2.2.3.1 Nhân sự và tổ chức
Các Đơn vị/Bộ phận tham gia vào hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm:
a) Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với chất lƣợng của hoạt động quản lý rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân
hàng phải chịu, bảo đảm hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, an toàn và bền vững.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
(i) Xác định khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro thanh khoản trong
từng thời kỳ phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng;
(ii) Ban hành chính sách quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản;
(iii) Quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự quản lý rủi ro thanh
khoản chủ chốt.
b) Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT (thuộc Hội đồng quản trị)
(i) Giám sát và quản lý rủi ro thanh khoản theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, báo cáo tình hình hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản cho Hội đồng quản trị;
(ii) Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt chiến lƣợc, khẩu vị và chính sách quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng;
(iii) Tham mƣu, tƣ vấn cho Hội đồng quản trị mơ hình tổ chức, phƣơng pháp, quy trình, hệ thống các cơng cụ đo lƣờng, định lƣợng rủi ro thanh khoản, các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản;
(iv) Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các hạn mức rủi ro thanh
khoản, kế hoạch vốn dự phòng của ngân hàng, quyết định các vấn đề liên quan tới bảo đảm thanh khoản của hệ thống.
(i) Tổ chức thực hiện các nghiên cứu nhằm xây dựng mơ hình tổ chức, phƣơng thức, quy trình, hệ thống các cơng cụ đo lƣờng, định lƣợng rủi ro thanh khoản để trình Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT phê duyệt;
(ii) Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thanh khoản theo chỉ đạo của Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT.
d) Tổng Giám đốc
(i) Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị trong việc tổ chức thực hiện
kịp thời và hiệu quả các chính sách, định hƣớng, nghị quyết liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng quản trị và ban hành;
(ii) Giám sát việc tn thủ của các Khối/Phịng nghiệp vụ có liên quan trong việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT ban hành;
(iii) Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bổ sung lên Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT phê duyệt khi có những biến động lớn về điều kiện thị trƣờng ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân hàng;
(iv) Thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản trong quyền phán
quyết.
e) Phịng ALM - Khối Tài chính
Phịng ALM chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc theo dõi, cảnh báo và đề xuất các phƣơng án xử lý rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.
(i) Xây dựng chính sách, quy trình, hạn mức về quản lý rủi ro thanh khoản theo đúng chiến lƣợc hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của ngân hàng; (ii) Theo dõi, giám sát và báo cáo về mức độ rủi ro thanh khoản của tồn hệ thống, cảnh báo tình hình và diễn biến rủi ro thanh khoản có thể xảy ra đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý;
(iii) Giám sát sự tuân thủ các tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của
(iv) Đầu mối thực hiện, rà sốt và kiểm định lại các giả thiết trong mơ hình đo lƣờng rủi ro thanh khoản;
(v) Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch vốn thanh khoản, thiết lập quy trình kiểm tra khủng hoảng, phân tích kịch bản/tình huống;
(vi) Thực hiện các Báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản.
f) Các Khối/Phòng/Ban tại Hội sở
Các Khối/Phịng/Ban tại Hội sở có trách nhiệm phối hợp với Phòng ALM trong việc đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản đồng thời phải tuân thủ đúng các chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng quản trị ban hành trong từng thời kỳ.
Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt:
Hội đồng quản trị UB ALCO, PC, QLRR & PCRT Tổng Giám đốc HĐ ALCO Phòng ALM Khối Tài chính Các Khối/Phịng/Ban tại Hội sở
Hình vẽ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro thanh khoản
(Nguồn: Dự thảo Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản) 2.2.3.2 Quy trình
Quy trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng gồm các bƣớc chủ yếu sau: nhận diện rủi ro thanh khoản, đo lƣờng rủi ro (thông
qua các công cụ quản lý rủi ro nhƣ các báo cáo, hạn mức và tỷ lệ thanh khoản, …) xử lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro. Cụ thể nhƣ sau:
a) Nhận diện rủi ro thanh khoản
Để hoạt động quản trị rủi ro đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, ngân hàng phải nhận diện đƣợc rủi ro thanh khoản có thể phát sinh và rủi ro tiềm ẩn để chủ động đối phó và có phƣơng án xử lý phù hợp, hiệu quả.
Các dấu hiệu có thể nhận biết ngân hàng đang và/hoặc có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản:
(i) Dấu hiệu bên ngồi:
Sự suy giảm/khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới, khu vực, quốc gia;
Xuất hiện sự phá sản của một số ngân hàng, định chế tài chính trong nƣớc;
Thị trƣờng vốn/tiền tệ căng thẳng và/hoặc có những biến động tiêu cực;
Những thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ, tài khóa của quốc gia ảnh hƣởng bất lợi đến hoạt động của ngân hàng; Chỉ số tín nhiệm của ngân hàng bị đánh giá giảm;
Những thông tin bất lợi cho hoạt động của ngân hàng xuất hiện trên thị trƣờng.
(ii) Dấu hiệu bên trong:
Các hạn mức của các chỉ số đo lƣờng rủi ro thanh khoản bị vi phạm; Huy động vốn: ngân hàng gặp khó khăn và/hoặc khơng thể tiếp cận các nguồn huy động vốn mới; chi phí huy động vốn trên thị trƣờng có xu hƣớng tăng; tiền gửi có kỳ hạn bị rút ra với số lƣợng lớn trong thời
gian ngắn, các định chế tài chính u cầu có tài sản đảm bảo mới cấp hạn mức tín dụng;
Cho vay: ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các khoản vay có chất lƣợng; danh mục cho vay sụt giảm về chất lƣợng, xuất hiện nhiều khoản nợ quá hạn; tín dụng tăng trƣởng cao nhƣng chỉ tập trung vào một số khách hàng;
Hoạt động đầu tƣ: doanh thu từ các dự án đầu tƣ và kinh doanh bị sụt giảm;
Cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có trên Bảng cân đối kế tốn: sự tập trung hóa cao trong danh mục tài sản Có và/hoặc tài sản Nợ; sự tăng trƣởng nhanh chóng của tổng tài sản đƣợc tài trợ bởi tiền gửi lớn không ổn định/biến động; mất cân đối nghiêm trọng về thời gian đáo hạn của tài sản Nợ và tài sản Có; các khoản mục ngoại bảng tăng cao và có độ nhạy cảm cao, xuất hiện những nghĩa vụ thanh toán bất thƣờng; Kết quả kinh doanh: sự sụt giảm mạnh của lợi nhuận thực hiện;
Rủi ro con ngƣời: các hành vi vi phạm các quy định về hạn mức thanh khoản của ngân hàng có xu hƣớng lặp lại và gia tăng về mức độ.
b) Đo lường rủi ro thanh khoản
Sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gặp phải qua các dấu hiệu trên đây, nhà quản trị rủi ro thanh khoản tiến hành đo lƣờng rủi ro thanh khoản để xem xét mức độ nghiêm trọng mà rủi ro thanh khoản có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đo lƣờng rủi ro thanh khoản phải đảm bảo cả đo lƣờng định tính và đo lƣờng định lƣợng tác động của nó đến hoạt động của ngân hàng.
Việc đo lƣờng rủi ro đƣợc thực hiện qua các công cụ đo lƣờng rủi ro thanh khoản (sẽ đƣợc đề cập chi tiết ở mục 2.2.3.3).
c) Xử lý rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản đƣợc nhận diện và đo lƣờng ở bƣớc 1 và bƣớc 2. Sau đó các nhà quản trị rủi ro thanh khoản phải tìm biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản.
Yêu cầu của bƣớc này là phải nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tổn thất phát sinh cho ngân hàng.
Các phƣơng pháp xử lý rủi ro phải đƣợc vận dụng linh hoạt đồng thời việc xử lý rủi ro cần có sự phối hợp đồng bộ, chủ động và tích cực giữa đơn vị đầu mối về quản lý rủi ro và các bộ phận có liên quan theo đúng chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
d) Giám sát rủi ro
Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản không chỉ dừng lại ở bƣớc xử lý rủi ro. Sau khi tìm đƣợc phƣơng án đối phó với rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt, các nhà quản trị rủi ro thanh khoản phải luôn giám sát chặt chẽ để đảm bảo tình hình thanh khoản của ngân hàng đƣợc ổn định, nằm trong quỹ đạo cho phép.
Việc giám sát rủi ro thanh khoản đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
(i) Các hạn mức rủi ro thanh khoản đƣợc thiết lập và đảm bảo sự tuân thủ hạn mức do Ủy ban ALCO, PC, QLRR và PCRT phê duyệt;
(ii) Khi các hạn mức bị vi phạm và/hoặc có xu hƣớng diễn biến xấu đi cần
báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc, Ủy ALCO, PC, QLRR và PCRT để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngân hàng;
(iii) Khi các hạn mức liên tục bị vi phạm và ngân hàng gặp phải khủng hoảng khả năng thanh tốn thì Hội đồng quản trị trực tiếp chỉ đạo các biện pháp xử lý.
2.2.3.3 Phương pháp và cơng cụ
a) Phương pháp
Có rất nhiều phƣơng pháp để quản trị rủi ro thanh khoản, bao gồm: (i) Phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
(ii) Phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc vốn
(iii) Phƣơng pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản
Tùy từng thời điểm mà ngân hàng lựa chọn phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp nhất. Tuy nhiên từ những dữ liệu lịch sử cho thấy LienVietPostBank chủ yếu sử dụng hai phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản là phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn (nhằm xác định trạng thái thanh khoản dự kiến, từ đó đƣa ra các phƣơng pháp phù hợp để đối phó) và phƣơng pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản (nhằm theo dõi sát sao diễn biến trạng thái rủi ro thanh khoản của ngân hàng, từ đó chủ động đối phó nếu có biến động tiêu cực).
Theo đó, ngân hàng xác định khe hở tài trợ trong từng thời kỳ dựa trên các dữ liệu lấy từ hệ thống corebanking. Hiện tại định kỳ hàng tuần, hàng tháng các chi nhánh phải cung cấp Kế hoạch sử dụng và thu hồi vốn (Phụ lục 01) cho bộ phận quản lý và cân đối nguồn vốn. Đây chính là số liệu về các khoản giải ngân đến hạn (dòng tiền vào - inflow) và các khoản tiền gửi huy động đáo hạn, các khoản giải ngân theo cam kết từ trƣớc (dòng tiền ra - outflow). Dựa trên số liệu cung cấp của chi nhánh, bộ phận quản lý và cân đối nguồn vốn tổng hợp và lập Bảng theo dõi dòng tiền hàng ngày (Cashflow) (Phụ lục 02).
Ví dụ, trong tuần 1 của tháng 09/2012, bộ phận quản lý và cân đối nguồn vốn nhận đƣợc số liệu tổng hợp từ các chi nhánh và Hội sở trong tuần 2 của tháng 09/2012 nhƣ sau:
Đơn vị
Chi nhánh
Hội sở
Dựa trên số liệu khe hở tài trợ dự kiến, các ngày trong tuần 2 bộ phận quản lý và cân đối nguồn vốn sẽ lập Cashflow hàng ngày (bao gồm số liệu dự kiến từ tuần trƣớc và nhu cầu phát sinh trong ngày) từ đó tính tốn nhu cầu tài trợ thanh khoản của toàn hệ thống là bao nhiêu. Nhu cầu tài trợ này sẽ đƣợc đáp ứng từ việc vay vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng và/hoặc nghiệp vụ thị trƣờng mở (do ngân hàng sở hữu rất ít tài sản thanh khoản nên việc bán tài sản để tài trợ cho nhu cầu thanh khoản là rất ít, mặt khác nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng ở Việt Nam khơng ƣa thích sử dụng chiến lƣợc đó là vì thị trƣờng chứng khốn thứ cấp - nơi diễn ra các hoạt động mua/bán tài sản thanh khoản chƣa thực sự phát triển và hoàn thiện).
Nhƣ đã đề cập ở trên, do thị trƣờng chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam chƣa phát triển nên việc tính tốn chỉ số thanh khoản khơng có cơ sở thực hiện. Vì thế ngân hàng chỉ có thể tính tốn các chỉ báo khác của trạng thái thanh khoản để theo dõi sát sao biến động tình hình thanh khoản của ngân hàng. Hạn mức của các chỉ số đƣợc dựa trên mức trung bình ngành và các quy định của NHNN cũng
nhƣ trong nội bộ ngân hàng. Các chỉ số thanh khoản cụ thể sẽ đƣợc đề cập chi tiết ở mục 2.2.3.3 (b).
b) Công cụ
(i) Báo cáo MCO: Báo cáo MCO đo lƣờng dòng vốn ra cộng dồn tối đa đối với từng loại tiền tệ và theo từng kỳ hạn. Các thang kỳ hạn trong báo cáo MCO tuân thủ theo phê duyệt của Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO, PC, QLRR và PCRT.
(ii) Báo cáo ALCO định kỳ (bao gồm một hệ thống các loại Báo cáo –
Phụ lục 04)
(iii) Hạn mức và các tỷ lệ thanh khoản: số liệu chi tiết liên quan đến hạn mức và chỉ tiêu thanh khoản sẽ đƣợc phân tích ở mục 2.3
Các tỷ lệ theo quy định của NHNN:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Tỷ lệ giữa tổng tài sản Có thanh tốn ngay và tổng nợ phải trả
Tỷ lệ giữa tổng tài sản Có đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ hôm sau và tổng tài sản Nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn Tỷ lệ vốn khả dụng/tổng tài sản
Tỷ lệ tài sản lỏng/tổng tài sản
Tỷ lệ chứng khoán đầu tƣ/tổng tài sản
Tỷ lệ giấy tờ có giá có thể chiết khấu, tham gia thị trƣờng mở/tổng tài sản
Các tỷ lệ về cơ cấu nguồn:
Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ thị trƣờng 2/tổng nguồn vốn Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng/tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân cƣ/tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng nguồn vốn huy động Tỷ lệ tiền gửi & cho vay TCTD/nhận tiền gửi & vay TCTD (iv) Kế hoạch vốn dự phòng:
Đƣợc sử dụng cho việc quản lý thanh khoản hàng ngày;
Đƣợc xây dựng dựa trên các giả định về những biến động bất thƣờng có thể xảy ra gây mất cân đối thanh khoản của ngân hàng;
Phản ánh tập hợp những chiến lƣợc duy trì vốn khả dụng, khả năng chuyển đổi tài sản sang tiền và huy động thêm vốn mới để đáp ứng nhu cầu trong từng trƣờng hợp cụ thể mà ngân hàng có thể gặp phải.