Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNN&PTNT CN tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình dương khóa luận tốt nghiệp 434 (Trang 67 - 72)

- CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNN&PTNT CN tỉnh Bình

Dương giai đoạn 2015-2019

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong các năm qua, hoạt động của NH tuy gặp một vài khó khăn do tác động của

mơi trường kinh tế, tuy nhiên do bám sát vào sự chỉ đạo của NHNN&PTNT thành phố cùng với sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu, năng động và sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên nên NHNN&PTNT - CN tỉnh Bình Dương đã đảm bảo được hoạt động kinh doanh khá ổn định, có phát triển và có hiệu quả.

DSCV tăng trưởng qua các năm tuy cịn khá ít, chủ yếu là vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu của KH là cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ.

Dư nợ TD cũng tăng trưởng khá đều qua các năm, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm

tỷ trọng lớn. Đây là kết quả tốt mà NH đã đạt được cho thấy uy tín và quan hệ của NH ngày một được mở rộng. Việc này giúp NH tránh được nhiều rủi ro về tính thanh

khoản, lãi suất,...

Tỷ lệ thu lãi ổn định, tăng dần qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ thu lãi đạt 95,1%, đến 2016 đạt 95,4% và 2017 đạt 96,5%. Tỷ lệ này vào năm 2018 là 96,8% và đạt 97,2% ở 2019. Như vậy chứng tỏ việc đôn đốc, thu hồi lãi và thực hiện kế hoạch doanh thu của NH từ việc cho vay được thực hiện tốt.

Vịng quay vốn tín dụng của CN cũng tương đối khả quan. Năm 2015 là 1,21 vòng/năm, năm 2016 là 1,26 vòng/năm. Đến 2017 đạt 1,28 vòng/năm, qua 2018 đạt 1,34 vòng/năm. Cuối cùng đến 2019 là 1,37 vịng/năm. Vịng quay vốn tín dụng càng

nhanh chứng tỏ NH hoạt động càng hiệu quả và đầu tư ngày càng thêm an tồn. Trong cơng tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, xét duyệt cho vay tại CN đã thực hiện

thêm nhanh chóng, gọn nhẹ, chính xác, tạo cho cán bộ TD thêm nhiều thời gian tiếp xúc với KH và tạo tâm lý thoải mái, sự tin tưởng ở KH.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Tuy dư nợ TD có tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ TD qua các năm

lại có dấu hiệu sụt giảm nhanh chóng, nếu tăng lại thì cũng chỉ tăng khá ít ỏi. Ở một khía cạnh nào đó, đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, đứng về phía NH thì mục tiêu hồn thành chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ TD lại gặp khó khăn. Vì tình hình sản xuất kinh doanh của phần lớn hộ sản xuất cùng với DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ đang ở mức bình thường, thậm chí một số ngành đang phải đối diện với khó khăn.

Sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay, mặc dù nguồn vốn huy động cao nhưng dư nợ cho vay lại không cao. Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động của NH trong 5 năm 2015-2019 ln <100% và có xu hướng giảm dần. Kết quả này cho thấy tại NH, hoạt động cho vay của CN chưa phát huy được hiệu quả mặc dù NH đã tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động. Đồng thời cho thấy NH chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, gây nên lãng phí. Để hạn chế vấn đề này NH nên đa dạng hoá về đối tượng cho vay, thực hiện Marketing trong NH,.. để tìm kiếm các KH mới. Sự mất cân đối về kỳ hạn: Nguồn vốn ngắn hạn của CN đã đáp ứng đủ nhu cầu vay ngắn hạn và có sự dư thừa. Việc dư thừa nguồn vốn gây lãng phí và khơng đem lại hiệu quả cao cho CN do vẫn phải trả lãi cho lượng vốn dư thừa mà không thu lãi được thơng qua cho vay. Bên cạnh đó, huy động vốn trung - dài hạn của CN không đủ để đáp ứng nhu cầu vay trung - dài hạn, ln trong tình trạng thiếu hụt khiến CN dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn. Điều này hết sức khơng an tồn, tạo nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về thanh khoản mà NH không thể chủ động được.

Tỷ lệ nợ xấu tương đối cao, dao động từ 2,27% đến 2,52%. Mặc dù không vượt quá 3% theo quy định của NN nhưng cũng là cao so với một số CN trên địa bàn. Điều

này cho thấy việc quản trị rủi ro, siết chặt quy trình thẩm định, tăng cường kiểm tra, kiểm sốt các khoản vay cũng như đơn đốc thu nợ của NH chưa được tốt. NH cần

Agribank Bình Dương nằm trên vị trí có nhiều hệ thống CN các NH khác nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về thị phần. Doanh số cho vay lại bị giới hạn bởi hạn mức TD hay phải phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn huy động được. Chưa kể, CN còn chưa tiếp cận được nhiều với các khoản vay lớn và đối tượng KH chủ yếu vẫn là KH truyền thống, đặc biệt khả năng tiếp cận với các khoản vay của các dự án lớn vẫn

còn thấp.

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, các ngun nhân từ phía mơi trường kinh tế vĩ mơ. Dự báo tăng

trưởng

kinh tế sẽ tiếp tục ở dưới mức tiềm năng do phải đối mặt với các vấn đề về cơ cấu liên quan đến các DN, Nhà nước, lĩnh vực NH, thu ngân sách giảm,... mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đang từng ngày được cải thiện. Kinh tế VN hiện nay đang phụ thuộc khá lớn vào sự biến động của kinh tế thế giới, bên cạnh đó NHNN cịn thi hành

các chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm đi áp lực của các đợt lạm phát khiến cho hoạt động của NH bị hạn chế đi ít nhiều. Chưa kể trên nơi hoạt động của CN có rất nhiều NHTM cũng kinh doanh tiền tệ, TD và dịch vụ NH nên ln có một sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển.

Thứ hai, các ngun nhân từ phía mơi trường pháp lý. Còn nhiều vướng mắc ở

sự chồng chéo giữa quy định của các luật, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật còn chưa được nhanh mặc dù các luật, văn bản dưới luật chi phối hoạt động

NH đã được sửa đổi, bổ sung để ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng. Hầu như các báo cáo tài

chính mà KH cung cấp cho NH khơng được bảo đảm về tính minh bạch thông tin. Hệ

NH tiến hành cho vay do quy mơ vốn tự có nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của KH.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về điều kiện vay vốn, là việc đảm bảo tiền vay, đây là một trong những

nguyên nhân chính ngăn cản việc các thành phần kinh tế vay vốn NH. Máy móc, thiết

bị, quyền sử dụng đất,... là tài sản đảm bảo nên việc định giá có thể gặp trở ngại. Khả

năng vay vốn của NH sẽ ảnh hưởng nếu như định giá quá thấp, nhưng nếu định giá cao thì lại tiềm ẩn nhiều mặt về rủi ro cho NH.

Thứ hai, về công tác thu thập thông tin. Công tác này chủ yếu phải dựa vào KH

cung cấp và những thông tin NH thu thập được từ bên ngồi. Những thơng tin mà KH

cung cấp cho NH thường là các báo cáo tài chính, có thể cịn có mặt chưa chính xác, phản ánh khơng đúng về tiềm lực tài chính của KH. Chưa kể những thơng tin NH thu

thập được cịn chưa được mở rộng đa dạng để có thể xác nhận nhanh và chính xác. Cho nên, việc đánh giá hiệu quả của dự án cũng như khả năng của KH sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thu thập thông tin khơng tốt.

Thứ ba, về chính sách đãi ngộ đối với nhân viên của CN còn chưa thực sự thoả đáng và phân bổ đồng đều. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng tác động trực

tiếp đến hiệu quả hoạt động của CN nói chung và hiệu quả HĐTD nói riêng. Vì thế, để nâng cao hiệu quả HĐTD thì CN cần tạo ra những chính sách tuyển dụng, sử dụng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả hoạt động của Agribank CN Bình Dương giai đoạn 2015 - 2019, chương 2 của luận văn đã chỉ rõ và phân tích cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của CN, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động TD, các hoạt động dịch vụ khác và kết quả về hoạt động của Agribank Bình Dương. Nhìn chung hoạt động huy động vốn và hoạt động TD đều đạt được kết quả khá khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định. Tuy nhiên, hoạt động TD xét về quy mô vẫn chưa thể tận dụng hết các lợi thế về nguồn vốn huy động dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn chưa được cao.

Về thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank CN tỉnh Bình Dương, nội

dung chương này đã đi sâu để phân tích thực trạng TD về quy mơ, cơ cấu TD và thơng q các chỉ tiêu từ đó đánh giá cụ thể hiệu quả HĐTD, rút ra những kết quả đạt

được, những mặt còn tồn tại cùng với ngun nhân của những tồn tại đó. Nhìn chung,

hiệu quả HĐTD tại Agribank Bình Dương chưa thực sự tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu còn khá cao, cơ cấu cho vay còn chưa hợp lý và việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an tồn trong cho vay chưa thực sự có hiệu quả. Đây là những vấn đề tồn tại cần phải khắc phục, nội dung chương đã đưa ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để luận

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình dương khóa luận tốt nghiệp 434 (Trang 67 - 72)