(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của TPBank 2015 - 2018)
Dư nợ cho vay DAĐT tăng mạnh so từ năm 2015 cho đến năm 2018 vì vậy dẫn đến lợi nhuận có được tăng rất đáng kể. Mức cho vay DAĐT năm 2018 tăng gần 4 lần so với năm 2015, cũng một phần chứng tỏ công tác chọn lọc phê duyệt có chất lượng tốt khi các dự án mang lại rất nhiều hiệu quả. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đã thể hiện được hiệu quả công tác cho vay DAĐT, hầu như đều ở trên mức 2%, cao nhất là năm 2018 với 2.53% và thấp nhất là năm 2016 với 1.61%. Tỷ suất lợi nhuận năm 2016 giảm so với năm 2015 vì tốc độ tăng của dư nợ cho vay DAĐT lớn hớn tốc độ tăng của chỉ tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, để thấy rõ nhất hiệu quả cơng tác đầu tư thì chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận DAĐT đã thể hiện được đa phần, khi mà tỷ lệ lợi nhuận năm 2016 đạt mức 57.05%, các năm còn lại cũng ở mức tương đối lớn với năm thấp nhất vẫn là 43.10% tại năm 2016. Lợi nhuận từ cho vay DAĐT chiếm tỷ trọng gần 60% lợi nhuận từ cả mảng tín dụng, đây là mức tỷ trọng có thể nói là rất cao.
Và như vậy, thông qua hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận DAĐT có thể đánh giá được chất lượng thẩm định DAĐT và chất lượng thẩm định tài chính DAĐT nói riêng tại TPBank. Các chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng công tác thẩm định là càng cao. Như đã tổng hợp phân tích, hai chỉ tiêu này đã tăng trong suốt giai đoạn 2015 - 2018, đây là dấu hiệu tích cực phản ánh hiệu quả cơng tác tín dụng, trong đó có thẩm định tín dụng của TPBank.
2.2.4. Thẩm định dự án cụ thể tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Em đã xem xét một DAĐT cụ thể tại TPBank để có những đánh giá thực tế nhất về chất lượng thẩm định tài chính DAĐT của TPBank. Đó là dự án Khu thương mại dịch
vụ và chung cư cao tầng. Dự án này thuộc lĩnh vực xây dựng đã được phê duyệt cho
vay vào năm 2017, được thẩm định tại TPBank chi nhánh Thanh Xuân, và TPBank trung ương tái thẩm định. Đây là dự án vẫn đang trong thời hạn vay. Thời hạn vay của dự án này là 3 năm (2017-2020).
0 Chi tiết trong phụ lục 1
Thơng nghiên cứu và phân tích, em nhận thấy được những điểm đạt được và hạn chế của chất lượng thẩm định DAĐT nói chung và chất lượng thẩm định tài chính DAĐT nói riêng như sau:
a. Những mặt đạt được
* Chất lượng thẩm định DAĐT
Nội dung thẩm định: các nội dung thẩm định một DAĐT đều đã được các CBTĐ
thực hiện tương đối đầy đủ thể hiện trên tờ trình thẩm định, bao gồm trên 5 phương diện: pháp lý, tài chính, năng lực, tài sản và phương án kinh doanh của chủ đầu tư.
Phương pháp thẩm định: CBTĐ đã kết hợp nhiều phương pháp như:
- Phương pháp thẩm định theo trình tự: dự án được thẩm định từ tổng quan đến chi tiết. Trước tiên là xem xét các nội dung cơ bản thể hiện đầy đủ tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án. Tiếp theo là tiến hành thẩm định từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích tính hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự án. - Phương pháp phân tích, so sánh: các chỉ tiêu về tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu
chuẩn về cấp cơng trình kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của dự án với các quy định của Nhà nước. Trong dự án này, CBTĐ đã đối chi phí, đơn giá, suất đầu tư,.. .đều năm trong quy chế của Bộ Xây Dựng (Suất đầu tư tầng nổi của dự án 8.99 triệu/m2; Chi phí Quản lý dự án tương đương 1.276% Tổng Chi phí xây dựng + Chi phí thiết bị; Chi phí dự phịng tương đương 5% Tồng mức đầu tư; Dự án xây 03 tầng hầm à hệ số xây dựng nhân 1.15 ). Bên cạnh đó, CBTĐ cịn tiến hành so sánh tiêu chuẩn đối với các sản phẩm cạnh trạnh trực tiếp với dự án, ví dụ như việc CBTĐ đã đi khảo sát và đánh giá chất lượng cơng
trình tương đương với Timecity, tuy nhiên thiết kế căn hộ nhìn chung sẽ thống hơn - khắc phục được một số nhược điểm của Timecity.
- Phương pháp dự báo: Cụ thể là việc CBTĐ đã phân tích dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, thấy rằng khi dự án xây dựng tuyến đường này đi vào thực hiện thì việc giải phóng mặt bằng sẽ giúp mở rộng một mặt tiếp giáp của dự án thẩm định là ngõ 624 Minh Khai, có tác động rất tích cực đến lợi thế cạnh tranh trong trong lĩnh vực nói riêng và tồn ngành bất động sản nói chung.
* Chất lượng thẩm định tài chính DAĐT
Nội dung thẩm định: Báo cáo thẩm định đã thể hiện tương đối đầy đủ các nội dung
thẩm định tài chính DAĐT bao gồm: tổng mức vốn đầu tư dự án, thẩm định dòng tiền của dự án, tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
Phương pháp thẩm định: CBTĐ đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để giúp
nâng cao hiệu quả công tác thẩm định:
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: CBTĐ đã đối chiếu các chỉ tiêu tài chính: ROA, ROE, khả năng thanh tốn nhanh và thanh tốn hồn thiện, địn cân nợ, ,.. với mức bình quân ngành.
- Phương pháp triệt tiêu rủi ro: CBTĐ đã áp dụng biện pháp thế chấp tài sản và bảo lãnh thực hiện hợp đồng để phân tán rủi ro. Trong đó TSBĐ là quyền sử dụng đất của dự án tại ngõ 622 Minh Khai, diện tích 4.584,8m2 và tồn bộ dự án đầu tư xây dựng: Khu thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng - Tại ngõ 622 Minh Khai.
b. Những hạn chế
Nhưng mặt hạn chế này tồn tại ở cả cơng tác thẩm định DAĐT nói chung và cơng tác thẩm định tài chính DAĐT nói riêng:
Nội dung thẩm định: Việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư và thẩm định dòng tiền
của dự án còn sơ sài. Thẩm định tài chính chỉ mới phân tích dựa trên các số liệu lịch sử rồi đưa ra kết luận; Việc đưa ra những phân tích, định hướng, đánh giá cho lĩnh vực trong tương lai vẫn còn sơ sài. CBTĐ đánh giá cịn khá lạc quan về tồn bộ các mặt của dự án: thực trạng tài chính của khách hàng ổn định, thanh khoản tốt, chất lượng tài sản nguồn
vốn tốt, tăng trưởng thị trường ổn định, việc thực hiện triển khai dự án là hợp lý, kế hoạch thu hồi vốn là khả thi, có niềm tin lớn vào đầu ra của dự án khi các phân tích đưa ra là khơng có hàng tồn kho giai đoạn này, vì vậy mà chưa có nhiều đánh giá về rủi ro hay các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Phương pháp thẩm định: CBTĐ chưa tiến hành phân tích độ nhạy và phân tích
giảm thiểu rủi ro của dự án. Phuong pháp phân tích độ nhạy là rất quan trọng, dùng để kiếm tra tính chắc chắn về hiệu quả tài chính của dự án. Trên thực tế, đa số các NHTM cũng đều bỏ qua phưong pháp này. Về phưong pháp phân tích giảm thiểu rủi ro, vì khơng tiến hành phân tích nên nhiều phương pháp thẩm định quan trọng cũng bị bỏ qua như: phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu, phương pháp phân tích độ lệch chuẩn, phương pháp mơ phỏng tình huống,.... Nhìn chung thì đấy đều là các mặt hạn chế lớn không chỉ riêng TPBank mà của nhiều NHTM khác cần phải khắc phục trong công tác thẩm định tài chính DAĐT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã cho thấy cái nhìn tổng quan nhất về Ngân hàng TMCP Tiên Phong với lịch sử hình thành phát triển, tình hình HĐKD và cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, em cũng đã lập và đánh giá về các bảng số liệu tổng hợp của chỉ tiêu định lượng thể hiện chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại TPBank. Để thấy rõ thực trạng của TPBank trong đề tài nghiên cứu thì em cũng đưa ra một ví dụ cụ thể và có những đánh giá về các mặt được cũng như chưa được trong công tác thẩm định. Trong chương 3 sẽ đi vào phân tích rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính DAĐT của Tiên Phong.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
Thơng qua nghiên cứu và kế thừa các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước ở chương 1, cũng như việc đã chỉ ra và phân tích những nhân tố ảnh hưởng thì em đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu. Chất lượng thẩm định tài chính DAĐT bị ảnh hưởng bởi cả các nhân tố chủ quan và khách quan, trong nghiên cứu này, em sẽ tập trung vào các nhân tố có tác động chú yếu là 7 nhân tố chủ quan.
Bên cạnh đó, ngồi những thể hiện về mặt chun mơn đạo đức thì các thơng tin của CBTĐ cũng đóng vai trị nhất định đến hiệu quả việc thẩm định. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu, em cũng sẽ tiến hành phân tích làm rõ tác động của các thơng tin sau đây đến chất lượng thẩm định: giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, tuổi, số năm kinh nghiệm, số lượng CBTĐ và thời gian thẩm định.
Sơ đồ 3.1. Mơ hình nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra thơng qua mơ hình trên: H1: Nguồn thơng tin ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng thẩm định. H2: Cơng tác thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng thẩm định H3: Quy trình thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng thẩm định H4: Chỉ tiêu thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng thẩm định H5: Phương pháp thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng thẩm định H6: Phương tiện thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng thẩm định H7: Cán bộ thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng thẩm định
3.2. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu
3.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Trên cơ sở khảo sát 100 cán bộ quản lý tại TPBank về hiệu quả công tác thẩm định, thông tin nhân khẩu học của CBTĐ, thời gian và số lượng CBTĐ thẩm định dự án thông qua bảng hỏi bằng cách thức điền phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp qua mail thì sẽ tiến hành thu thập lại các phiếu hỏi này. Sau đó sẽ kiểm tra và chọn lọc, những phiếu chưa đạt yêu cầu như thiếu thông tin hoặc sai thông tin sẽ liên hệ lại và xin ý kiến. Kết quả tổng hợp lại số phiếu thu đúng bằng số phiếu đem đi khảo sát, 100 phiếu hỏi đạt yêu cầu từ 100 cán bộ quản lý.
3.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Tiến hành liên hệ tới các khối Tài chính, khối Quản trị rủi ro, khối Tín dụng, khối Kinh doanh, khối Hỗ trợ vận hành, các Chi nhánh/ Trung tâm kinh doanh/ Đơn vị kinh doanh,... của TPBank để thu thập các dữ liệu liên quan đến các Báo cáo kết quả HĐKD của Ngân hàng, kết quả cơng tác tín dụng và một số dữ liệu liên quan khác trong giai đoạn từ 2015 - 2018.
3.3. Quy trình nghiên cứu
3.3.1. Xây dựng thang đo
Em đã đưa vào bài nghiên cứu thang đo Likert 5 bậc để đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả cơng tác thẩm định tài chính DAĐT:
Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý/ Rất cao
Bậc 4: Đồng ý/ Cao
Bậc 3: Khơng ý kiến/ Bình thường Bậc 2: Khơng đồng ý/ Thấp
Bậc 1: Hồn tồn khơng đồng ý/ Rất thấp
Với thông tin nhân khẩu học sẽ được kết hợp sử dụng thang đo định danh.
Đối với số liệu khảo sát được cho yếu tố số năm kinh nghiệm của CBTĐ sẽ được tổng hợp thành 3 nhóm như sau để thuận lợi hơn cho quá trình phân tích :
1: CBTĐ có 1-3 năm kinh nghiệm
2: CBTĐ có 4-6 năm kinh nghiệm
3: CBTĐ có trên 6 năm kinh nghiệm
Đối với số liệu khảo sát được cho yếu tố số lượng CBTĐ trong một dự án cũng sẽ
được tổng hợp qua 3 nhóm:
1: Có 1-2 CBTĐ
2: Có 3-4 CBTĐ
3: Có 4-5 CBTĐ
3.3.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng cho đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý. Để xây dựng dược bảng hỏi cần theo một quy trình như sau:
- Xác định dữ liệu mục tiêu: cụ thể là việc đánh giá đo lường các yếu tố tác động đến chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại TPbank.
- Xác định cách thức phỏng vấn: ở bài nghiên cứu này, em sẽ phỏng vấn bằng thư điện tử và phỏng vấn trực tiếp thông qua việc đối tượng khảo sát sẽ nhận qua email hoặc được phát trực tiếp phiếu khảo sát.
- Định dạng câu hỏi: sử dụng thang đo 5 bậc Likert, người phỏng vấn sẽ đọc nội dung và tích vào ơ thang đo phù hợp. Bên cạnh đó sẽ kết hợp với thang đo định danh với đối tượng là CBTĐ để thu thập dữ liệu về thông tin nhân khẩu học.
- Trình bày bảng hỏi: được trình bày trên khổ giấy A4, sẽ được in ra để làm công cụ cho các đối tượng khảo sát đánh giá hoặc sẽ được gửi đính kèm qua email cho những đối tượng khơng thể phỏng vấn trực tiếp.
Bảng hỏi này sẽ dùng để khảo sát trên quy mô 100 cán bộ quản lý. Ket quả sau khi được thu thập lại sẽ tiến hành tổng hợp và phân chia dữ liệu, tiếp đó là phân tích chun sâu cũng nhưu sử dụng các phương pháp kiểm định dữ liệu, giả thuyết nghiên cứu.
Nội dung bảng hỏi gồm 4 phần: Phần 1 là các câu hỏi để đánh giá biểu hiện của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định; Phần 2 là câu hỏi đánh giá về chất lượng thẩm định; Phần 3 là thu thập những thơng tin cá nhân như: tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, thu nhập,... và thông tin về số lượng, thời gian thẩm định dự án; Và phần 4 là ý kiến đóng góp của đối tượng đánh giá.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thống kê mô tả và thống kê suy luận
Thống kê mô tả là phưong pháp tiến hành thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau thơng qua các chỉ tiêu như: giá trị trung bình, tỷ lệ, tần số, độ lệch chuẩn,.để mô tả tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Thống kê suy luận là việc sử dụng các phưong pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sơ thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.
3.4.2. Kiểm định thang đo
Trong việc nghiên cứu định lượng, việc đo lường cac nhân tố là rất khó khan, phức tạp, không thể chỉ dùng một câu hỏi quan sát đo lường mà phải dùng nhiều câu hỏi quan sát, nói cách khác là sử dụng các thang đo chi tiết hon. Tuy nhiên, không phải việc đưa ra thang đo để đo lường cho các nhân tố đều là hợp lý, vì vậy cần phải kiểm tra mức độ phù hợp của các biến quan sát với thang đo. Sử dụng phương pháp hệ số Cronbach’s alpha để kiểm định đọ tin cậy của thang đo.
Hệ số Cronbach’s Alpha sẽ kiểm định xem các biến quan sát có cùng được đo lường cho một khái niệm hay không. Biến quan sát ở đây là các câu hỏi trong bảng hỏi điều tra. Và qua phân tích của nhiều nhà nghiên cứu được tổng hợp lại thì giá trị hệ số Cronback’s Alpha được chia thành 3 mức (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24): - Từ 0.8 đến gần bằng 1 thì thang đo lường là rất tốt
- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 thì thang đo lường sử dụng tốt - Từ 0.6 trở lên thì thang đo lường sử dụng được
Bên cạnh đó ta cũng cần chú ý đến hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation. Nếu hệ số này ≥ 0.3 thì biến đó đạt u cầu. Nếu hệ số này ≤ 0.3 thì sẽ phải loại bỏ biến đó ra khỏi thang đo.