Các nhóm báo cáo của thơng tư 35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến mô hình kho dữ liệu đáp ứng khả năng xây dựng báo cáo theo tiêu chuẩn của NH nhà nước tại NH TMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 324 (Trang 29 - 31)

1 .2Tổng quan về Khodữ liệu

1.3.2 Các nhóm báo cáo của thơng tư 35

Thơng tư 35 có 7 nhóm báo cáo chính:

- Báo cáo đầu tư đối với nền kinh tế: Gồm các báo cáo về tín dụng, phân loại nợ và xử lý nợ xấu, đầu tư khác. Các ngân hàng thương mại cần báo cáo về NHNN các đánh giá cụ thể về tình hình hoạt động tín dụng, quy mơ, tốc độ tăng trưởng tín dụng và nguyên nhân tăng trưởng tín dụng cao trong năm. Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo chất lượng tín dụng. Cân đối giữa quy mơ, tốc độ tăng trưởng tín dụng so với quy mơ, tốc độ huy động vốn. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu cải tiến mơ hình kho dữ liệu tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

- Huy động vốn: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo

đánh giá tình hình huy động vốn bằng vàng, bằng VND đảm bảo giá trị theo giá vàng, nêu rõ loại vàng huy động và hình thức huy động. Đánh giá tình hình cho vay

bằng vàng, bằng VND đảm bảo giá trị theo giá vàng. Diễn biến lãi suất huy động

và cho vay bằng vàng, bằng VND đảm bảo giá trị theo giá vàng, các nhân tố ảnh hưởng. Tình hình chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền, mục đích chuyển đổi, biện pháp phịng ngừa rủi ro về giá vàng.

- Lãi suất: Lãi suất huy động và cho vay là cơ sở để xác định chi phí (lãi phải trả)

đối với khoản vốn huy động từ người gửi tiền và người cho vay, là một trong những nhân tố chính để xác định lãi suất cho vay đầu ra và các khoản thu lãi nhận

được. Lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất liên ngân hàng giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được tình

hình về nhu cầu vốn của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. NHNN yêu

cầu các TCTD báo cáo thường niên các loại báo cáo lãi suất: báo cáo lãi suất tiền

gửi và cho vay bình quân; báo cáo lãi suất đối với nền kinh tế; báo cáo thực hiện tình hình giao dịch đối ứng; báo cáo tình hình kinh doanh cung ứng và sử dụng sản

phẩm phát sinh lãi suất.

- Thanh toán và ngân quỹ: Nghiệp vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng bao gồm các

nghiệp vụ: Cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu, chi tiền: NHNN thực hiện việc phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông thông qua hoạt động

thu chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước đối với

khách hàng (Thông tư số 23/2012/TT-NHNN ngày 9/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về Chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt). Giám định tiền thật/ tiền giả cho các cá nhân, tổ chức: Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám định tiền giả, tiền nghi giả cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu (Thơng tư số 28/2013/TT-NHNN ngày 5/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về xử lý

tiền giả, tiền nghi giả trong ngành Ngân hàng). Thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn

lưu thông: Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn Nguyễn Thị Phương Linh - Lớp HTTTB.K16

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu cải tiến mơ hình kho dữ liệu tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

cán cân thanh tốn quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các loại báo cáo mà ngân hàng thương mại phải gửi định kì cho NHNN bao gồm: Vay và cho vay nước ngoài, cung ứng dịch vụ và sử dụng ngoại hối, báo cáo trạng thái ngoại tệ, hoạt động kinh doanh vàng.

- Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), nơi diễn ra các hoạt

động của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cả giấy tờ có

giá ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ

thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp

và sử dụng vốn ngắn hạn. Ngân hàng thương mại sẽ lập các báo cáo giao dịch mua

nợ - bán nợ, giao dịch liên ngân hàng, cho vay các TCTD khác... cho Ngân hàng nhà nước theo định kì ngày/ quý/ tháng theo quy định.

- Giám sát, bảo đảm an tồn hoạt động tổ chức tín dụng: Ngày 20/11/2014,

Thống đốc NHNN đã ban hành thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ

lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi với mục đích phát triển bền vững hệ thống TCTD, tạo nên những chuẩn mực về quản

trị, an tồn hoạt động ngân hàng phù hợp với thơng lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.

- Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính NHNN là các báo cáo tổng hợp và thuyết

minh các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ chủ yếu của tồn hệ thống NHNN, được lập theo

chế độ kế toán hiện hành trên cơ sở tổng hợp và hợp nhất báo cáo từ các đơn vị thuộc hệ thống NHNN. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thơng tin về tình hình

kinh doanh và các luồng tiền của TCTD, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quản quản lý nhà nước. NHNN yêu cầu các TCTD lập báo cáo tài chính

định kì nhằm đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh, huy động vốn, các hoạt động thương mại một cách kịp thời, chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến mô hình kho dữ liệu đáp ứng khả năng xây dựng báo cáo theo tiêu chuẩn của NH nhà nước tại NH TMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 324 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w