Tổng quan về Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở hà nội (Trang 43)

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên:

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình:

Thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên là. 3.344,6 km², có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đơng, nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh

Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đơng; Hịa Bình và Phú Thọ ở phía

Tây. Hà Nội nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. [23]

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ

phù sa bồi đắp, có 50,39% diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng

(1.687,22 km²), nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích vùng núi cao rộng 240,52 km² (chiếm 7,18%) phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai Mỹ Đức. Phần diện tích

cịn lại (chiếm 42,43%) là vùng đồi gị bán sơn địa có độ cao từ 100 -300 m. Điều kiện địa hình Hà Nội đa dạng với 3 vùng đồng bằng, vùng đồi thấp và vùng núi cao rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng nông nghiệp, dịch vụ và du lịch sinh thái ven đơ.

Với vị trí đắc địa ở trên Hà Nội có đầy đủ các điều kiện cho không chỉ phát triển công nghiệp, dịch vụ mà cịn phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Nơng sản được vận chuyển, tiêu thụ trên các địa bàn trong và ngoài thành phố một cách dễ dàng; việc trao đổi, tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp cũng rất thuận lợi, nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, hướng tới một nền nông nghiệp Hà Nội phát triển bền vững.

2.1.1.2. Đất đai:

Cơ cấu đất nông nghiệp của Thành phố Hà Nội năm 2009 như sau: Đất sản xuất nơng nghiệp có 153,2 nghìn ha, đất lâm nghiệp có 24,1 nghìn ha, đất ni trồng thuỷ sản có 10,1 nghìn ha. Trong tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 137,8 nghìn ha, chiếm 90%, riêng đất trồng lúa có 117,1nghìn ha chiếm 84,9% đất trồng cây hàng năm. [21]

Hà Nội nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng nên đất đai mầu mỡ, trù phú, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, đất nông

nghiệp hiện bị thu hẹp rất nhanh, nhiều cánh đồng mầu mỡ đang biến mất dần, nhường chỗ cho các xa lộ lớn, các khu công nghiệp, sân gơn và đơ thị mới. Q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất đơ thị là một xu thế có sức cuốn hút mạnh mẽ, bởi sự chênh lệch giá quá lớn giữa đất trồng trọt với đất được chuyển đổi sang mục đích xây dựng. Xu thế này có tác động tiêu cực và cản trở đến việc đầu tư thâm canh nông nghiệp, làm cho các “hàng rào” bảo vệ đất nơng nghiệp trở nên q mong manh. Do đó, vấn đề đặt ra là phải giải quyết vấn đề đất đai như thế nào để vừa có đủ diện tích phát triển nơng nghiệp, vừa có đất xây dựng kết cấu hạ tầng, cơng trình cơng ích, CNH và đơ thị hóa. Làm sao để giảm diện tích đất nơng nghiệp nhưng vẫn bảo đảm được an ninh lương thực, đang là một bài tốn chưa có lời giải thỏa đáng và trở thành mối quan tâm lớn trong q trình phát triển khơng những của Hà Nội mà còn của tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

2.1.1.3. Khí hậu:

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng đơng Bắc Bộ với đặc điểm khí hậu

nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khơ, ít mưa về mùa đơng. Mùa hè nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều,

nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đơng với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, Thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nền

nhiệt độ cao. Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình có 114 ngày mưa trong một năm. Đặc điểm của khí hậu Hà Nội khá thuận lợi cho phát triển các các ngành kinh tế, nhất là rất thích hợp cho phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp.

2.1.1.4. Tài nguyên nước:

Bên cạnh đất đai thì nước cũng là một yếu tố khơng thể thiếu được trong phát triển, sản xuất nông nghiệp. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sơng Hồng nên có rất nhiều hệ thống sơng chảy qua. Sơng Hồng là con sơng chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sơng này trên đất Việt Nam. Hà Nội cịn có Sơng Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dịng sơng Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngồi ra, trên địa phận Hà Nội cịn nhiều sơng khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,... là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

Do q trình đơ thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sơng hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng. Sơng Tơ Lịch, trục tiêu thốt nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sơng Lừ và sơng Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sơng mương nội và ngoại thành, ngồi vai trị tiêu thốt nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và

chất thải cơng nghiệp. Những làng nghề thủ cơng cũng góp phần vào gây nên

tình trạng ơ nhiễm này.

Như vậy, tiềm năng nước của Hà Nội trên lý thuyết rất phong phú nhưng tài nguyên thực tế để khai thác lại không nhiều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nông nghiệp ở Hà Nội.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế quốc gia, kinh tế Hà Nội trong những năm qua tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao. Năm 2011, mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội đạt 10,1%, mức tăng này tuy thấp hơn năm 2010 (11%) và kế hoạch năm (12%), nhưng cao hơn 1,67 lần của cả nước. Điều này ghi nhận sự cố gắng của Hà Nội trong bối cảnh lạm phát, hạn chế tín dụng, thắt chặt chi tiêu ngân sách.

Bảng 2.1: Tăng trƣởng kinh tế (GDP) Hà Nội giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu Giá trị (Tỷ đồng) * Tổng GDP 1. N-L- TS 2. CN- XD 3. Dịch vụ * Cơ cấu GDP(%) 1. N-L- TS 2. CN- XD 3. Dịch

Năm 2011, trong 3 ngành kinh tế của Thành phố thì ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, đạt 10,7%; tiếp đến là ngành công nghiệp - xây dựng tăng 10,2% và ngành nơng - lâm - thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, đạt 4,4%. Cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội tương đối ốn định: ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 7,3% vào năm 2009, năm 2011 giảm xuống cịn 6,3%. Trong khi ngành cơng nghiệp – xây dựng giữ ổn định ở mức 42,2% năm 2008 và 42,6% năm 2011. Ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng trên 50% trong cơ cấu kinh tế thủ đơ và nhìn chung ít thay đổi trong những năm qua. Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế được minh họa rõ hơn trong biểu đồ dưới đây. 45000 40000 35000 30000 Năm 25000 20000 15000 10000 5000 0 2008 Tỷ đồng

Nông lâm- thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng các ngành kinh tế giai đoạn 2008-2011

Nguồn: Bảng 2.1 2.1.2.2. Hạ tầng giao thông:

Là Thủ đơ và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không,

đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thơng đường khơng, ngồi sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, Thành phố cịn có sân bay Gia Lâm ở phía Đơng, thuộc quận Long Biên. Những năm 1970 sân bay Gia

Lâm là sân bay chính của Hà Nội nhưng hiện chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu. Các bến xe: Phía Nam, Gia Lâm, Lương

n, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp cả nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32

đi Phú Thọ...

Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại. Trong những năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông

liên tỉnh của Thành phố nhờ được đầu tư mở rộng và nâng cấp nên chất lượng được cải thiện đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

2.1.2.3. Hạ tầng giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ:

Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất cả nước. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có: 77 trường đại học và cao đẳng; 47 trường trung học chuyên nghiệp và 252 trường công nhân kỹ thuật và cơ sở đào tạo nghề. Các trường đại học đào tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng với 643.350 sinh viên đại học, cao đẳng; 55.945 học sinh trung học chuyên nghiệp và 134.735 học sinh học nghề. Nhiều trường đại học ở Hà Nội như:

Đại học Y, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải là những

Hà Nội cũng là trung tâm nghiên cứu của cả nước với khoảng trên 100 viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ khác nhau, trực thuộc các bộ ngành Trung ương và địa phương. Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam… là những cơ sở nghiên cứu đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của Thủ đơ Hà Nội nói riêng những năm qua thơng qua việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Đánh giá chung, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thủ đơ -

trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố và khoa học công nghệ của cả nước - cho thấy Thủ đơ Hà Nội có những lợi thế mà khơng một địa phương nào trong nước có được. Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tất cả các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có loại hình kinh tế HTX.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng sự phát triển của khu vực kinh tế nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi và khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn đã và đang lấn át khu vực kinh tế tập thể. Có thể nói, so với các HTX ở các tỉnh và thành phố khác trong cả nước, các HTX ở Hà Nội đã và đang phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với các thành phần kinh tế khác trong địa bàn.

2.2. Các chủ trƣơng, chính sách nhằm tăng cƣờng hoạt động các HTX DVNN trên địa bàn Hà Nội:

2.2.1. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước:

Hơn hai mươi năm qua, các chủ trương, đường lối và chính sách phát triển hợp tác xã của Đảng và Nhà nước ta luôn thống nhất. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử là từng bước đổi mới HTX theo hướng phù hợp với điều

kiện khách quan. HTX được phát triển theo các nấc thang, trình độ khác nhau có thăng, trầm trong thời kỳ chuyển đổi.

Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trương, đường lối lớn của Đảng, đã khẳng định: kinh tế tập thể do cơng dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả. Điều đó là kết quả của một thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nước ta về HTX. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi mới không ngừng về cơ chế quản lý phát triển HTX của Nhà nước.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 20/3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khố 9, Luật HTX được thơng qua, mở ra một trang sử mới cho công tác tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế tập thể nói chung, HTX nói riêng. Luật HTX 1996 ban hành là cơ sở pháp lý bước đầu cho việc chuyển đổi mơ hình HTX kiểu cũ sang mơ hình HTX kiểu mới. Theo đó Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản dưới luật như: (1) Nghị định 15/CP ngày 21/1/1997 quy định chính sách khuyến khích phát triển HTX; (2) Nghị định 16CP ngày 21/2/1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển đổi sang hoạt động theo luật; và (3) Thông tư số 14 BKH ngày 29/3/1997 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký gia đình HTX. Dưới sự điều chỉnh của hệ thống các luật và văn bản dưới luật trên, quá trình phát triển HTX ở nước ta diễn ra theo hai hình thức sau: chuyển đổi mơ hình HTX kiểu cũ sang mơ hình HTX kiểu mới và thành lập mới các HTX với chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên cho cộng đồng và tạo việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương trong cơ chế kinh tế thị trường.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khố XI thơng qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm

2004. Luật đã có nhiều thay đổi tích cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiều thuận lợi và thơng thống hơn cho các HTX phát triển. Theo đó, Luật đã tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX tiếp tục phát triển trong điều kiện mới. Luật HTX sửa đổi đã làm rõ hơn các nguyên tắc tổ chức và quản lý HTX, đồng thời xác định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có nghĩa là các HTX được tổ chức theo những quy định đặc thù của loại hình kinh tế tuy mang tính dân chủ và tập thể rất cao, nhưng hoạt động phải tuân thủ các quy luật thị trường, chấp nhận cạnh tranh như các doanh nghiệp khác để không ngừng vươn lên nâng cao hiệu quả về mọi mặt.

Bên cạnh đó, Thủ tướng và Chính phủ cịn ban hành một số nghị định, quyết định nhằm hỗ trợ phát triển cho các HTX như: Nghị định 88/2005/NĐ-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w