1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư phát triển tại Ngân
1.2.2.1 Nhân tố chủ quan
*Thông tin phục vụ công tác thẩm định.
Thông tin là cơ sở cho phân tích, đánh giá, là nguồn dữ liệu đầu của thẩm định tài chính dự án.Muốn có kết quả thẩm định chính xác cao độ, thì phải có được thơng tin đầy đủ, chính xác trên nhiều góc độ khác nhau.
Trong quá trình thẩm định, để có được thơng tin cần thiết cho dự án, Ngân hàng có thể lấy từ thơng tin do khách hàng cung cấp hoặc từ nhiều nguồn khác nhau liên quan tới vấn đề cần đánh giá và tiến hành sắp sếp thông tin, sử dụng các phương pháp xử lý thơng tin một cách thích hợp theo nội dung của quy trình thẩm định. Các nguồn thơng tin cần phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời thì kết quả thẩm định mới phản ánh đúng hiệu quả thực sự của dự án. Nếu thơng tin thiếu, sai lệch, thì kết quả thẩm định tài chính sẽ bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến những quyết định tài trợ sai lầm.
*Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng.
Người làm cơng tác thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính nói riêng và chất lượng thẩm định dự án nói chung. Sai lầm của cán bộ thẩm định sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tài sản của Ngân hàng.
Thẩm định tài chính dự án là cơng việc hết sức phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ được các yếu tố: năng lực, kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức. Kiến thức là sự am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và sự hiểu biết về lĩnh vực liên quan như: hệ thống pháp luật về đầu tư, thuế, hiểu biết về thị trường, về sự phát triển của ngành, của nền kinh tế.. .Kinh nghiệm là những tích lũy trong hoạt động thực tiễn. Năng lực là khả năng nắm bắt và xử lý công việc trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có đạo đức nghề nghiệp. Nếu cán bộ khơng có phẩm chất đạo đức tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, làm mất uy tín của Ngân hàng, đưa ra những kết luận thiếu tính khách quan và trung thực, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Ngân hàng.
*Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định.
Trên cơ sở các thơng tin thu thập được thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính cũng rất quan trọng. Mỗi dự án có đặc trưng nhất định, khơng phải bất cứ dự án nào cũng có thể áp dụng tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định. Do đó, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thơng tin một cách có khoa học, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho cán bộ thẩm định phân tích, tính tốn hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác, dự báo được khả năng có thể xảy ra trong tương lai để tránh được các rủi ro.
*Khâu tổ chức thẩm định.
Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Ket quả thẩm định phụ thuộc nhiều vào khâu tổ chức thẩm định, sự phối hợp giữa các bộ phận trong cùng đơn vị. Tổ chức thẩm định tài chính một cách khoa học, chặt chẽ, quy định rõ trình tự và trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình thẩm định, phát huy được năng lực của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành hệ thống đồng bộ là điều kiện để thực hiện thẩm định tài chính dự án đạt chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời, Ngân hàng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định.
*Trang thiết bị và công nghệ thẩm định.
Trang thiết bị và công nghệ thẩm định mặc dù chỉ là phương tiện phục vụ cơng tác thẩm định nhưng nó có ảnh hưởng đến độ chính xác và thời gian thẩm định. Ngày nay, tại nhiều Ngân hàng thương mại, bằng việc trang bị các thiết bị, cơng nghệ thẩm định mới như máy tính, phần mềm... nên công tác thu thập, xử lý thông tin đã dễ dàng, chuẩn xác hơn, từ đó, các kết luận thẩm định được đưa ra cũng có độ tin cậy cao hơn.