối với hoạt động tín dụng sao cho theo đúng lộ trình cổ phần hố. Cụ thể như chỉ đạo các chi nhánh thực hiện xong cơ cấu nợ xấu trước thời điểm cổ phần hoá, hướng dẫn các chi nhánh áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới được xây dựng, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo điều 7 của QĐ 493…

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cần tạo ra được sự liên kết các chi nhánh trong hệ thống, các chi nhánh hợp tác chặt chẽ phối hợp thực hiện

các chính sách về lãi suất, khách hàng, nguồn vốn… tạo nên một sức mạnh thống nhất của hệ thống Ngân hàng Đầu tư.

Thực hiện hỗ trợ, chỉ đạo, phối hợp các chi nhánh để nâng cao năng lực công nghệ ngân hàng. Chú trọng cả về mặt trang thiết bị và những phần mềm tiện ích phục vụ cho hoạt động tín dụng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

BIDV cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chi nhánh, những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng giữa các chi nhánh, ngân hàng cần quan tâm tới trình trạng quá tải của các cán bộ tín dụng ở các chi nhánh tránh tình trạng do khối lượng công việc quá lớn mà dẫn đến các quyết định không hợp lý gây tổn thất cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó khơng thể khơng nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM. Tín dụng trong điều kiện trong nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung và ngân hàng ĐT&PTNA nói riêng đã tiến hành những cuộc cải tổ mạnh mẽ về chất và về lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình. Tuy nhiên ngân hàng ĐT&PTNA vẫn cịn tồn tại rất nhiều so với các ngân hàng thương mại khác. Vì vậy ngân hàng phải nhìn vào những điểm yếu của mình để chủ động khắc phục. Cạnh tranh tuy khốc liệt song sẽ có chỗ đứng cho những ai biết được mình đang ở đâu và mình nên làm gì để chiến thắng.

Với mong muốn giúp cho ngân hàng ĐT&PTNA có được một số giải pháp nhằm nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, khố luận đã tập trung vào một số vấn đề sau:

1. Đưa ra một số cơ sở lí luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

2. Đánh giá khái quát về khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA thông qua các chỉ tiêu cạnh tranh và các công cụ cạnh tranh.

3. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA.

4. Đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, đối với ngân hàng Nhà

Nước, ngân hàng ĐT&PT VN nhằm hỗ trợ cho ngân hàng ĐT&PTNA.

Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết cả về lí luận và thực tế có hạn nên chắc chắn khố luận khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các ngân hàng, các thầy cô và các bạn để khố luận được hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư & phát triển

Nghệ An.

2. Phạm Thanh Bình: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT”. Kỷ yếu hội thảo - Uỷ ban kinh tế & ngân sách của Quốc hội: Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam. Hà Nội, 1/2006..

3. TS - Phan Thị Thu Hà, giáo trình ngân hàng thương mại - Đại học kinh tế quốc dân, khoa ngân hàng tài chính, Nhà xuất bản thống kê – 2004.

4. TS – Phan Thị Minh Hiền, giáo trình Marketing ngân hàng - Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê – 2003.

5. Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, NXB Thống kê, T4/1999.

6. Khắc Luyện, Gia hạn nợ vay ngân hàng: Phải xuất phát từ yếu tố khách

quan. Tạp chí ngân hàng số 9 tháng 5/200Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

7. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB thống kê 2005. Phan Đức Quang, Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay đối với các Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế, Tạp chí Ngân hàng số 11 tháng 6/2006.

8. ThS. Vũ Thuý Ngọc, Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại, Tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 5/2006.

9. Peter S. Rose, “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB McGraw-Hill Irwin, 1/1988.

10. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro, Tạp chí Ngân hàng số 15 tháng 8/2006.

11. TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê 2002.

12. TS. Nguyễn Văn Tiến: “Đánh giá và phòng ngừa Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”. NXB Thống kê – 2002.

13. GS. TS. Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2005.

14. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương và UNNP: “Chính sách phát triển kinh tế: kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc”, NXB Đại học Giao thông vận tải, 2003.

15. Một số Website sau: - www.bidv.com.vn - www.vcb.com.vn - www.agribank.com.vn - www.icb.com.vn - www.kienthuckinhte.com - www.tim.vietbao.vn - www.vietnamnet.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w