Nguồn dữliệu (Data Source)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến mô hình kho dữ liệu đáp ứng khả năng xây dựng báo cáo theo tiêu chuẩn của NH nhà nước tại NH TMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 324 (Trang 33 - 38)

2 .1Thực trạng hạ tầng hệ thống thông tin tại Ngânhàng MSB

2.1.1 Nguồn dữliệu (Data Source)

2.1.1.1 Hệ thống ngân hàng lõi SIBS

Hệ thống SIBS là hệ thống dữ liệu tập trung, định hướng theo khách hàng, xử lý giao dịch trực tuyến, cho phép MSB có thể đưa ra nhanh chóng các sản phẩm mới phục vụ khác hàng trên diện rộng, phát triển các kênh phân phối mới như: Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking, ATM, ... đồng thời làm thay đổi tồn diện nền tảng cơng nghệ theo hướng hiện đại, đổi mới nghiệp vụ và các hoạt động quản lý kinh doanh của MSB.

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu cải tiến mơ hình kho dữ liệu tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Core Banking của MSB là hệ thống quản lý tập trung và xử lý trực tuyến (online) gồm các phân hệ sau:

- Phân hệ tiền gửi: Do dữ liệu được quản lý tập trung, phân hệ tiền gửi cho phép

“gửi và rút tiền mọi nơi” đồng thời cũng cho phép ngân hàng thực hiện giao dịch

một cửa. Hệ thống được phát triển theo “định hướng khách hàng”, mọi khách hàng

đều có tài khoản mở tại ngân hàng. Cách phát triển theo định hướng này cho phép

quản lý được số dư tiền gửi chi tiết đến từng khách hàng, từng loại sản phẩm, kỳ hạn, lãi suất,...của từng chi nhánh và toàn hệ thống. Hệ thống được xây dựng trên

cơ sở “các tham số” làm tăng tính linh hoạt trong việc quản lý, bổ sung, chỉnh sửa..

Hệ thống mới cũng cung cấp thêm các sản phẩm tiền gửi đa dạng và phong phú hơn: Chuyển tiền tự động, chuyển tiền giữa các tài khoản, thấu chi...

Tiền gửi được chia làm hai loại: Tiền gửi khơng kỳ hạn (Tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm) và tiền gửi có kỳ hạn.

- Phân hệ tín dụng: Mỗi khách hàng có một mã số khách hàng CIF và một mã số

tín

dụng (A/A) duy nhất trong tồn hệ thống. Mã số A/A dùng để quản lý hạn mức tín

dụng tối đa đối với mỗi khách hàng. Dựa vào số CIF và A/A, khách hàng có thể được vay vốn ở nhiều chi nhánh khác nhau của MSB. Việc xây dựng sản phẩm, thông tin về tài sản thế chấp cũng như các thông tin khác sử dụng trong khoản vay

được thiết lập bằng tham số đã trợ giúp cho việc sửa đổi, bổ sung rất thuận lợi. Nếu

chính sách của MSB cho phép, hệ thống cịn có thể hỗ trợ thực hiện giao dịch trực

tuyến và các giao dịch liên chi nhánh. Quản lý khoản vay có nhiều cấp độ khác nhau:

CIF: Thơng tin khách hàng - Duy nhất trong tồn hệ thống.

A/A: Mã số tín dụng - Duy nhất trong tồn hệ thống.

Facility: Hợp đồng (Hạn mức vay hoặc bảo lãnh).

Tài khoản thơng thường.

Tài khoản chính.

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu cải tiến mơ hình kho dữ liệu tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

- Tài trợ thương mại: Phân hệ tài trợ thương mại cho phép thực hiện các giao dịch

liên quan đến nghiệp vụ tài trợ thương mại như: Phát hành thư tín dụng nhập khẩu;

thanh tốn chứng từ theo thư tín dụng; phát hành bảo lãnh nhận hàng; ký hậu vận

đơn; chiết khấu chứng từ; thơng báo thư tín dụng; cho vay theo hình thức biên lai

tín thác;...

Hệ thống cho phép cập nhật và sao chép các giao dịch thương mại của các sản phẩm được cung cấp, cho phép kiểm tra hạn mức và cập nhật hạn mức khi thực hiện giao dịch. Hệ thống cũng cung cấp các chức năng kiểm soát, phê duyệt giao dịch trực tuyến đối với những người có thẩm quyền. Người sử dụng có thể thu và tra cứu những khoản quỹ, hoàn trả tiền quỹ hoặc có thể sử dụng tiền quỹ để thanh tốn các khoản đến hạn. Hệ thống tạo các bút toán tổng hợp một cách tự động dựa trên cơ sở các quy định về kế toán do người sử dụng định nghĩa. Dựa trên các phương pháp tính tốn xác định, hệ thống sẽ tự động tính lãi, phí phạt, phí hoa hồng và các phí dịch vụ khác. Đồng thời hệ thống cũng tự động tính lãi cộng dồn hàng ngày cho các khoản vay thương mại. Hệ thống cung cấp các báo cáo phục vụ việc quản lý, kiểm toán, các chức năng tra cứu, vấn tin cho các giao dịch và hạn mức khách hàng. Hệ thống có đặc điểm là tham số hố, tức là sử dụng bảng tham số xử lý tập trung do người dùng định nghĩa để tự động thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại. Để đảm bảo cho việc kiểm sốt và an tồn, hệ thống cho phép kiểm soát giao dịch theo 2 cấp độ (cấp dành cho cán bộ thực hiện nhập dữ liệu giao dịch và cấp dành cho kiểm soát viên duyệt giao dịch). Hệ thống có khả năng bảo mật tập trung và hỗ trợ giao dịch đa tiền tệ.

- Nghiệp vụ chuyển tiền: Phân hệ chuyển tiền mới có khả năng thực hiện các hoạt

động thanh toán sau: Mua bán ngoại tệ tiền mặt, Séc du lịch; phát hành Séc ngân hàng ra nước ngồi; thanh tốn chuyển tiền mặt cho khách vãng lai. Khi chuyển tiền ra ngoài hệ thống SIBS, mỗi nghiệp vụ chuyển tiền được thiết lập một sản phẩm chuyển tiền cụ thể. Mỗi giao dịch viên (Teller) được cấp một hạn mức giao

dịch. Trưởng phòng chỉ thực hiện phê duyệt giao dịch khi hạn mức giao dịch của

giao dịch viên bị vượt hoặc có sự thay đổi tỷ giá, phí chuyển tiền do giao dịch viên

thiết lập. Trong hệ thống chuyển tiền mới, mỗi giao dịch chuyển tiền được gắn với

một số chuyển tiền (RM No). Có thể kết hợp hoạt động mua bán ngoại tệ trên lệnh

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu cải tiến mơ hình kho dữ liệu tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

không phải khai báo lại. Các giao dịch được thực hiện dựa trên mã giao dịch, hệ thống dựa vào đó thực hiện hạch tốn tự động và in lên chứng từ khách hàng một số thông tin xác nhận giao dịch được thực hiện. Điều này sẽ làm giảm thiểu tối đa việc các giao dịch viên thực hiện sai các yêu cầu của khách hàng cũng như hạch toán sai vào hệ thống tài khoản. Mỗi giao dịch sẽ quản lý một lượng tiền mặt theo hạn mức định sẵn nên việc rút tiền hay nộp tiền của khách hàng cũng thuận tiện hơn. Mỗi giao dịch của giao dịch viên sẽ được hệ thống lưu lại trong nhật ký điện tử. Cân đối tài khoản của chi nhánh sẽ được tổng hợp trước tại Hội sở và được phân bổ về các chi nhánh để đối chiếu lại vào sáng hơm sau. Về phía khách hàng, nếu mở tài khoản tại một trong các điểm triển khai dự án sẽ được sử dụng các dịch vụ thuận lợi như: vấn tin, thực hiện giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào chỉ phải thực hiện giao dịch tại một cửa; các yêu cầu giao dịch được thực hiện ngay và in trên chứng từ, nhờ vậy khách hàng có thể kiểm tra được tính đúng đắn của giao dịch. - Phân hệ ngân quỹ (Treasury): Phân hệ ngân quỹ có đặc điểm là được thiết kế theo

hệ thống mở, tự động hoá và tập trung. Phân hệ ngân quỹ cho phép thiết lập hạn mức cho từng khách hàng, giao dịch viên, loại tiền tệ,... và tự động kiểm soát việc tuân thủ hạn mức theo thời gian thực hoặc bất thường. Hệ thống tự động thực hiện các bút toán hạch toán vào GL, tạo thư xác nhận, tính tốn giá cả, lãi suất,.. .và cho phép đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá mức độ rủi ro khi có sự biến động của thị trường. Hoạt động ngân quỹ được thực hiện tập trung tại Hội sở chính.

2.1.1.2 Hệ thống quản lý thẻ Way 4

WAY4 là một hệ thống quản lý thẻ và giao dịch [10] được ngân hàng Maritime Bank áp dụng trong thời gian gần đây. Đây là một khung xử lý thanh toán thế hệ mới với kiến trúc độc đáo được xây dựng xung quanh các đối tượng là khách hàng, hợp đồng, tài khoản và sản phẩm với các quy tắc kinh doanh cực kỳ linh hoạt và không giới hạn. WAY4 xây dựng trên các nền tảng phần cứng lớn nhất được sản xuất bởi các nhà cung cấp như Sun, HP và IB và được chạy trên một nền tảng Oracle sử dụng cụm UNIX cao cấp, các công nghệ Java, C và XML nhằm phục vụ nhóm khách hàng lớn với các sản phẩm chuyên biệt.

Lõi xử lý giao dịch WAY4 hỗ trợ nhiều mơ-đun phần mềm và giải pháp. WAY4 có thể đồng thời chạy thẻ trả trước và thẻ tín dụng, quản lý sản phẩm của công ty và triển khai các giải pháp sẵn có. Way4 cho phép trao đổi yêu cầu phức tạp với các ngôn ngữ khác nhau bao gồm ISO8583, DDC và XML / IFX. Vì vậy, khách hàng của Maritime Bank có thể truy cập các sản phẩm và dịch vụ từ các hệ thống chi nhánh và hóa đơn thơng qua ATM, POS, kiosk, web, IVR và dịch vụ ngân hàng di động, cũng như các chương trình thanh tốn của Visa, MasterCard, American Express, Diners Club, CUP. Và hơn hết, WAY4 có thể quản lý nhiều loại tiền tệ, ngơn ngữ và múi giờ .

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu cải tiến mơ hình kho dữ liệu tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Kiến trúc WAY4 dựa trên một bộ quản lý giao dịch trực tuyến thống nhất và kế toán Core. Core này được bao quanh bởi một loạt các mô đun ứng dụng hỗ trợ một loạt các yêu cầu chức năng. WAY4 Core bao gồm các thông tin về tài khoản, hợp đồng, khách hàng, sản phẩm và giao dịch được sử dụng thơng qua các loại thẻ thanh tốn.

2.1.1.3 Hệ thống quản lý rủi ro Kondor

Kondor + là giải pháp thương mại và quản lý rủi ro được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, hỗ trợ các tổ chức tài chính [11]. Tại MSB, Kondor được sử dụng để lưu thơng tin về tín dụng, tiền gửi, các giao dịch phát sinh, trao đổi ngoại tệ (FX - Foreign Exchange), các cam kết mua/bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, công cụ trên thị trường tiền tệ. Và cịn có 1 module dùng đề quản lý rủi ro với các chức năng như: quản lý hạn mức đối tác, quản lý nhà cung cấp ... Trading n⅛ ∣ Foreign EKdhange- Derivatives interest Rates Derivatives Credl: Den va:lves ComiTiOdit y Op--Ions OperatdoniS

Trade WOfkfkJw. Confcrmailons, payments, cash management, accounting, central clearing and reporting

FuslQnCapital GlQbai CompQnents BiJEiness-Vviae Coherency Fixed Income Foreign Exchange Money Market

Hình 2.1: Các thành phần tính năng của hệ thống quản lý rủi ro Kondor+

Kondor+ được triển khai trên nền tảng Microsoft SQL Server và chạy trên máy chủ HP ProLiant với Red Hat Linux. Với Kondor+, MSB có thể chuẩn hóa và tích hợp kinh doanh đồng thời quản lý rủi ro mà không làm mất đi nhu cầu của khách hàng và thị trường. Kondor có khả năng mơ phỏng rủi ro của thị trường tồn cầu: lãi suất, ngoại hối, vốn cổ phần, tín dụng, lạm phát.. Nó cung cấp các báo cáo rủi ro với các phân tích nâng cao như kịch bản về năng suất và các đường cong biến động, khả năng tính tốn các giao dịch và vị trí dễ dàng. Hơn nữa, Kondor+ cịn sử dụng FusionRisk để xây dựng một cái nhìn tổng quan về rủi ro nhằm mang lại cái nhìn minh bạch cho hệ thống thương mại của doanh nghiệp. Kondor+ được đánh giá là một hệ thống quản trị rủi ro tồn diện, có tầm nhìn tổng quan về các danh mục tài sản cũng như đánh giá các nhân tố rủi ro cho từng loại tài sản nói riêng và tồn bộ danh mục tài sản nói chung.

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu cải tiến mơ hình kho dữ liệu tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến mô hình kho dữ liệu đáp ứng khả năng xây dựng báo cáo theo tiêu chuẩn của NH nhà nước tại NH TMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 324 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w