Biểu đồ 2 .7 Tình hình áp dụng Basel II tại một số nước trên thế giới
Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ LDR của 10 NHTM năm 2016
Tỷ lệ cho vay/huy động IO ngân hàng(%)
(Nguồn: Tổng hợp BCTC từ các NHTM năm 2016.)
Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) của 10 ngân hàng so với mức bình quân ngành ngân hàng (86,09%) là khá ổn khi nhiều ngân hàng đang ở dưới mức này. Mặc dù vậy thì khi áp dụng Basel II, các ngân hàng cần cải thiện hơn nữa về tỷ lệ này.
• Những hạn chế trong quản trị RRTK được thể hiện qua
Thứ nhất, các NHTM đã xảy ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu kỳ
hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Hầu hết, các nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM có kỳ hạn ngắn (khơng kỳ hạn và dưới 1 năm). Thêm vào đó, các NHTM tỏ ra khá dễ dãi trước các nhu cầu rút tiền trước hạn của khách hàng khiến cho vấn đề kỳ hạn vốn huy động của hệ thống càng trở nên nhạy cảm và tiểm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ hai, các quy định của NHNN liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản chưa
triệt để và có dấu hiệu lạc hậu so với thực tế thị trường. Đặc biệt các quy định của NHNN về quản trị rủi ro thanh khoản chỉ áp dụng từng ngân hàng, khơng áp dụng tồn hệ thống ngân hàng.
Như vậy, RRTK đang thực sự là vấn đề đáng quan tâm của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi áp dụng Basel II vào hệ thống.
39
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS.Phan Thị Hoàng Yến
2.3.1.3. Rủi ro hoạt động và khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng.
Đối với Việt Nam, RRHĐ của NHTM thời gian qua chủ yếu thể hiện ở các nội dung: (i) các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ, (ii) các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài, (iii) dấu hiệu rủi ro liên quan đến sai sót trong tác nghiệp của cán bộ và (iv) rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thơng tin. Các NHTM Việt Nam, nói chung, vẫn chưa thực sự nhận thức đúng và đủ, loại hình RRHĐ, vì vậy chưa có một ngân hàng nào có nguồn dự phịng thích đáng và phù hợp đối với loại hình rủi ro này. Mặc dù vậy, trong thực tế, các NHTM Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với loại rủi ro với mức độ nguy hiểm ngày càng lớn.
Thứ nhất, về các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ. Thực tế những năm gần
đây, các vụ việc xảy ra do sự cố rủi ro tác nghiệp liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ nhân viên thuộc các NHTM không ngừng tăng. Các hành vi gian lận thường liên quan đến các cán bộ tác nghiệp của các nghiệp vụ tín dụng, thanh tốn, kho quỹ... Những vụ việc này tuy chưa diễn ra một ra một cách phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng cảnh báo cho các ngân hàng đề phòng.
Thứ hai, về các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài. Rủi ro liên quan đến yếu
tố bên ngoài chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực tín dụng, nghiệp vụ thẻ và máy ATM, nghiệp vụ ngân quỹ. Các hành vi gian lận liên quan đến yếu tố bên ngồi trong lĩnh vực tín dụng ở các ngân hàng hiện nay thường là trường hợp khách hàng đã giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn: khách hàng lừa đảo ngân hàng bằng thủ đoạn lấy giấy chứng nhận của nhiều người rồi làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng bằng cách nhà người khác giả mạo tên của những người sở hữu đất, dùng ảnh của những người này làm giả chứng minh thư nhân dân có xác nhận của cơng an,. Hành vi gian lận bên ngoài liên quan đến nghiệp vụ ngân quỹ chủ yếu là do khách hàng mang tiền giả trộn tiền thật nộp vào tài khoản hoặc chuyển đổi ngoại tệ giả ra nội tệ. Các rủi ro do hành vi phạm tội của các đối tượng bên ngoài liên quan đến nghiệp vụ thẻ và máy ATM là một hiện tượng gặp phải khá phổ biến trong thực tế. Điển hình có các trường hợp các đối tượng người nước ngồi sử dụng thẻ tín dụng giả để rủt tiền tại ngân hàng ở Việt Nam, các đối tượng phạm tội do sử dụng thẻ trộm cắp được hoặc do chủ nhân sơ ý làm mất hoặc thậm chí là các hành vi đục phá máy ATM để trộm tiền.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS.Phan Thị Hoàng Yến
Thứ ba, dấu hiệu rủi ro liên quan đến tác nghiệp của các cán bộ. Rủi ro liên quan
đến các sai sót trong tác nghiệp của cán bộ là loại rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Các sai sót tác nghiệp của cán bộ bao gồm: sai sót trong nghiệp vụ huy động vốn, sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền, sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ, thẻ và ATM và sai sót trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch tốn kế tốn; sai sót trong nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh.
Thứ tư, rủi ro liên quan đến hệ thống IT. Các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ
thống IT xuất hiện khá nhiều trong quá trình hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Tại các NHTM hiện nay, rủi ro thuộc nhóm IT bao gồm: ATM bị lỗi và khơng thực hiện lệnh rút tiền của khách; Lỗi rị điện từ cây ATM xảy ra với tần suất khá lớn.
Nhìn chung , RRHĐ của các NHTM Việt Nam trong thời gian trở lại đây đã xuất hiện với tần suất ngày càng lớn. Có thể nhận thấy, khi tình hình kinh tế khó khăn, cạnh tranh trở nên căng thẳng, hoạt động tín dụng và huy động ngày càng phức tạp, thì sự liên thông giữa RRTD, RRTK với RRHĐ ngày càng rõ nét.
2.3.2. Tinh hình an tồn vốn của 10 NHTM Việt Nam
Thực tế, quy mơ vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn luôn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện. Các cơ quan chức năng như Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, UBGSTCQG cũng như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng trong đó nhấn mạnh đánh giá tăng vốn để đảm bảo an tồn hệ thống tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống, rủi ro dây chuyền đối với toàn hệ thống ngân hàng.
Đối với quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, quy định chính thức đầu tiên là QĐ 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Đến nay 2005, NHNN ban hàng QĐ 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lẹ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Tiếp tục năm 2010, NHNN ban hành TT số 13/TT-NHNN thay thế QĐ 457/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%. Và năm 2014, NHNN ban hành TT36/2014/TT-NHNN về “ quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% và phương pháp tính tốn từng bước tiếp cận Basel II. Tuy nhiên, _________________________________________41_________________________________________
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS.Phan Thị Hoàng Yến
CAR theo cách tính của TT36 chỉ mới tính đến rủi ro tín dụng chưa đề cập đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
Hiện nay, tình hình thực hiện an tồn vốn tối thiểu của ngân hàng được thể hiện rõ như sau. Tỷ lệ CAR của các ngân hàng ACB, Maritime Bank, MB, Techcombank, VIB có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014-2015, còn lại tỷ lệ CAR của BIDV, Vietcombank, Vietinbank có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Đặc biệt mới đây vào ngày 31/12/2016, Ngân hàng Nhà nước cơng bố tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam là 12,84%. CAR là thước đo độ an toàn của ngân hàng, phản ánh sức khỏe của hệ thống ngân hàng nói riêng và tổ chức tín dụng nói chung. Với số liệu mà NHNN cung cấp cho thấy chỉ số an toàn vốn tối thiểu của TCTD cuối năm 2016 còn thấp hơn mức hơn 13% của cuối năm 2015.