- Sản lượng tiêu thụ của năm 2009 so với năm 2008 tăng 60,7% đã làm cho doanh thu tăng 25,1 tr.đ.
2.6. Kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy 1 Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy
2.6.1 Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy
Chi phí tiêu thụ là toàn bộ khoản tiền mà DN chi ra để phục vụ từ công đoạn sản xuất đến cơng tác tiêu thụ. Chi phí là chi tiêu làm giảm lợi nhuận của
chi phí thấp nhất. Nhưng để thực hiện điều này thì địi hỏi DN phải có chỉ đạo đúng đắn và có sự phối hợp giữa các khâu sản xuất kinh doanh trong DN.
Đối với Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn nên chi phí tiêu thụ cũng chính là tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Qua bảng 15 ta thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng tăng qua các năm. Năm 2008, tổng chi phí là 54645,18 tr.đ, năm 2009 là 85733,67 tr.đ, năm 2010 là 115457,63 tr.đ tăng so với năm 2009 là 34,67%. Tấc cả các loại chi phí đều có sự biến động cụ thể như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí này bao gồm chi phí thu mua
sắn ngun liệu, chi phí bao bì, chỉ khâu,… Đây ln là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 70% trong tổng cho phí chi mà nhà máy bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và qua các năm đều có xu hướng tăng mạnh, năm 2008 chi phí này là 42357,89 tr.đ, năm 2009 là 69564,80 tr.đ, năm 2010 tăng 26137,70 tr.đ so với năm 2009 hay tăng 37,57%. Nguyên nhân là từ năm 2008 đến năm 2010, nhà máy luôn tăng quy mô về sản xuất nên tăng cường thu mua nguyên liệu sắn đầu vào đồng thời các do giá điện, than, dầu,…tăng mạnh làm cho chi phí tăng lên.
Chi phí nhân cơng: chi phí này qua ba năm cũng biến động mạnh. Năm
2008, chi phí nhân cơng là 892,65 tr.đ, năm 2009 là 1172,32 tr.đ, đến năm 2010 là 1393,93 tr.đ, tăng so với năm 2009 là 501,28 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 42,76%. Nguyên nhân là do lạm phát tăng, đồng tiền mất giá nên giá thuê lao động và các khoản phụ cấp đều tăng, hơn nữa chất lượng, trình độ lao động cũng được nâng cao khiến cho mức tiền lương cho một lao động cũng tăng lên rất nhiều.
Chi phí sản xuất chung: chi phí này bao gồm các loại chi phí trong phân
xưởng sản xuất như chi phí cơng cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định,… Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng chi phí của nhà máy. Ta thấy năm 2008, chi phí sản xuất chung là 7164,09 tr.đ chiếm 13,11%, năm 2009 là 9118,51 tr.đ, năm 2010 tăng lên 2574,84 tr.đ tức là tăng 28,23% so với
năm 2009. Nguyên nhân là năm 2010 nhà máy đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị lắp đặt cho phân xưởng sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao công suất. Tuy nhiên, tỷ trọng của chi phí này trong cơ cấu đã giảm xuống, chứng tỏ nhà máy đã cố gắng giảm cơ cấu chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí để chi phí này ở mức thấp nhất có thể.
Chi phí tài chính: chi phí này chủ yếu khoản lãi mà nhà máy phải trả cho
nguồn vốn vay từ các cá nhân, tổ chức hay là chi phí vốn vay. Chi phí này năm 2008 là 2218,75 tr.đ, chiếm 4,06%, năm 2009 là 3519,87 tr.đ chiếm 4,10%, năm 2010 chi phí này là 1301,12 tr.đ. Nguyên nhân của vấn đề này là do cuộc khủng hoảng tài chính tác động làm tăng lãi suất của các ngân hàng khiến cho chi phí vốn vay của nhà máy tăng lên khá cao.
Chi phí bán hàng: qua 3 năm chi phí bán hàng có chiều hướng tăng lên vì
cơng tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy tăng lên với khối lượng tiêu thụ ngày càng nhiều và sản phẩm được chào bán cả trong nước và nước ngồi. Năm 2008 chi phí này là 284,50 tr.đ, năm 2009 tăng 111,10 tr.đ tức là tăng 39,05% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên 201,33tr.đ tức là tăng 50,89% so với năm 2009. Ngun nhân chi phí này tăng mạnh là vì nhà máy tăng chi phi marketing sản phẩm nhằm tìm kiếm bạn hàng trên thị trường để tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn. Do đó chi phí này tăng lên là điều dễ hiểu.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2008, nhà máy bỏ ra 1676,43 tr.đ cho
công tác quản lý, sang năm 2009 tăng lên 215,77 tr.đ. Tới năm 2010 chi phí là 1958,82 tr.đ, tăng 282,39 tr.đ tức là tăng 14,92% so với năm 2009. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu đi công tác vùng nguyên liệu của cán bộ nông vụ, họp, hội nghị tăng lên đồng thời để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và nâng cao công tác quản lý.
Bảng 15: Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm ĐVT: Tr.đ Chi phí 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- GT % +/- GT % CP NVL trực tiếp 42357,89 77,51 69564,80 81,15 95702,20 82,89 27206,91 64,23 26137,40 37,57 CP nhân công 892,65 1,64 1172,32 1,37 1393,93 1,20 279,67 31,33 501,28 42,76 CP SX chung 7164,09 13,11 9118,51 10,63 9738,93 8,44 1954,42 27,28 2574,84 28,23 CP tài chính 2218,75 4,06 3519,87 4,10 6057,55 5,25 1301,12 58,64 3838,80 109,1 CP bán hàng 284,50 0,52 395,60 0,46 485,83 0,42 111,10 39,05 201,33 50,89 CP QLDN 1676,43 3,07 1892,20 2,21 1958,82 1,70 215,77 12,87 282,39 14,92 CP khác 50,87 0,09 70,37 0,08 120,37 0,10 19,50 38,33 69,50 98,76 Tổng chi phí 54645,18 100 85733,67 100 115457,6 3 100 31088,49 56,89 29723,96 34,67
Bên cạnh các khoản chi phí trên thì các khoản chi phí khác cũng tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không lớn lắm, do nhà máy đã cắt giảm các khoản chi phí khơng cần thiết.
Như vậy, qua ba năm tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn biến động mạnh, điều này là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để có thể phù hợp với thị trường, tối thiểu hóa chi phí thì nhà máy cần tính tốn, tiết kiệm hết sức các khoản chi phí trong sản xuất và kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh của mình.