1.4. Kinh nghiệm hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp
1.4.1. Kinh nghiệm trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm của HTX dịch vụ nông nghiệp Dân Chủ –Thành phố Hịa Bình:
HTX nơng nghiệp Dân Chủ, thành phố Hồ Bình là HTX tồn xã thành lập từ năm 1966 và được chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 1997.
Hiện nay HTX có một đội ngũ cán bộ trẻ, luôn nắm bắt các thông tin kinh tế trên thị trường để áp dụng vào hoạt động dịch vụ HTX, sản xuất nông nghiệp.
HTX quản lý 2 máy bơm dầu, 3 đập tưới, 4 km kênh mương kiên cố, 3 km kênh mương đất, hàng vụ đắp 8-10 bai nhỏ chủ động tưới tiêu cho 300 ha lúa và 20 ha rau màu. HTX có 467 xã viên chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp; có 7 tổ sản xuất và các tổ trưởng trực tiếp điều hành dưới sự chỉ đạo của Ban quản trị HTX.
Sau khi chuyển đổi, Ban chủ nhiệm và các xã viên đã xác định rõ phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là hoạt động đa ngành, trong đó chú trọng các ngành nghề kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp. Năm 2005, HTX đã mạnh dạn quy hoạch lại vùng sản xuất từ cây lúa khơng ăn chắc thành vùng có giá trị kinh tế cao như vùng chăn nuôi thuỷ sản 20 ha, khu trồng rau màu 17 ha, diện tích cây lúa 2 vụ 300 ha. Bên cạnh đó, HTX tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa cây lúa lai ngắn ngày năng suất, chất lượng cao vào thay thế giống lúa thuần dài ngày. Nhờ đó năng suất cây trồng được tăng lên. Năm 2005, năng suất lúa bình quân cả xã mới đạt 48 tạ/ha, đến năm 2009 tăng lên 56,4 tạ/ha, thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản và rau màu cao gấp 3 lần trồng lúa. Nhờ đó, kinh tế địa phương ngày càng ổn định và phát triển bền vững. Để phát triển sản xuất, Ban quản trị HTX đã chỉ đạo kịp thời và đưa ra các giải pháp thích hợp cho sự phát triển HTX. Chất lượng các dịch vụ được nâng cao như dịch vụ cung ứng vật tư đạt 100% theo nhu cầu xã viên, dịch vụ thuỷ lợi đầu tư tu sửa nâng cấp sửa chữa kênh mương, nâng cấp trạm bơm và đầu tư thêm máy bơm dầu phục vụ cho công tác tưới tiêu trị giá 70 triệu đồng, nạo vét đào đắp 8.000 m3 đất đá; mở rộng thêm dịch vụ bảo vệ thực vật và dịch vụ tín dụng nội bộ nhỏ. Năm 2008, HTX đã mở thêm dịch vụ cộng đồng kinh doanh nhà hàng ăn uống theo hình thức góp vốn của xã viên. Dịch vụ này đã thu được lợi nhuận đáng kể.
Những khó khăn của HTX được bà con xã viên bàn bạc một cách dân chủ, đồng thời tranh thủ sự góp ý kiến của các cấp ủy, chính quyền xã nên mọi ách tắc trong cơng việc đều được khai thơng nhanh chóng. Chính vì vậy, doanh số kinh doanh và lợi nhuận của HTX năm sau tăng so với năm trước. [26]
Có được kết quả trên là do: HX đã tuyên truyền cho nông dân và xã viên hiểu về luật HTX, các chế độ xã viên được giải quyết kịp thời, quyền và nghĩa vụ xã viên được giải quyết thoả đáng, thu hút thêm nhiều lao động tham gia góp cổ phần trở thành xã viên. HTX xử lý nợ cũ còn lại một cách hợp lý, hợp tình; xử lý nợ phát sinh kịp thời trong quản lý nguồn vốn quỹ kinh doanh hiệu quả, tích cực đưa các tiến bộ công nghệ vào sản xuất nông – lâm nghiệp, mở rộng thị trường giao lưu quan hệ dịch vụ đơi bên đều có lợi.
HTX đã xác định các ngành nghề kinh doanh đúng với mục đích; đồng thời tích cực đề nghị các chính sách ưu tiên và tìm nguồn vốn kinh doanh, hoạt động dịch vụ đúng hướng. Để khắc phục về trình độ quản lý kinh tế của cán bộ, HTX đã cử cán bộ tham gia đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học; đổi mới và sắp xếp lại lề lối làm việc, đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động theo đúng luật và điều lệ...
HTX dịch vụ nông nghiệp Dân Chủ là HTX kiểu mới. Cán bộ làm công tác quản lý hợp tác năng động trong cơ chế thị trường, hiểu biết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về mơ hình hợp tác kiểu mới hoạt động theo Luật HTX, nắm bắt yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, biết tiếp thu những tiến bộ khoa học – công nghệ, nghiên cứu nắm thị trường và khả năng phát triển của địa phương mình cho phù hợp với điều kiện phát triển HTX.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của HTX dịch vụ nông nghiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hồng - Nam Định:
HTX dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hồng là HTX quy mơ tồn xã, được thành lập năm 1989 trên cơ sở hợp nhất 3 HTX theo quy mơ thơn. Diện tích đất canh tác của HTX là 526,6 ha, tổng số hộ xã viên là 2.919 hộ, tập quán sản xuất chủ yếu là thâm canh 2 vụ lúa.
Hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, Ban quản trị HTX xác định rõ chiến lược của HTX nông nghiệp trong giai đoạn này cần tập trung vào hai nhiệm vụ: Một là, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Hai là, kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất và dân sinh, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX.
HTX chia hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ra làm hai lĩnh vực hoạt động trọng tâm là:
Nhóm dịch vụ kỹ thuật, gồm: dịch vụ khuyến nơng, thủy nông, bảo vệ
thực vật và dịch vụ thú y. Đây là nhóm dịch vụ trực tiếp tác động tồn bộ đến q trình sản xuất nơng nghiệp, nên HTX có tổ chức các tổ dịch vụ chuyên trách điều hành hoạt động đồng bộ, khoa học, hợp lý giữa các vùng, các mùa vụ, đáp ứng yêu cầu thâm canh cao. Thông qua các dịch vụ này, các tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn được ứng dụng sớm vào đồng ruộng, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà chua bi, dưa chuột bao tử được phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao.
Nhóm kinh doanh dịch vụ, gồm: dịch vụ vật tư, dịch vụ chế biến và tiêu
thụ sản phẩm, dịch vụ làm đất, dịch vụ điện, dịch vụ tín dụng nội bộ. Có thể nói, HTX đã thực sự năng động trong tổ chức các hoạt động này để kinh doanh thu lợi nhuận, tăng tích lũy cho HTX.
Dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm của HTX luôn chịu sự cạnh tranh khá gay gắt, song đây là những dịch vụ khẳng định vị trí của HTX trong nền kinh tế thị trường, trực tiếp hỗ trợ vốn cho sản xuất nơng nghiệp. HTX có mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp, mua tận gốc, bán tận ngọn, với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có uy tín, tận tâm với HTX và làm chủ hồn toàn thị trường, cung ứng trên 90% các loại vật tư phục vụ cho sản xuất của hộ xã viên trong HTX. HTX áp dụng hai phương thức bán hàng là trả tiền ngay và trả chậm vào cuối mỗi vụ thu hoạch. Xã viên hoàn toàn yên tâm và tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng và giá cả vật tư của HTX. Hoạt động dịch vụ này đã mang lại doanh thu cho HTX hàng năm 1,8 - 2 tỷ đồng, lãi 120-130 triệu đồng. Ngồi ra, HTX cịn liên kết và ký hợp đồng thường xuyên với nhiều doanh nghiệp để tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của xã viên sản xuất ra.
Đặc biệt quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, Ban quản trị HTX đã tìm đến Trung tâm Cơng nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Và từ đây, HTX đã tổ chức cho xã viên nuôi trồng nấm ăn xuất khẩu, vừa tận dụng được sản phẩm phụ thải của nơng nghiệp, góp phần giảm ơ nhiễm mơi trường, tăng thu nhập cho xã viên. Toàn bộ số nấm được HTX thu mua, sơ chế, tiêu thụ. Doanh thu từ sản xuất nấm trong hai năm đạt 475,8 triệu đồng, lãi và công lao động xã viên thu được 249,8 triệu đồng.
HTX cũng luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh. Từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2010, HTX trích lãi sản xuất kinh doanh đầu tư bê tơng hố các tuyến đường trục chính ra đồng ruộng, thuận tiện cho vận chuyển, đẩy mạnh sản xuất; nâng cấp mở rộng các cụm kho và cửa hàng; sửa chữa, cải tạo lưới điện, thay thế thiết bị điện; xây dựng trạm bơm, cống cấp 3 hiện đại tưới tiêu vùng chuyển đổi sản xuất sản phẩm chất lượng cao làm hàng hóa và mua sắm thiết bị phục vụ cơng tác quản lý.
Ngồi ra, hàng năm HTX cịn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác như: mua sổ tình nghĩa tặng các gia đình chính sách nhân ngày 27/7; hỗ trợ mua sắm tài sản và thiết bị phục vụ học tập cho các cháu trong các nhà trường; đóng góp quỹ khuyến học, kinh phí hoạt động cho các đồn thể, hỗ trợ cho gia đình khó khăn, tham gia các hoạt động từ thiện...
Có thể nói, HTX nơng nghiệp Nghĩa Hồng đã tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. HTX đã khẳng định rõ vị thế của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường và vai trị của mình đối với xã viên, thực sự là chỗ dựa tin cậy cho xã viên.