2.3. Thực trạng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt
2.3.2. Một số chỉ tiêu quan trọng ngân hàng theo dõi
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu thanh khoản do ngân hàng theo dõi
STT Chỉ tiêu
1 Vốn khả dụng/tổng tài sản Có
2 Chứng khốn đầu tƣ/tổng Tài sản
3 Giấy tờ có giá có thể chiết khấu, tham gia
thị trƣờng mở/tổng tài sản
4 Cho vay/ tổng tài sản
5 Nguồn vốn huy động từ thị trƣờng 2/tổng
nguồn vốn
6 Nguồn vốn huy động từ khách hàng/tổng
nguồn vốn huy động
7 Nguồn vốn huy động từ dân
nguồn vốn huy động
8 Tiền gửi không kỳ hạn/tổng nguồn vốn
huy động
9 Tiền gửi & cho vay TCTD/nhận tiền gửi
& vay TCTD
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các năm)
Các tỷ lệ (1), (2) và (3) tỷ lệ thuận với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên LienVietPostBank duy trì tỷ lệ (1) tƣơng đối thấp. Trung bình
các TCTD nên duy trì tỷ lệ này ở mức 5%. Với tỷ lệ vốn khả dụng thấp, thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi thị trƣờng diễn biến trái chiều, khó
khăn cho các TCTD trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ thị trƣờng liên ngân hàng và/hoặc vay NHNN.
Tỷ lệ (3) của LienVietPostBank tƣơng đối cao. Tuy nhiên các chứng khoán đầu tƣ của ngân hàng chủ yếu là trái phiếu do tổ chức kinh tế phát hành (bản chất là các khoản cho vay dài hạn), chứng khốn nợ nƣớc ngồi (CLN) cịn lại là trái phiếu chính phủ và các TCTD khác phát hành. Cơ cấu các loại chứng khoán đầu tƣ thể hiện chi tiết trong hình vẽ dƣới đây. Nhƣ vậy có thể nói các loại chứng khốn đầu tƣ mà LienVietPostBank nắm giữ chủ yếu là dài hạn, tính thanh khoản trên thị trƣờng khơng cao. Do đó xét trên thực tế tỷ lệ (2) cao chƣa phản ánh thực sự khả năng thanh khoản của LienVietPostBank. Ngân hàng cần điều chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tƣ để vừa đảm bảo lợi nhuận nhƣng đồng thời cũng nâng cao khả năng thanh khoản của mình.
Hình vẽ 2.3: Cơ cấu Chứng khốn đầu tƣ
(Nguồn: Số liệu được lấy theo Báo cáo ALCO tháng 06/2012)
Trong các loại chứng khốn đầu tƣ thì trái phiếu chính phủ có khả năng thanh khoản cao nhất. Trong trƣờng hợp ngân hàng phát sinh nhu cầu cấp bách về nguồn vốn để đảm bảo thanh khoản thì chúng có thể đƣợc sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay NHNN (OMO, tái cấp vốn). Tuy nhiên tỷ lệ chứng
khốn chính phủ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị chứng khoán đầu tƣ cũng nhƣ tổng tài sản. Trong giai đoạn 2010 - 2012 giá trị chứng khốn chính phủ đã giảm mạnh từ 1.645 tỷ xuống chỉ còn 310 tỷ (đáo hạn dần qua các năm). Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Tỷ lệ (4) tỷ lệ nghịch với khả năng thanh khoản của ngân hàng bởi vì các khoản cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Tỷ lệ (4) ở bảng trên chƣa tính đến các khoản cho vay doanh nghiệp dƣới dạng trái phiếu tổ chức kinh tế mà ngân hàng nắm giữ (khoảng gần 6.000 tỷ tính tại thời điểm 30/06/2012). Nếu tính đến khoản mục trái phiếu tổ chức kinh tế thì tỷ lệ (4) này tăng lên đến mức 60%. Đồng thời các khoản cho vay này là dài hạn. Điều đó càng tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Các tỷ lệ (5), (6) (7) và (8) phản ánh cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank. So sánh tỷ lệ (5) và (6) chúng ta thấy rằng nguồn vốn huy động từ khách hàng (nguồn vốn thị trƣờng 1 chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng nguồn vốn huy động của LienVietPostBank. Trong năm 2012, tỷ lệ (5) đạt mức thấp nhất do trong giai đoạn này thanh khoản của ngân hàng tƣơng đối dồi dào (hoạt động tín dụng hạn chế). Nguồn vốn thị trƣờng 1 là nguồn vốn tƣơng đối ổn định so với nguồn vốn thị trƣờng 2 (vốn ngắn hạn) do đó tỷ lệ (6) cao hơn tỷ lệ
(5) là một dấu hiệu tốt đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý là trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ khách hàng, lƣợng vốn từ dân cƣ (là tiền gửi cơ sở, có xu hƣớng ổn định và duy trì lâu hơn so với tiền gửi của tổ chức kinh tế) còn ở mức thấp (trên dƣới 30%). Do đó các nhà quản trị thanh khoản cần có sự cảnh báo để các đơn vị có liên quan tìm biện pháp cải thiện.
Tỷ lệ tiền gửi & cho vay TCTD/nhận tiền gửi & vay TCTD (tỷ lệ 9) đƣợc cải thiện dần qua các năm, chứng tỏ nguồn vốn dƣ thừa dành cho kinh doanh của ngân hàng ngày càng tăng. Trong năm 2010, tỷ lệ này ở dƣới mức 50%, ngân hàng phải đi vay nhiều hơn là cho vay, sang năm 2011 hoạt động đi vay và cho vay các TCTD gần nhƣ cân bằng. Tuy nhiên đến giai đoạn đầu năm 2012, LienVietPostBank cho các ngân hàng khác vay nhiều hơn là đi vay. Điều đó giúp cho ngân hàng chủ động hơn rất nhiều trong hoạt động quản trị thanh khoản.
Nhƣ vậy có thể kết luận rằng, thanh khoản của LienVietPostBank trong thời gian qua tƣơng đối ổn định trong tình huống thị trƣờng khơng có bất ổn và NHNN khơng đƣa ra các chính sách tiền tệ ngồi dự kiến gây ảnh hƣởng đến thanh khoản của thị trƣờng. Tuy nhiên khi có những biến động trái chiều thì ngân hàng vẫn chịu rủi ro thanh khoản do các chính sách liên quan đến mục tiêu, chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản chƣa phù hợp.