Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định (Trang 26 - 33)

1.2 .Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại

1.3. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.2.1. Tốc độ tăng trƣởng quy mô vốn

Quy mô vốn huy động thể hiện ở số vốn ngân hàng huy động được trong một khoảng thời gian nhất định, có tính lũy kế, nó có ảnh hưởng quyết định đến quy mô sử dụng vốn cũng như việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng không thể đạt hiệu quả huy động vốn cao nếu không huy động được đủ vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như huy động vượt quá khả năng cho vay, đầu tư của mình.

Tăng trưởng quy mơ vốn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Nhưng việc mở rộng chỉ thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động có một tốt độ tăng trưởng ổn định. Nếu quy mô vốn hiện tại lớn nhưng ngân hàng khơng kiểm sốt, dự đốn được xu hướng biến động của dịng tiền vào, rút ra trong giai đoạn tiếp theo thì rất khó khăn trong việc quyết định cho vay và đầu tư và mất đi sự chủ động của mình.

1.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Việc tính tốn cơ cấu từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của NHTM giúp ngân hàng đánh giá được sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy động với cơ cấu sử dụng vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn phản ánh tỷ trọng các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. NHTM hoạt động có hiệu quả khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý.

Ta sử dụng cơng thức tính tỷ trọng từng loại nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM để xác định cơ cấu từng nguồn vốn huy động của NHTM. Về mặt cơng thức thì:

Số dư nguồn vốn thứ i Tỷ trọng nguồn vốn thứ i = x 100% Tổng nguồn vốn huy động

Quy mơ, cơ cấu của vốn có ảnh hưởng lớn đến sự an tồn hoạt động của ngân hàng. Sự khơng phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn, loại tiền và độ nhạy cảm với lãi suất cùng với việc ngân hàng thường tìm cách khai thác và sử dụng tối đa số vốn đã huy động được dẫn các ngân hàng đến các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất hay rủi ro nguồn vốn (thừa hoặc thiếu vốn). Do đó, ngồi việc quản lý quy mơ và cơ cấu vốn huy động, các ngân hàng cần phải cân nhắc đến các chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Việc xem xét các chỉ tiêu trên được thực hiện trong mối quan hệ tổng hòa và sự phù hợp với tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sử dụng vốn.

1.3.2.3. Chi phí huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

- Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện qui mơ, thời hạn, tính ổn định. Theo ngun lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phương diện chi phí.

- Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổn định thấp ngược lại các nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí cao hơn nhưng lại ổn định hơn. Để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, các ngân hàng phải tính tốn, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn vốn để từ đó có sách lược huy động vốn phù hợp nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh đồng thời đảm bảo tài sản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn mà khơng ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn.

Chi phí huy động vốn của các ngân hàng bao gồm hai khoản mục chính: chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay) và chi phí phi lãi (chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm, chi phí dự phịng...). Trong đó chi phí trả lãi là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của NHTM do tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của NHTM.

Mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi từ đó ảnh hưởng đến thu nhập lãi rịng do đó quản lý lãi suất của các khoản nợ luôn là bộ phận quan trọng trong quản lý chi phí của ngân hàng.

Lãi suất thực tế mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn tùy thuộc vào số lần trả lãi, thời điểm trả lãi (trả lãi ngay khi gửi hay trả lãi khi đến hạn) và lãi suất cố định hay thả nổi. Việc tính chi phí cho từng loại nguồn vốn huy động cụ thể giúp NHTM tìm kiếm được nguồn vốn nào rẻ hơn, biết được thu nhập từ tài sản tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn vốn tăng thêm khơng từ đó đưa ra quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và có các giải pháp huy động vốn thích hợp.

Nguồn vốn của ngân hàng không chỉ đa dạng về loại hình, đối tượng gửi mà các thành phần của nó có thời hạn rất khác nhau vì thế phản ứng với sự thay đổi lãi suất cũng khác nhau. Đó là Mức độ nhạy cảm của nguồn huy động với lãi suất.

Tiền gửi trên tài khoản giao dịch nhìn chung ít nhạy cảm với lãi suất hơn vì mục đích của khách hàng gửi tiền chủ yếu mua các dịch vụ của ngân hàng, không phải để hưởng lãi, nên họ đánh đổi thu nhập lấy tính lỏng trong tài sản của họ.

Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn có phản ứng mạnh nhất với mỗi sự thay đổi của lãi suất. Ngân hàng dựa vào phân tích độ nhạy cảm của từng nguồn (nhóm nguồn) với lãi suất cụ thể để ấn định hệ thống lãi suất phù hợp với từng giai đoạn. Với hệ thống lãi suất này các ngân hàng có thể tăng qui mơ huy động vốn trong cạnh tranh đồng thời điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kế hoạch kinh doanh của mình.

Chi phí huy động vốn có ảnh hưởng đến quyết định lãi suất cho vay của ngân hàng. Chi phí huy động vốn cao thì lãi suất cho vay cũng tăng lên để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nếu lãi suất cho vay quá cao, ngân hàng sẽ không cho vay được, vốn bị ứ đọng, hiệu quả huy động vốn giảm. Do đó ngân hàng phải xác định được mức chi phí huy động hợp lý đảm bảo vừa huy động được vốn, vừa cho vay để thu được lợi nhuận.

1.3.2.4. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Hoạt động của ngân hàng là không hiệu quả nếu không cân đối được việc huy động vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn nhiều mà không cho vay, đầu tư ra bên ngồi hết thì dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, chi phí bỏ ra nhiều trong mà khơng mang lại lợi nhuận gây lãng phí vỗn gây tổn thất cho ngân hàng. Ngược lại khi nhu cầu sử dụng vốn cao mà ngân hàng không huy động được vốn đáp ứng nhu cầu đó thì ngân hàng mất đi cơ hội kinh doanh, mất cơ hội tạo ra lợi nhuận đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng. Việc phân tích mối quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn sẽ giúp ngân hàng đánh giá được năng lực hoạt động và phối hợp của mình.

- Hệ số Q biểu thị mối quan hệ giữa vốn huy động và vốn cho vay:

Hệ số Q phản ánh mối quan hệ giữa lượng vốn được đưa vào sử dụng và lượng vốn tiết kiệm huy động được. Chỉ tiêu thể hiện khả năng xử lý nguồn vốn huy động đảm bảo khả năng lợi nhuận đồng thời bảo đảm nhu cầu thanh tốn. Các ngân hàng ln khuyến khích để hệ số Q đạt 100%. Việc đạt được con số này sẽ cho thấy kết quả hoạt dộng hết sức hiệu quả của ngân hàng, nguồn vốn huy động được sử dụng một cách triệt để, nhờ đó khả năng bù đắp chi phí huy động vốn có tính khả thi, đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM)

Doanh thu từ lãi – chi phí trả lãi NIM =

Tổng tài sản có sinh lời bình qn

Hệ số NIM có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất, bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi lãi suất. Để đạt mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ lãi suất cận biên cố định. Hệ số này giúp ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lợi của ngân hàng thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí huy động

thấp nhất. Hệ số NIM cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi suất thu từ hoạt động cho vay và đầu tư hoặc lãi suất thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động thì sẽ làm hệ số NIM bị thu hẹp, rủi ro lãi suất sẽ lớn, hiệu quả của hoạt động huy động vốn không đạt được kết quả cao.

- Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động: mức chênh lệch về lãi suất này chính là phần thu nhập từ lãi suất mà ngân hàng thu được. Mức chênh lệch càng cao thì phần thu nhập mà ngân hàng thu được càng lớn và ngược lại, mức chênh lệch lãi suất càng thấp thì thu nhập ngân hàng nhận được sẽ giảm xuống. Việc chênh lệch lãi suất cao đứng về phía ngân hàng sẽ là điểm thuận lợi, tuy nhiên xét trên khía cạnh lợi ích kinh tế xã hội và hoạt động của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không tốt.

Ngoài ra, để phản ánh hiệu quả huy động vốn còn dùng một số chỉ tiêu sau:

- Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Lãi ròng từ cho vay, đầu tư)

Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động là khoản thu nhập của NHTM thu được từ hoạt động cho vay và đầu tư sau khi trừ chi phí huy động và chi phí hoạt động khác. Nội dung của chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động huy động vốn của NHTM và kết quả hoạt động huy động vốn của NHTM trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn. Thơng qua việc phân tích và so sánh chỉ tiêu này, ta đánh giá được lợi nhuận thực tế của nguồn vốn huy động. Và cũng qua đó, các NHTM có sự so sánh lẫn nhau để tìm ra biện pháp tăng cường lợi nhuận thu được từ hoạt động huy động vốn.

Phương pháp tính tốn chỉ tiêu này như sau: Lợi nhuận kinh

Thu từ doanh từ vốn huy =

đầu tư động

- Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Tỷ suất lãi ròng từ cho vay, đầu tư)

Tổng mức lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động của NHTM ảnh hưởng bởi hai yếu tố là quy mô nguồn vốn của một NHTM và chất lượng hoạt động cho vay, đầu tư. Do đó để đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động huy động vốn cần tính và phân tích chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận cho vay, đầu tư.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, từ 100 đồng nguồn vốn huy động được, qua quá trình cho vay và đầu tư, NHTM thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn huy động của NHTM tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ.

Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giúp NHTM cũng như các nhà quản trị đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động huy động vốn. Một NHTM có quy mơ lợi nhuận lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận chưa chắc cao bằng NHTM nhỏ cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn chưa thật sự mang lại hiệu quả tương xứng với nguồn vốn hiện có.

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận

- Hệ số sử dụng vốn huy động

Hệ số sử dụng vốn huy động là một chỉ số cho biết tỷ lệ vốn huy động được sử dụng để cho vay và đầu tư. Qua đó phản ánh sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn xét về quy mô. Việc sử dụng chỉ số này trong phân tích hiệu quả huy động vốn không chỉ giúp các nhà lập kế hoạch kế hoạch hóa được cơ cấu nguồn vốn, cho vay trong ngắn hạn mà còn được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ và các nền kinh tế.

Hệ số sử dụng vốn huy động Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn

Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Trong thực tế ln địi hỏi một lượng lớn vốn trung và dài hạn nhưng hầu như vốn mà các ngân hàng huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn. Vì khơng muốn bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh trên thị trường nên các ngân hàng thường chuyển hoán kỳ hạn, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư và cho vay trung dài hạn. Điều này khiến ngân hàng gặp rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản vậy ngân hàng cần có những tính tốn hợp lý để đảm bảo an tồn trong hoạt động và tạo được nguồn thu lớn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w