THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triền việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 386 (Trang 32 - 43)

6. Những đóng góp mới của khóa luận

2.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

NHÂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

BIDV đã ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể quy trình nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, BIDV thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng tách bộ phận thẩm định thành các phịng ban chun mơn để phân định rõ chức năng thẩm định và đề xuất tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao chất lượng TĐTD. Bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập tại BIDV là nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng trong thẩm định cho vay và hạn chế rủi ro. Bộ phận này sẽ tham gia kết hợp với bộ phận tín dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay với tư cách là bộ phận thẩm định đánh giá độc lập, có chức năng như là tái thẩm định lại các nội dung mà các bộ phận thẩm định tại các đơn vị kinh doanh đã tiến hành. Tùy theo quy định về phân quyền phê duyệt tín dụng của mỗi chi nhánh mà mức độ tham gia của bộ phận này trong công tác thẩm định hồ sơ vay là nhiều hay ít. Đặc biệt đối với các hồ sơ vay lớn, hầu như đều có sự tham gia của bộ phận này. Đây có thể xem là chốt chặn cuối cùng nhằm hạn chế rủi ro trước khi giải quyết cho vay.

2.2.1. Quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình thẩm định khách hàng bán lẻ hướng dẫn, quy định về trình tự và cách thức thẩm định các phương án cấp tín dụng. Quy trình thẩm định còn nhằm xác định quyền và trách nhiệm của các cá nhân tham gia, đảm bảo tuân thủ những quy định hiện hành do Ngân hàng Nhà nước và BIDV ban hành.

- CBTĐ tiếp nhận hồ sơ từ cán bộ quản lý khách hàng để đánh giá, phân tích hồ sơ của khách hàng.

- Trên cơ sở nội dung Báo cáo đề xuất tín dụng, cùng toàn bộ hồ hồ sơ tín dụng và thu thập thơng tin, cán bộ thẩm định thực hiện:

+ “Thẩm định các nội dung đánh giá, phân tích tại báo cáo đề xuất tín dụng theo quy định. Cán bộ thẩm định có thể yêu cầu cán bộ quản lý khách hàng bổ sung thêm thông tin, làm rõ báo cáo đề xuất tín dụng. Trong đó, lưu ý thẩm định các thông tin liên quan đến căn cứ kết quả xếp hạng tín nhiệm quả khách hàng; người liên quan của khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng; khả năng thu hồi của tài sản đảm bảo; khả năng thực hiện các cam kết của bên bảo lãnh đối với các khoản cấp tín dụng có bảo lãnh của bên thứ ba.” (Cẩm nang 1008)

+ CBTĐ cần ghi rõ ý kiến “đồng ý” hoặc “không đồng ý” với nội dung đề xuất. Sau đó, thêm ý kiến, rồi ký và ghi đủ họ tên trong báo cáo đề xuất tín dụng.

- Dựa vào ý kiến thẩm định tại Báo cáo đề xuất tín dụng, cán bộ QLKH trình cấp quyền được xét duyệt; sau đó giải ngân hoặc phát hành bảo lãnh.

- Tại Báo cáo đề xuất tín dụng, phê duyệt đề xuất tín dụng của PGD QLKHCN, cán bộ QLKH gửi hồ sơ cho phòng QLRR nhằm thẩm định rủi ro tín dụng và trình thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh, Lãnh đạo chi nhánh ký báo cáo đề xuất tín gửi lên Trụ sở chính. Cán bộ Ban QLRRTD lập báo cáo, đánh giá và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Quy trình tín dụng chặt chẽ đảm bảo được trách nhiệm và giúp các các nhân nắm rõ được nhiệm vụ của mình trong từng bước quy trình. Cảm nang 1008 đã giúp cho CBTĐ kiểm sốt được tình trạng hồ sợ tại một thời điểm, làm cơ sở điều chỉnh và phân bổ hồ sơ giữa các CBTĐ một cách hợp lý. Hệ thống đơn vị kinh doanh luân chuyển toàn bộ hồ sơ, phân quyền theo user giúp tác nghiêp thuận tiện và bảo mật. Các công cụ hỗ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quy trình được chuẩn bị kỹ. Tuy vậy, quy trình vẫn cịn thiếu xót do chưa được chi tiết, đặc thù từng sản phẩm.

2.2.2. Nội dung và phương pháp thẩm định - Thông tin chung:

+ Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện tại và phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh dự kiến vay vốn.

+ Xem xét ngành nghề, phương án kính doanh với định hướng của BIDV. + Đối chiếu đối tượng vay vốn so với chức năng sản xuất kinh doanh. Đánh giá tính hợp pháp của phương án kinh doanh, mục đích sử dụng vốn phù hợp với quy đinh pháp luật.

+ Đánh giá khái quát về tình hình sản xuất, kinh doanh; lợi thế, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực của khách hàng.

+ Uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với BIDV và các tổ chức tín dụng khác.

Việc thẩm định nhân thân KHCN vẫn phát sinh một số vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định như: Việc cấp giấy chứng nhận nhân thân của KHCN hiện nay ở Việt Nam còn nhiều sai phạm hệ thống thơng tin cá nhân và chưa có sự liên kết giữa các đơn vị hành chính. Vì vậy nên khơng có cơ sở thơng tin chính xác về khách hàng trong trường hợp khách hàng che giấu hoặc cung cấp thông tin sai sự thật.

- Đánh giá sơ bộ phương án kinh doanh:

+ Sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doan hcuar khách hàng. + Mục tiêu của phương án.

+ Quy mô sản xuất kinh doanh của phương án, kế hoạch.

+ Quy mô cơ cấu nguồn vốn thực hiện: vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng. + Cách thức tiến hành phương án.

- Phân tích về tính khả thi của phương án:

+ Triển vọng thị trường của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.

+ Các yếu tố biến động đến đầu vào của sản phầm: Nhu cầu nguyên vật liệu, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, biến động về chi phí.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra sản phẩm: Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai của sản phẩm, ước tính mức tiêu thụ hàng năm, dự đoán biến động của thị trường.

+ Phương thức tiêu thụ sản phầm, mạng lưới phân phối sản phẩm.

Khó khăn trong đánh giá mục đích sử dụng vốn của khách hàng trường hợp khách hàng cung cấp hồ sơ giả để rút vốn của ngân hàng sử dụng vào mục đích khác. Khó khăn khi xác định đầu vào của khách hàng làm căn cứ tài trợ và xác định đầu ra của phương án do hoạt động sản xuất kinh doanh của KHCN có đặc thù là nhỏ lẻ, khơng có đầu vào đầu ra cụ thể.

- Thẩm định tổng mức đầu tư:

+ Cán bộ QLKHCN phải nhận định mức đầu tư của phương án được tính tốn đủ chi phí cấu thành; tính hợp lý các khoản cần thiết, các yếu tố làm tăng chi phí. Từ đấy, đưa ra cơ cấu vốn hợp lý để đầu tư trong khi đảm bảo được mục tiêu dự kiến làm cơ sở để xác định được mức tài trợ tối đa.

+ Để việc tính tốn hiệu quả tài chính của phương án cần xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn từ đó dự kiến tiến độ giải ngân, lại lãi vay trong thời gian thi công.

+ Đánh giá mức tham gia vốn tự có của khách hàng dựa vào kết quả phân tích năng lực, tình hình tài chính của khách hàng.

- Đánh giá mức độ rủi ro có liên quan:

+ Chủ động phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro bằng cách đánh giá, phân tích rủi ro có thể xảy ra nhằm tăng tính khả thi của phương án dự kiến. Một số chủ yếu gồm: rủi ro về chính sách, về thị trường, yếu tố đầu vào, mơi trường và xã hội, kỹ thuật và vận hành, tỷ giá...

+ Những vấn đề rủi ro thuộc trách nhiệm của khách hàng do khách hàng phải thực hiện hoặc phối hợp cùng Ngân hàng - đối với nhưng vấn đề Ngân hàng có thể can thiệp trực tiếp, yêu cầu can thiệp.

Đây là cơ sở để can bộ QLKHCN đưa ra các biện pháp đảm bảo tiền vay và điều kiện tín dụng khác trong trường hợp chấp thuận cho vay.

- Tính tốn hiệu quả tài chính:

+ Ke hoạch sản xuất kinh doan throng năm.

+ Bảng kê khai các loại công nợ tại các Ngân hàng.

+ Sổ sách theo dõi, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Bảng kê công nợ, bảng kê thanh toán; bảng kê các khoản phải thu phải trả neu có.

+ Các hợp đồng kinh tế, thương mại; biên bản xác nhận, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng giao khốn...

+ Kế hoạch vay trả, nguồn trả nợ phương án. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận xác định dịng tiền để tính tốn hiệu quả cả phương án kinh doanh, đầu tư của khách hàng và khả năng trả nợ Ngân hàng.

Thẩm định năng lực tài chính của Khách hàng nhằm đánh giá được tính ổn định lâu dài, chắc chắn, tính chân thực, giá trị phù hợp thực tế của nguồn thu nhập. Việc thẩm định nguồn thu nhập hiện đang tồn tại nhiều vấn đề như việc giả mạo hồ sơ khi khách hàng trực tiếp làm hoặc do chuyên viên thông đồng với khách hàng để tạo lập hồ sơ giả do tính chất hồ sơ đơn giản. CBTĐ rất khó phát hiện tính chân thực của hồ sơ do chưa đủ kinh nghiệm hoặc phát hiện nghi ngờ nhưng không có cơng cụ và biện pháp để loại trừ nguồn thu nhập đó, báo cáo tài chính khách hàng cung cấp khơng có cơ sở xác định tính chân thực, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định nguồn thu nhập của khách hàng. Thẩm định nguồn thu nhập từ hoạt động của kinh doanh hộ gia đình khó khăn khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do hồ sơ, sổ sách ghi chép của khách hàng khơng đầy đủ, liên tục. Chính phủ chưa có những biện pháp mạnh để chuẩn hóa hoạt động của các hộ kinh doanh. Hiện nay, rất khó xác định được thực tế khách hàng có cịn sở hữu tài sản hay không hay đã thực hiện chuyển nhượng do thiếu thông tin thực tế.

Việc định giá tài sản đối với trường hợp bất động sản thường căn cứ theo khung giá nhà nước quy định ban hành từng thời kỳ, đôi khi gây khó khăn cho

Chỉ tiêu Số lượng %

Kinh nghiệm từ 1- 2 năm 5 20

Kinh nghiệm từ 2- 5 năm 12 48

Kinh nghiệm từ 5 năm trở lên 8 32

Tổng số lượng 25 100

KHCN vay vốn do giá trị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của tài sản. Việc định giá ô tơ, máy móc thiết bị cũ đã qua sử dụng gặp khó khăn nếu khách hàng không cung cấp đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tài sản.

Chi nhánh chủ yếu sử dụng phương pháp thẩm định định tính. Phương pháp 6C nhằm đánh giá tổng thể khách hàng và xem xét tính khả thi của phương án vay vốn. Dù vậy, phương pháp này mang nặng tính chủ quan của CBTĐ và tốn nhiều thời gian tìm kiếm thơng tin, hồ sơ xác minh khách hàng. Mà áp dụng duy nhất vào phương pháp định lượng thì sẽ làm lỡ mất cơ hội gặp khách hàng tốt. Do đó BIDV kết hợp 2 phương pháp để có thể đánh giá khách hàng chính xác nhất.

Cẩm nang thẩm định chưa hướng dẫn cách thức kiểm tra hồ sơ giả, cách thức đánh giá những phương án kinh doanh KHCN đặc thù nhỏ lẻ, khơng có phương án đầu ra đầu vào cụ thể và định giá theo giá thị trường để phù hợp với xu thế chung hiện tại.

Phương pháp so sánh bộc lộ các hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng của công việc định giá tài sản như: tính lạc hậu, không đầy đủ và thiếu chính xác của thơng tin, không chú ý đến các khoản thu nhập đem lại từ bất động sản, mang tính chất chủ quan của người định giá, một số các yếu tố điều chỉnh cịn chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.

2.2.3. Cán bộ thẩm định

Nhân tố quyết định chất lượng TĐTD đó là năng lực và đạo đức nghề nghiệp của CBTD.

Tại BIDV, CBTĐ đều có trình độ khơng dưới đại học thuộc chun ngành tài chính ngân hàng. Đây là nơi ln chú trọng cơng tác đào tạo và chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

29

Bảng 3: Chỉ tiêu kinh nghiệm của CBTĐ BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 năm 2020.

(Nguồn: Số liệu từ phịng Quản trị tín dụng)

Tới gần một nửa CBTĐ KHCN của Chi nhánh chủ yếu là những người có kinh nghiệm ở mức khá chỉ từ 2 - 5 năm kinh nghiệm. Số CBTĐ lâu năm cũng tương đối cao khi chiếm tới 32%, cịn số cán bộ ít kinh nghiệm chỉ chiếm 20%.

Tại BIDV yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Công tác đào tạo cũng như các cuộc thi nghiệp vụ gồm cả hình thức tập trung và E-learning cũng được Chi nhánh đặc biệt chú trọng, nhằm nâng cao thay nghề, sự chuyên nghiệp cho các cán bộ thẩm định.

Nhân sự thẩm định KHCN thường xuyên chịu áp lực do nhiều hồ sơ phát sinh tại một thời điểm dẫn tới việc ảnh hưởng tới chất lượng TĐTD.

2.2.4. Thời gian thẩm định

- Tối đa 5 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng bán lẻ có tài sản bảo đảo

và qua thẩm định kể từ lúc nhận đầy đủ hồ sơ vay của khách hàng.

- Đối với khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống khơng có tài sản bảo đảm và

không qua thẩm định rủi ro: Tối đa 1 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.

- Đối với các khoản cấp tín dụng khác: Tối đa 3 ngày làm việc kể từ khi nhận

đầy đủ hồ sơ từ khách hàng.

2017 2018 2020 Số lượng hồ sơ thẩm định/chuyên

viên/ngày

0,78 0,8 0,87

Thời gian bắt đầu nhận hồ sơ từ 8h đến 17h30’ các ngày làm việc. Trường hợp đơn vị kinh doanh gửi hồ sơ sau 17h30’, thời gian nhận hồ sơ được ghi nhận vào 8h của ngày làm việc kế tiếp.

Trong từng thời kỳ khác nhau, căn cứ trên kết quả thực hiện cam kết mà ban lãnh đạo thực hiện giảm thời gian cam kết chất lượng dịch vụ nội bộ thẩm định.

Những bộ hồ sơ chậm nguyên nhân chủ yếu là do số lượng chuyên viên thẩm định chưa đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của đơn vị kinh doanh, dẫn tới tình trạng quá tải hồ sơ cho CBTĐ. Cùng một lúc chuyên viên phải thực hiện thẩm định nhiều bộ hồ sơ. Hồ sơ KHCN thường không đầy đủ và chi tiết, khó phản ánh được thực tế tình trạng khách hàng, trong khi đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng phần lớn là nhân sự có kinh nghiệm 1 - 2 năm, chưa nắm vững kiến thức quy trình của sản phẩm, dẫn tới việc CVTĐ thiếu thông tin để đánh giá, chất lượng thông tin khơng đảm bảo. Ngồi ra, CBTĐ phải thực hiện nhiều cơng việc khác nhau ngồi cơng tác thẩm định trong khi vẫn phải đảm bảo về thời gian xử lý hồ sơ. Nhân sự Khối tác nghiệp thường xuyên biến động, nên nhiều CVTĐ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ, đặc biệt là các hồ sơ phức tạp.

Các đơn vị kinh doanh hầu hết đều rất hài lòng về thời gian thẩm định hồ sơ của cán bộ thẩm định KHCN tại Chi nhánh Sở Giao dịch 1. Tuy nhiên, để phấn đấu trở thành một tổ chức hàng đầu về cung cấp dịch vụ bán lẻ, chi nhánh cần phải có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để cải thiện thời gian thẩm định. Do trong giao đoạn dịch bệnh lượng hồ sơ giảm nên thời gian hoàn thiện hồ sơ càng được đảm bảo.

31

2.2.5. Năng suất thẩm định

Bảng 4: Năng suất thẩm định BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 năm 2018 - 2020

2018 2019 2020

Tỷ lệ nợ xấu KHCN 1.5% 1.6% 1.61%

2018 2019 2020

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN 2.3% 2.1% 1.7%

(Nguồn: Thông tin nội bộ Khối tác nghiệp BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1)

Qua đây ta thấy, năng suất thẩm định hồ sơ tại Chi nhánh liên tục tăng lên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triền việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 386 (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w