Chuỗi giá trị ngân hàng

Một phần của tài liệu Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng hệ thống NH khoá luận tốt nghiệp 339 (Trang 51 - 65)

bổ

tr Cơ sở hạ tầng, mạng lưới và cơ cấu tổ chức

Khả năng nghiên cứu và phát triển

Năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát và quản trị rủi ro

N hó m y ếu tố tr ực ti ếp Marketing • Quảng cáo • Quảng bá thương hiệu • Hỗ trợ bán hàng Sales • Tìm kiếm KH • Thực hiện quy trình sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu KH • Chăm sóc khách hàng Product • Huy động/ cho vay/ đầu tư tài chính/ CK.

• Các dịch vụ tư vấn, bảo lãnh, ATM, bảo hiểm, quản lý tài sản. Transactions • Thanh tốn • Khuyến mãi.

Tại Việt Nam, HTNH đang ngày càng phát triển, mạng lưới trở nên rộng khắp và sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng. Từ 9 ngân hàng năm 1991 tăng lên 75 vào năm 2005 và hiện nay, số lượng ngân hàng đã tăng lên con số 100. Tổng tài sản, quy mô vốn tự co... cũng tăng đáng kể. Nguồn nhân lực ngân hàng ngày càng có chất lượng, được đào tạo chuyên nghiệp cả về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức, công nghệ đổi mới và hiện đại, hệ thống quản trị chặt chẽ và phát huy hiệu quả. Điều này càng góp phần phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam và gia tăng mức độ cạnh tranh hệ thống.

Như vậy, tồn bộ Chương 1: Tín dụng - Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng, Sinh viên nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý thuyết căn bản nhất về tín dụng, hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng, đồng thời đưa ra và phân tích tác động của các nhân tố trong bốn nhóm nhân tố chính đến tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó tiến hành làm rõ, phân tích thực trạng tác động trong chương II: Thực trạng tăng trưởng tín dụng nền kinh tế và tác động của các nhân tố đến tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2005-2013, trong chương này, sinh viên nghiên cứu tập trung đi sâu phân tích các nhân tố định lượng và khơng phân tích lặp lại các nhân tố định tính đã nêu rõ tại chương 1.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NỀN KINH TẾ

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

2.1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

Trong giai đoạn 2005-2013, năm 2007 được coi là dấu mốc khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới, với yêu cầu mở cửa hội nhập cùng rất nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nhưng nền kinh tế trong nước đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

về tăng trưởng kinh tế, GDP giai đoạn 2005-2013 trung bình đạt mức 6%/năm.

Thấp hơn giai đoạn 2000-2005, nhưng vẫn được đánh giá cao và cao hơn nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu. Đặc biệt năm 2007, GDP tăng cao nhất trong 10 năm trước đó (8,49%), giai đoạn 2008-2009, tăng trưởng chậm lại nhưng đã lấy lại đà phục hồi vào năm 2010, GDP đạt 6,8%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng trở lại chưa vững chắc do tồn động trong khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước kết hợp với khó khăn chung.

về hoạt động thương mại, xuất khẩu, giai đoạn 2007-2013 biến động mạnh hơn

so với giai đoạn trước, tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2007, 2008, 2012 và 2013, tương ứng là 21,9%, 29,1%, 18,2%, 15,4%. Đặc biệt 2 năm 2012, 2013, Việt Nam xuất siêu sau hàng chục năm nhập siêu liên tục.

Hoạt động xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kết hợp với nỗ lực quản lý ngoại hối của Chính Phủ, giai đoạn 2010 đến nay đón nhận nguồn cung USD dồi dào, cải thiện dự trữ ngoại hối quốc gia. Dự trữ ngoại hối 2012 đạt khoảng 25 tỷ USD, năm 2013 đạt 32 tỷ USD, tương đương 12-13 tuần nhập khẩu, mức này đang tiến gần đến ngưỡng an toàn tối thiểu do IMF đề nghị là 14-15 tuần nhập khẩu

về cán cân ngân sách, tổng thu ngân sách năm 2013 là 790,8 nghìn tỷ đồng; chi

ngân sách nhà nước 986,2 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước ở mức 5,3% GDP, nhìn chung giai đoạn 2005-2013, thâm hụt NSNN luôn ở mức trên dưới 5%, đột biến có năm 2010, mức thâm hụt NSNN ở mức 6,9%. Tại các nước phát triển trên thế

giới và theo nhận định của các chuyên gia, mức độ thâm hụt NSNN chỉ nên dừng lại ở mức 3%, 5% đã là con sô đáng báo động. Do đó, tài trợ cho vấn đề thâm hụt NSNN vẫn đang là một thách thức lớn trong tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế trong nước

về thị trường vốn

Các mức lãi suất chính sách của NHNN và lãi suất tín dụng sau giai đoạn điều chỉnh tăng liên tục do tăng trưởng nóng giai đoạn 2007-2008 đã được điều chỉnh giảm để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế. Như năm 2012, NHNN đã sáu lần điều chỉnh lãi suất điều hành, sáu lần điều chỉnh lãi suất huy động theo đà giảm của lạm phát. Tương tự, năm 2013 cũng ghi nhận diễn biến giảm liên tục. Hiện nay, lãi suất cho các khoản huy động có kỳ hạn dưới 1 năm dừng lại ở mức 6,5%, chỉ cao hơn tỷ lệ lạm phát không đáng kể. Lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất phổ biến ở mức 12-14%, tín dụng nơng nghiệp nơng thơn hưởng lãi suất ưu đãi 8-10%/năm

Tăng trưởng tín dụng cũng cùng diễn biến phức tạp của nền kinh tế. Giai đoạn tăng trưởng nóng, cá nhân, tổ chức ồ ạt tăng đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là thị trường chứng khoán và bất động sản, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2007, tăng trưởng tín dụng ở mức cao kỷ lục 53,9%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng chịu tác động tuy nhiên có độ trễ khá lâu. Năm 2009- 2010, tăng trưởng tín dụng vẫn giữ mức trên 30%. Chỉ đến giai đoạn 2011-2013, khi bối cảnh kinh tế thế giới đặc biệt khó khăn, suy thối tồn cầu, nợ cơng vượt ngưỡng, kinh tế trong nước đối mặt với sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, bất động sản nằm im, tiêu dùng nền kinh tế giảm sút, hàng tồn kho doanh nghiệp cao, tỷ lệ nợ xấu cao... mặc dù Chính Phủ đã thực hiện mọi nỗ lực góp phần hạn chế đà suy giảm nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp và chỉ đang đón nhận một vài dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Năm 2011 ở mức 14,45%, năm 2012 và 2013 lần lượt là 8,91 và 12,51% (Quý 1 năm 2012, tăng trưởng tín dụng là -2,1%, quý 1 2013 chỉ đạt 0,03%)

Trên thị trường tiền tệ

Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn cũng có diễn biến thuận chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhưng xu thế đảo chiều vào năm 2010. Từ tốc độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn 2005-2010, giai đoạn 2010-2013 cho thấy tốc dộ tăng tổng phương tiện thanh tốn ln cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. M2 chủ yếu là nguồn tiền gửi

trong đó đóng vai trị chủ yếu là tiền gửi dân cư ( tăng 34,1%). Giai đoạn 2006-2008, các NH thay nhau chạy đua lãi suất để tránh rủi ro thanh khoản khi tín dụng tăng trưởng nóng và sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức đầu tư khác. Giai đoạn 2012- 2013, tiền gửi vào HTNH vẫn tăng mạnh mặc cho lãi suất suy giảm thấp. Điều này cho thấy tiền gửi vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả

2.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNGTÍN DỤNG NỀN KINH TẾ TÍN DỤNG NỀN KINH TẾ

2.2.1. Nhóm nhân tố Chính sách tiền tệ

Tại Việt Nam giai đoạn vừa qua, NHTW chủ yếu sử dụng các cơng cụ trực tiếp của CSTT, lý do là vì cơ chế thị trường chưa thực sự phát triển cao, các cơng cụ trực tiếp có tác động trực tiếp và kết quả được thể hiện ngay lập tức, đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thế giới nói chung, Chính Phủ các nước đang dần tiến đến thay thế các công cụ trực tiếp bằng các công cụ gián tiếp, các công cụ gián tiếp tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế có thể ứng phó linh hoạt, uyển chuyển với cơ chế thị trường luôn biến đổi, giúp quản lý Nhà nước có chiều sâu

Sơ đồ 2.1: Mơ tả tác động của các công cụ CSTT

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Theo phân tích của sinh viên nghiên cứu, thay vì phân tích thực trạng của từng nhân tố riêng rẽ trong nhóm nhân tố chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng. Sinh

viên thực hiện phân tích chính sách tiền tệ của NHTW từng giai đoạn. Vì các cơng cụ ln có tác động qua lại, vừa nhất quán vừa triệt tiêu nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung nhất trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Và đồng thời đưa ra kết quả cuối cùng là tác động đến tăng trưởng tín dụng.

2.2.1.1. Chính sách tiền tệ thắt chặt

Năm 2005, với bối cảnh lạm phát tăng cao từ cuối năm 2004 và tăng trưởng kinh

tế cũng ở mức cao. Để hạn chế lạm phát đồng thời giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Điều này được thể hiện qua các động thái trong việc sử dụng các công cụ như sau:

Nghiệp vụ thị trường mở nối tiếp các năm trước tiếp tục là kênh chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Doanh số giao dịch đạt 102.511 tỷ VND, tăng 65% so với năm 2004. Tuy nhiên công cụ này được sử dụng chủ yếu trong hai giai đoạn chính là đầu năm và cuối năm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của nền kinh tế giai đoạn cuối năm và sau Tết. Trong năm, NHTW cũng điều chỉnh tăng các mức lãi suất chỉ đạo ba lần, cụ thể, ngay đầu tháng 1/2005, NHTW đã tăng lãi suất cơ bản từ 7,5% lên 7,8%, lãi suất tái cấp vốn từ 5% lên 5,5%, lãi suất tái chiết khấu từ 3% lên 3,5%. Việc này được thực hiện đồng thời cùng bơm tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát lạm phát đang có xu hướng gia tăng từ cuối năm 2004 đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu vốn nền kinh tế thông qua OMO. Tương tự, tháng 3/2005 và tháng 12/2005 NHTW lại tăng ba mức lãi suất lên lần lượt từ 7,8% lên 8,25%; 6% lên 6,5% và 4% lên 4,5%.

Về tỷ giá, NHNN thực hiện giữ tỷ giá tương đối ổn định, thực hiện “neo” tỷ giá và mua vào lượng ngoại tệ lớn hơn bán ra, điều này nhằm kiềm chế lạm phát và tăng dự trữ ngoại tệ.

Việc sử dụng các công cụ như trên đã tác động làm giảm dự trữ của các ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng gia tăng. Như đã phân tích, điều này tác động đồng thời khiến mức lãi suất trung dài hạn tăng, và giảm lượng tiền cung ứng. Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn tăng khoảng 0,07% đến 0,1% tùy từng kỳ hạn. Lãi suất cho vay trung hạn khoảng 0,9%-1,35%/tháng, tăng 0,1%-0,25%. Tính trung bình, trong 10 tháng đầu năm 2005, lãi suất huy động và cho vay tăng khoảng 15,8% so với tháng 12/2004. Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng mạnh từ 2,75% lên

4,2%/năm và 5% lên 7,2%/năm.

Nhìn chung, CSTT thắt chặt năm 2005 đã có đóng góp rất tích cực đến hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng đáng ra sẽ giảm mạnh, tuy nhiên, TTTD năm 2005 chỉ giảm 5-7 điểm phần trăm so với năm 2004, và vẫn ở mức cao, đạt mức 31,1%. Đây chính là một trong những hạn chế của CSTT năm 2005, lãi suất cho vay tăng cao song ít có tác động hạn chế cầu tín dụng trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh và lãi suất thực thấp, chủ yếu làm dịch chuyển phần nào cầu tín dụng ngoại tệ sang cầu tín dụng VND (Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ giảm nhiều hơn so với tốc độ TTTD VND). Bên cạnh đó, việc điều tiết cung - cầu vốn và lãi suất của NHNN bị hạn chế do nhiều luồng vốn cịn nằm ngồi tầm kiểm soát của NHNN, đặc biệt là nguồn vốn của khu vực Chính Phủ, giảm TTTD chủ yếu diễn ra ở khu vực các NHTMNN.

Năm 2008 NHNN thực hiện ngay từ đầu CSTT thắt chặt, cụ thể: tháng 03/2008,

NHNN phát hành 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc, tăng 1% tỷ lệ DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả VND và ngoại tệ, đồng thời mở rộng diện phải chịu DTBB đối với tiền gửi kỳ hạn 24 tháng. Lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, tái chiết khấu sau hai năm được giữ ổn định cũng được điều chỉnh tăng vọt, lãi suất cơ bản từ 8,25% lần lượt tăng lên đến mức 14%, lãi suất tái cấp vốn lên 15% và lãi suất tái chiết khấu lên 13%. Trong điều kiện dư thừa vốn, lạm phát cao, các hành động quyết liệt này từ phía NHNN đã tạo sức hút mạnh hút tiền về từ lưu thơng đồng thời giảm mạnh cấp tín dụng nền kinh tế (TTTD quý I chỉ đạt 5,2% và quý II đạt 7,8% so với tháng 12 năm 2007). Kết quả là lạm phát được chặn đứng (từ mức 3,91%/tháng tương đương 25%/năm vào tháng 5 xuống âm trong tháng cuối năm), lạm phát cả năm ở mức 19,89%. Sau khi thực hiện thành cơng vai trị kiểm soát lạm phát, NHNN đã dần thực hiện CSTT nới lỏng, cụ thể các mức lãi suất được điều chỉnh giảm lần lượt còn 8,5%; 9,5% và 7,5%. Làm tăng mức cung tiền nền kinh tế, tín dụng cuối năm tăng trưởng trở lại và đạt mức 23,38% (riêng cuối quý III và quý IV tăng cao)

Tiếp theo, trong giai đoạn 2010 đến 2013, nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn như lạm phát vẫn ở mức cao, sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, sức mua của thị trường giảm, thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu gia tăng... Giai đoạn giữa năm 2011, mặt bằng

lãi suất cho vay lên ngưỡng 22-24%/năm, VND mất giá, dự trữ ngoại hối mỏng, hiệu quả đầu tư công thấp, nhập siêu cao, khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng yếu khiến một số ngân hàng thương mại có nguy cơ rơi vào rủi ro. Trong khi đó, thị trường thế giới phức tạp khi một số nền kinh tế lớn trên thế giới bị khủng hoảng nợ, bất ổn chính trị xảy ra ở nhiều nơi... cũng tác động tiêu cực tới nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ dẫn dắt thị trường linh hoạt, thiết lập sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp và duy trì ổn định định, trọng tâm nhất là ổn định giá trị VND, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Cùng với việc kết hợp với các cơng cụ của chính sách tài khóa, như giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay, chính sách tiền tệ đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong quá trình tái cơ cấu, phân bổ dòng vốn vào khu vực kinh tế thực, khu vực ngành nghề cần ưu tiên.

Năm 2011, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát tăng cao, NHNN đã điều hành

CSTT chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an tồn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 22% đến 30/6/2011 và xuống 16% đến 31/12/2011. Cụ thể, tháng 6/2011, NHNN bơm ra 141.838,4 tỷ đồng và hút về 206.649,7 tỷ đồng, hay NHNN đã hút ròng 64.811,3 tỷ đồng qua kênh ngiệp vụ thị trường mở, các mức lãi suất được điều chỉnh tăng, cụ thể lãi suất tái chiết khấu quý III, IV năm 2011 ở mức 12-13%, theo đó, lãi suất thị trường

Một phần của tài liệu Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng hệ thống NH khoá luận tốt nghiệp 339 (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w