2008 - 2011:
2.4.1. Thực trạng hoạt động của HTX dịch vụ nơng nghiệp:
2.4.1.1. Một số đánh giá chung về tình hình hoạt động của HTX DVNN ở Hà Nội hiện nay:
Các HTX DVNN hoạt động theo Luật (kể cả HTX chuyển đổi và HTX thành lập mới) những năm qua nhìn chung đều xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng hơn. Nội dung hoạt động của các HTX khá đa dạng, phong phú và đáp ứng được phần lớn nhu cầu của hộ nông dân trong một số khâu dịch vụ đầu vào của sản xuất như dịch vụ thủy nông, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông,cung ứng giống, vật tư nông nghiệp và đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Điều tra tại các HTX DVNN cho thấy có tới 95,6% hộ nơng dân sử dụng dịch vụ thủy nông của HTX, 94% hộ nông dân sử dụng dịch vụ khuyến nông, gần 90% hộ nông dân sử dụng dịch vụ bảo vệ thực vật, gần 80% hộ nông dân sử dụng dịch vụ thú y, 86% hộ nông dân sử dụng dịch vụ cung ứng giống cây - con của HTX và trên 55% hộ nông dân sử dụng các dịch vụ từ làng nghề truyền thống của địa phương.
Hoạt động dịch vụ của các HTX DVNN phần lớn được tổ chức theo cách hình thành các đội, tổ dịch vụ chuyên trách cho từng khâu dịch vụ. Mức thu phí được tính trên cơ sở chi phí mà HTX phải trả (cho các công ty cung
cấp dịch vụ...) cộng với chi phí lao động trực tiếp và chi phí quản lý. Việc thu phí tính theo mức trên 1 đơn vị diện tích sử dụng dịch vụ (thu trên đầu sào), riêng dịch vụ điện thu phí theo chỉ số cơng tơ (tuy nhiên hiện nay, chỉ cịn lại một số ít HTX được phép kinh doanh dịch vụ điện).
Các dịch vụ của HTX được đa số hộ sử dụng đánh giá tốt cả về chất lượng và giá cả. Điều tra mới nhất cho thấy, có tới 90% hộ sử dụng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho rằng chất lượng dịch vụ của HTX bằng và tốt hơn dịch vụ của tư nhân, 62,3% cho rằng giá dịch vụ của HTX bằng hoặc thấp hơn của tư nhân.
Bộ máy quản lý của HTX DVNN đã được tổ chức gọn nhẹ hơn so với trước chuyển đổi.
2.4.1.2. Về mơ hình tổ chức của HTX:
Mơ hình tổ chức của HTX đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, trình độ cán bộ với các loại hình sau:
a) Phân loại theo tính chất xã viên:
- Mơ hình mỗi hộ nơng dân cử 1 người là xã viên HTX: Mơ hình này phù hợp với nhu cầu và tâm lý hiện nay của hộ nông dân vẫn có nhu cầu gắn bó với HTX nơng nghiệp do yếu tố lịch sử. Song việc phát huy động lực dân chủ trực tiếp bị hạn chế, nhất là ở các hợp tác xã quy mơ tồn xã.
- Mơ hình một số xã viên thành lập HTX: Trong số các HTX thành lập mới thì mơ hình HTX được tổ chức gọn nhẹ, năng động phát huy dân chủ trực tiếp, những người tham gia HTX đều thực sự có nhu cầu hợp tác và có góp vốn góp sức cho HTX, đã huy động vốn góp theo đúng điều lệ (thường từ vài trăm nghìn đến vài triệu động một xã viên). Tuy nhiên mô hình này chủ yếu là các hợp tác xã chuyên ngành làm ăn có hiệu quả, một số HTX đã tổ chức được nhiều khâu dịch vụ phục vụ xã viên và cộng đồng dân cư, mơ hình này
cần được tiếp tục tạo điều kiện để tiếp tục phát triển nhưng việc tổ chức quản lý dịch vụ với xã viên ngồi hợp tác xã cần có hợp đồng chặt chẽ.
- Mơ hình hợp tác xã tồn dân (bao gồm tồn bộ nông dân từ 18 tuổi trở lên ở các hộ là xã viên HTX): Tuy có đáp ứng yêu cầu về mặt tâm lý nhưng mơ hình này tổ chức cồng kềnh, hình thức như mơ hình HTX trước đây, gắn bó xã viên với hợp tác xã rất hạn chế, khơng phát huy được vai trị của kinh tế hợp tác, cần được điều chỉnh cho phù hợp.
b) Phân loại theo tư cách pháp nhân:
- HTX có tư cách pháp nhân như một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, mặc dù nội dung tổ chức hoạt động có tính đặc thù riêng. HTX đăng ký kinh doanh trong đó nội dung các ngành nghề rất quan trọng. HTX và hộ nông dân là hai chủ thể riêng biệt, có mối quan hệ trong kinh tế, nếu cần có hợp đồng cụ thể như các quan hệ kinh tế, dân sự của các chủ thể với nhau. Hộ gia đình của xã viên vừa là người tiêu thụ dịch vụ của HTX, xã viên lại là thành viên của HTX.
- Bộ máy tổ chức của HTX được tổ chức theo quy định của Luật HTX và điều lệ HTX nông nghiệp. Đại hội xã viên (đại hội đại biểu xã viên) bầu ra Chủ nhiệm, thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát. Ban quản trị cử Kế toán trưởng và bầu Phó chủ nhiệm. Bộ máy của HTX gọn nhẹ 3 - 5 người. Những HTX quy mơ lớn, địa bàn rộng có các đội trưởng đội xã viên ở các khu vực dân cư.
2.4.1.3. Về tài sản, vốn quỹ của HTX:
Bình qn 01 HTX DVNN có 838,2 triệu đồng. Trong đó: Tài sản cố định: 523,4 triệu đồng, tài sản lưu động: 314,8 triệu đồng. Vốn cố định hiện tại chủ yếu là cơng trình điện, thuỷ lợi, thủy lợi đã xuống cấp và lạc hậu, nhiều HTX không thu được khấu hao để tái tạo, nâng cấp tài sản cố định. Tài sản lưu động: nhiều HTX DVNN bị đọng sản phẩm trong dân nên khoảng 1/3 HTX hiện nay khơng có vốn lưu động hoặc có rất ít vốn để hoạt động.
Vốn quỹ của HTX DVNN chủ yếu hình thành từ HTX cũ chuyển sang và tích lũy qua hoạt động của các HTX DVNN; Các HTX chuyển đổi xã viên khơng góp vốn điều lệ mà quy từ vốn tích lũy thành vốn điều lệ; HTX DVNN mới thành lập xã viên có góp vốn điều lệ nhưng việc góp vốn khơng được tính tốn cụ thể để xác định vốn tối thiểu mà từng HTX, mỗi xã viên góp từ 1- 20 triệu đồng, quy mơ HTX từ 10- 50 xã viên, những HTX này khơng có vốn tích lũy nên vốn hoạt động ít, kinh doanh dịch vụ rất khó khăn.
Các khoản nợ chủ yếu HTX DVNN phải chịu, trong đó:
+ Nợ phải thu: chủ yếu là nợ từ trước khi chuyển đổi HTX (1997). Nợ
phải thu trước chuyển đổi thực chất chủ nợ thuộc cộng đồng dân cư do chính quyền địa phương (xã, thơn) là người đại diện. Nợ mới (sau chuyển đổi) đã phát sinh ở các HTX.
+ Nợ phải trả: Chủ nợ thuộc một số đối tượng trong đó khoản nợ chính
là HTX nợ nhà nước (ngân hàng, các doanh nghiệp của nhà nước,…).
Quan hệ phân phối trong HTX DVNN: Các HTX thu phí dịch vụ theo khối lượng và đơn giá sản phẩm dịch vụ. Sau khi trừ đi phí đầu vào, chi phí q trình tổ chức dịch vụ, trong đó trả cơng cho cán bộ, những người trực tiếp lao động trong các tổ đội chuyên, số còn lại là lãi được phân bổ cho các quỹ, vốn góp của xã viên.
2.4.1.4. Về hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ:
Mặc dù cịn gặp rất nhiều khó khăn nhưng HTX DVNN vẫn có vị trí, vai trị hết sức quan trọng giúp kinh tế hộ xã viên phát triển.
Nội dung hoạt động của các HTX DVNN tập trung chủ yếu vào các dịch vụ phục vụ hộ xã viên, các dịch vụ có tính cộng đồng cao, nếu để từng hộ làm thì khơng làm được, hoặc làm hiệu quả không cao như:
- Hướng dẫn, điều hành sản xuất, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nơng dân có 56% HTX làm.
- Thuỷ nơng: 90,3% HTX làm, dịch vụ điện: 81,5%, Bảo vệ thực vật: 76,7% , cung ứng giống cây trồng: 59,2%, làm đất: 20,4%, Thú y: 9,5%, tiêu thụ sản phẩm: 5,1%, tín dụng nội bộ: 1,8%,… Doanh thu bình quân năm 2008 là 750 triệu đồng/HTX. Số HTX có lãi chiếm 76%, hồ vốn: 15%, số HTX lỗ là 9%. Bình quân 1 HTX lãi 60,2 triệu đồng. Tuy nhiên, do việc nợ đọng sản phẩm, nhiều HTX tuy hoạch tốn có lãi nhưng bị xã viên chiếm dụng vốn nên khơng có vốn hoạt động. Những HTX quy mơ nhỏ, doanh thu thấp, lãi thấp rất khó khăn trong thực hiện các chính sách với cán bộ và xã viên HTX.
Nhiều dịch vụ nơng dân rất cần vai trị HTX như: Chế biến, tiêu thụ sản phẩm, việc làm, dịch vụ cho ngành chăn nuôi, môi trường …..các HTX chưa làm được.
Các HTX mới thành lập thường hoạt động chuyên một lĩnh vực như HTX chăn ni, HTX rau an tồn, HTX cây ăn quả, HTX thủy sản có 2 dạng: Dạng HTX của các trang trại liên kết lại chủ yếu làm dịch vụ thú y, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm, HTX này có ít và hoạt động có hiệu quả; Dạng HTX của một số hộ trồng rau, trồng cây ăn quả, tuy thành lập HTX nhưng mới hoạt động đơn giản chủ yếu trao đổi kỹ thuật và hợp tác một số dịch vụ đầu vào.
2.4.1.5. Về đội ngũ cán bộ quản lý HTX DVNN:
Cán bộ HTX DVNN trên địa bàn Hà Nội xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Có người là xã viên lâu năm, có người là cán bộ mất sức, về hưu hoặc dời bỏ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước vì những lý do khác nhau, có người là cán bộ chính trị, kỹ thuật, cơng nhâ, bộ đội, cơng an, xuất ngũ phục viên,... Một số có học vị kỹ sư, cử nhân, trung cấp, nhiều người có truyền thống gia đình, có tài tổ chức quản lý, có mối quan hệ rộng rãi với các cơ quan, đơn vị kinh tế Nhà nước,...
Qua công tác thực tế tại cơ quan, tác giả đã tiến hành một số bài phỏng vấn, điều tra đối với các HTX DVNN đã được tiếp cận. Theo số liệu phỏng
vấn hơn 200 chủ nhiệm HTX DVNN trên địa bàn Hà Nội cho biết về đội ngũ chủ nhiệm hiện nay:
- Độ tuổi:
+ Trên 60 tuổi: chiếm 32,4%; + Từ 51 - 60 tuổi: chiếm 28,4%; + Từ 40 – 50 tuổi: chiếm 26,5%; + Dưới 40 tuổi: chiếm 12,7%.
- Trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ:
+ Đại học: chiếm 16,6% (đa số là cán bộ Nhà nước về nghỉ, chuyển sang công tác tại HTX);
+ Trung cấp: chiếm 13,7%;
+ Sơ cấp: chiếm 69,7% (chủ yếu điều hành bằng kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong khu vực kinh tế tập thể, HTX,...).
Trong tổng số cán bộ chủ chốt của các HTX DVNN được phỏng vấn ở trên thì có tới 60% các đồng chí chưa có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường, trên 40% chưa có kiến thức về tài chính - kế tốn trong kinh doanh, 70% chưa biết lập dự án kinh doanh và đầu tư, 50% thiếu thông tin về môi trường kinh doanh và các điều kiện cần thiết để mở rộng thị trường.
2.4.2. Những kết quả đạt được:
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của các HTX DVNN trong việc củng cố tổ chức, quản lý và hoạt động đã đạt được một số kết quả, cụ thể là:
a, Các HTX DVNN cũ đã cơ bản chuyển đổi xong, giải thể các HTX hình thức, khơng cịn hoạt động, nhiều HTX DVNN mới được thành lập:
Những dịch vụ thiết yếu có tính cộng đồng cao, liên quan chặt chẽ tới sản xuất của hộ xã viên, nhiều HTX đã làm tốt như: Thuỷ lợi, khuyến nông, giống, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất, thời vụ, khắc phục hậu quả
thiên tai, lũ lụt, hạn hán, chống rét cho mạ,… nhiều HTX đã mở rộng nhiều lĩnh vực phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã viên và nhân dân trong vùng như nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn, tín dụng nội bộ, quản lý các cơng trình được Nhà nước giao, dịch vụ vui chơi giải chí, ăn uống,… Vì vậy HTX đã góp phần tích cực vào việc hồn thành mục tiêu phát triển nơng nghiệp của Thành phố.
b, Các HTX chuyển đổi đã dần khắc phục được tình trạng thua lỗ kéo dài và tính hình thức, khơng rõ ràng về xã viên và tài sản:
Các HTX DVNN đã có sự chuyển biến tích cực, bước đầu làm rõ xã viên, vốn góp, cơng nợ, rõ nhiệm vụ của các bộ phận trong HTX.
c, Ở mức độ khác nhau, HTX DVNN đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa và hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và hiệu quả kinh tế; phong trào xây dựng cánh đồng có thu hoạch đạt giá trị sản lượng cao và hộ nơng dân có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm được tiến hành ở các địa phương. Với mức độ khác nhau, song hầu hết các HTX DVNN là tổ chức tham mưu chính thực hiệ quy hoạch, phân vùng sản xuất trên địa bàn HTX. Thông qua hoạt động dịch vụ của HTX như hướng dẫn xã viên đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống cây - con mới có giá trị kinh tế cao; tổ chức tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y,... từ đó HTX đã thống nhất được kế hoạch sản xuất với xã viên,chỉ đạo hướng dẫn gieo trồng đúng thời vụ.
d, Nhiều HTX DVNN đã tham gia cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã viên. Một số HTX DVNN đã tổ chức được các hoạt động dịch vụ mới ngoài các
dịch vụ truyền thống như dịch vụ môi trường, dịch vụ nước sinh hoạt, dịch vụ quản lý chợ,...
Trên cơ sở phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố các HTX đã tổ chức cho các hộ xã viên thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao; 65 HTX phát triển sản xuất theo hướng chuyên ngành như chăn nuôi, cây ăn quả, thuỷ sản, rau an toàn, sản xuất giống...; các HTX đã tổ chức hiệu quả việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, nhiều HTX đã mở rộng quy mô đầu tư phát triển sơ, chế biến nông sản như HTX nông nghiệp Đơng Dư, HTX dịch vụ tổng hợp Lĩnh Nam…đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và lao động nông nghiệp.
e, Đã thành lập nhiều mơ hình hợp tác mới như HTX chuyên ngành, liên hiệp HTX, liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác:
Hoạt động của các HTX đã mở rộng các hình thức liên kết hợp tác, đến nay đã có 24 HTX thực hiện hiệu quả liên kết đầu tư phát triển sản xuất như HTX Cổ Đông với trên 150 xã viên thu nhập từ chăn nuôi đạt 250 tỷ đồng, HTX chăn nuôi Mỹ Hà doanh thu 72 tỷ đồng, lãi từ 15- 20%... Thông qua hoạt động liên kết, các HTX đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng, thuỷ lợi... chuyển giao giống, công nghệ mới vào sản xuất theo quy mơ tập trung, đã cho sản lượng hàng hố lớn như: HTX nông nghiệp Liệp Tuyết đã mở rộng quy mô sản xuất giống lúa nguyên chủng trên 50 ha, đạt sản lượng trên 360 tấn giống lúa nguyên chủng đạt doanh thu gần 1,8 tỷ; HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Phú cũng đã quy hoạch vùng sản xuất giống lúa nguyên chủng trên 30 ha cho sản lượng trên 300 tấn giống, đạt doanh thu trên 1,2 tỷ đồng; trên cơ sở đó đã tạo mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
đầu tư vào sản xuất nông nghiệp như HTX nông nghiệp Văn Đức đã quy hoạch 50 ha sản xuất rau an toàn và đã được doanh nghiệp đầu tư xây dựng xưởng sơ chế tại chỗ… HTX Đan Phượng (huyện Đan Phượng) năm 2010 đạt doanh thu trên 6 tỷ đồng, tăng 31,83% so với năm 2009, tính đến hết tháng