Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của VMS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông tin di động VMS (Trang 60)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền A. Nợ phải trả 915.877 29.3% 1.093.757 I. Nợ ngắn hạn 869.800 27.85% 1.028.540 3.Phải trả ngƣời bán 31.89 1.01% 47.204 5.Thuế, phải nộp NN 199.999 6.41% 75.607 6.Phải trả CNV 51.597 1.65% 63.882 7.Phải trả nội bộ 149.076 4.78% 168.440 8.Phải trả phải nộp khác 437.539 14% 673.405 II. Nợ dài hạn 0 0 1.Vay dài hạn 0 0 III. Nợ khác 46.077 1.45% 65.217 1.Chi phí phải trả 28.854 46.797 3.Nhận ký cƣợc, quỹ DH 17.223 18.419 B.NVCSH 2.206.472 70.7% 3.166.945 I.Nguồn vốn-Quỹ 2.198587 70.4% 3.156.771

II. Nguồn kinh phí 7.885 0.3% 10.174

TỔNG NGUỒN VỐN 3.122.349 100% 4.260.702

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 5 năm từ 2003 đến 2007

Qua số liệu trong bảng 2.3 ta thấy so với năm 2003 tổng nguồn vốn năm 2004 của công ty VMS tăng 36,9%, năm 2005 tăng 82,16%, năm 2006 tăng 35,84%. Trong đó, chủ yếu là tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể: nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng 960.473 triệu đồng tƣơng ứng với mức tăng tƣơng đối là 43,53%. Năm 2005 tăng 3.470.854 triệu đồng tƣơng ứng mức tăng tƣơng đối là 109,5%, năm 2006 tăng 2.632.526 triệu đồng tƣơng ứng tăng 39,66%. Riêng năm 2007 tổng nguồn vốn của công ty VMS giảm đi với nguyên nhân nhƣ đã giải thích ở phần trên. Đây là sự tăng trƣởng rất mạnh của cơng ty báo hiệu tình hình kinh doanh của cơng ty đang tiến triển tốt, trong tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì số tăng các quỹ nhiều hơn tăng nguồn vốn kinh doanh. Số tăng nguồn vốn kinh doanh này hoàn tồn là do vốn tự bổ sung của cơng ty bằng cách chuyển nguồn mua sắm tài sản từ quỹ đầu tƣ phát triển của công ty.

Quỹ đầu tƣ phát triển của công ty tăng lớn nhất với số tiền 240.764 triệu đồng vào năm 2004, 446.063 triệu đồng vào năm 2005, 1.398.859 vào năm 2006 do trích từ lợi nhuận năm trƣớc. Ngồi ra, tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty đã giảm đi qua từng năm. Trong năm 2003 tỷ lệ nợ phải trả trong tổng vốn là 29,3%, sang năm 2004 tỷ lệ nợ phải trả là 25,67%; năm 2005 tỷ lệ này là 14,48%, năm 2006 là 12,07%; năm 2007 tỷ lệ nợ phải trả là 21,27%. Trong việc giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn ta thấy tỷ lệ khoản nợ ngắn hạn cũng giảm đi rõ rệt. Xem xét các khoản nợ ngắn hạn ta thấy một điều là cơng ty khơng vay ngắn hạn mà hồn tồn là các khoản vốn chiếm dụng nhƣ: phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà Nƣớc, phải trả nội bộ và phải trả phải nộp khác.

Xét trên góc độ kết cấu nguồn vốn ta thấy: Các hệ số nợ của Công ty năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2006 và xấp xỉ bằng hệ số nợ bình quân từ năm 2002 đến năm 2006. Hệ số nợ/Tổng tài sản bình quân là

0,22 cịn hệ số nợ/VCSH bình qn là 0,29. Nguyên nhân hệ số nợ tăng là

do các khoản nợ phải trả tăng so với năm 2006 trong khi Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu năm 2007 lại giảm so với năm 2006. Việc giảm tổng tài sản và vốn chủ sở hữu năm 2007 do Công ty phải điều chuyển tiền từ lợi nhuận chƣa phân phối về theo yêu cầu Tập đoàn. Mặc dù hệ số nợ tăng nhƣng khả năng thanh tốn của Cơng ty vẫn rất tốt vì nợ phải trả của Cơng ty chủ yếu là các khoản phải trả ngƣời bán, Thuế phải nộp Nhà nƣớc và các khoản chiếm dụng vốn khác và Công ty khơng có một khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn nào. Năm 2008 theo kế hoạch đã đƣợc lãnh đạo phê duyệt về phƣơng án vay USD phục vụ các hợp đồng nhập khẩu, hệ số nợ của công ty trong năm tới sẽ tăng mạnh. Để đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn Công ty cần cân đối và tính tốn các dịng tiền theo từng thời hạn khoản vay với dịng tiền của Cơng ty để xây dựng phƣơng án vay nợ, trả nợ hợp lý và đúng thời hạn. Nhìn chung, hệ số nợ có xu hƣớng giảm đi cịn nguồn vốn chủ sở hữu có xu hƣớng tăng lên, đây cũng biểu hiện khả năng tài chính của cơng ty đang mạnh lên. Tuy nhiên, kết cấu này đã hợp lý hay chƣa cịn phải xem xét trên góc độ tạo lợi nhuận cao nhất cả về số tƣơng đối lẫn số tuyệt đối.

Cũng trên giác độ này ta thấy trong vòng 5 năm, trong tổng nguồn vốn tỷ trọng nguồn vốn - Quỹ chiếm cao nhất với tỷ lệ 70,7% năm 2003; 74,09% năm 2004; 85,3% năm 2005; 87,71% năm 2006; 77,81% năm 2007; tiếp theo mới đến tỷ trọng nợ ngắn hạn. Đã có sự thay đổi kết cấu nguồn vốn của cơng ty. Tỷ trọng nguồn vốn - Quỹ ngày càng có xu hƣớng tăng lên cịn tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hƣớng ngày càng giảm đi. Khi xét về nguồn gốc các khoản nợ ta thấy: trong Nợ ngắn hạn khơng có vay ngắn hạn, doanh nghiệp cũng khơng hề có một khoản nợ dài hạn nào.

Cũng tƣơng tự nhƣ phần phân tích ở trên, khi ta đề cập đến nguồn hình thành vốn của BCC (VMS+CIV) ta sẽ có kết cấu nguồn vốn của BCC nhƣ sau: Bảng 2.4: Nguồn hình thành vốn SXKD của BCC Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2003 Chỉ tiêu Số tiền A. Nợ 915.877 phải trả B. 4.769.242 NVCSH Trong đó * Của 2.206.472 VMS *Của 2.562.770 CIV Tổng 5.685.119 vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm 2003, 2004 và 2005. Căn cứ vào

bảng 2.4 trên ta nhận thấy thực tế nguồn vốn kinh doanh của BCC, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm 16,11% năm 2003; 15,41% năm 2004 và 10,55% năm 2005. Việc nghiên cứu khái quát cơ cấu vốn và nguồn vốn của VMS và cả BCC cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra rất thuận lợi, khả năng độc lập tài chính tốt, cơng tác tạo lập nguồn vốn khơng gặp khó khăn.

Để nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể hơn tình hình sử dụng cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của VMS và của cả BCC ta sẽ đi sâu xem xét từng nội dung cụ thể về sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty thơng tin di động VMS

2.2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụngvốn của cơng ty vốn của cơng ty

Nhƣ đã trình bày ở phần lý luận, hiệu quả sử dụng vốn trong công ty là kết quả có ích cuối cùng mà cơng ty đạt đƣợc thơng qua việc bỏ vốn vào đầu tƣ dƣới dạng các tài sản. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh trong công ty đƣợc biểu hiện thông qua số tuyệt đối là lợi nhuận trƣớc (hoặc) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và số tƣơng đối là tỷ suất lợi nhuận tổng vốn. Ngồi ra, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn thông qua việc so sánh giữa doanh thu thuần với việc bỏ vốn và các loại tài sản trong kinh doanh.

Trƣớc hết, ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn thơng qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ xem xét lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại, không đề cập đến kết quả từ hoạt động khác.

Căn cứ số liệu trong bảng 2.5 dƣới đây ta thấy: Năm 2004 so với năm 2003 chỉ tiêu lợi nhuận tăng 17,3% tƣơng ứng tăng 198.949 triệu đồng. Năm 2005 chỉ tiêu này tăng 162% tƣơng ứng tăng 2.186.595 triệu đồng; năm 2006 chỉ tiêu này tăng 42,3% tƣơng ứng tăng 1.497.432 triệu đồng. Kết thúc năm 2007 các chỉ tiêu về mặt tài chính của Cơng ty VMS đều có mức tăng trƣởng mạnh mẽ. Doanh thu năm 2007 tăng 140,56% so với năm 2006 cịn chi phí của Cơng ty tăng 173,47% so với năm 2006. Trong cơ cấu chi phí của Cơng ty chi phí dành cho quảng cáo khuyến mại chiếm đến 37,79% tổng chi phí của Cơng ty và so với năm 2006 chi phí dành cho quảng cáo khuyến mại đã tăng 297,46%. Tốc độ gia tăng mạnh của chi phí năm 2007 đã giải thích lý do doanh thu của

Công ty tăng mạnh nhƣng lợi nhuận trƣớc trƣớc thuế chỉ tăng 106,07% so với năm 2006. Bên cạnh đó phần doanh thu khuyến mại năm 2007 chiếm xấp xỉ 20% tổng doanh thu của Cơng ty sau khi tính vào chi phí theo quy định phần cịn lại phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp vì vậy làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2007 không tăng mà thậm chí cịn giảm và chỉ bằng 88,80% so với năm 2006. Ngoài ra, vào năm 2007 chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có sự giảm sút cịn do trong năm cơng ty liên tục có những đợt giảm giá cƣớc dịch vụ làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, chỉ tiêu này sẽ đƣợc cải thiện vào các năm tiếp theo bởi vì giá cƣớc rẻ hơn sẽ khiến ngày càng nhiều khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ tạo nên một khoản lợi nhuận to lớn bù đắp lại phần lợi nhuận mất đi do giảm giá cƣớc dịch vụ. Trong thời gian tới trên thị trƣờng thông tin di động sẽ diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ thơng tin di động và để chăm sóc khách hàng, thu hút thêm thuê bao các nhà cung cấp sẽ tung ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi và điều này sẽ góp phần làm cho phần doanh thu khuyến mại của Công ty VMS sẽ tiếp tục tăng mạnh vì vậy việc kiểm sốt tốt chi phí sẽ là yếu tố quan trọng giúp Cơng ty cải thiện đƣợc tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận trong các năm tới. Ta thấy rằng tỷ lệ tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn ở mức tƣơng đối cao. Do ngành bƣu chính viễn thơng là một ngành đang phát triển mạnh ở nƣớc ta hiện nay và ngành này đang đƣợc hƣởng những ƣu thế về cung cấp dịch vụ thông tin di động nên việc đạt lợi nhuận cao nhƣ vậy cũng khá dễ hiểu. Hơn nữa, để tạo ra lợi nhuận cao một phần là do việc đến năm 2005 VMS vẫn hƣởng kết quả ăn chia của BCC 50% theo doanh thu.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của VMS

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

1. Doanh thu thuần 1.699.345 2.376.596

2. Giá vốn hàng bán 435.581 850.390

3. Lợi tức gộp 126.364 1.526.287

4. Chi phí bán hàng 82.128 119.324

5. Chi phí quản lý DN 31.123 57.501

6. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 1.150.513 1.349.462

7. Lợi nhuận sau thuế 643.938 917.612

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm từ 2003 đến 2007

Việc phân tích kết quả kinh doanh trên đây mới chỉ đề cập đến chỉ tiêu lợi nhuận trên giác độ số tuyệt đối và nghiên cứu nó theo xu hƣớng phát triển mà chƣa đề cập đến mối quan hệ giữa lợi nhuận với tồn bộ vốn sản xuất kinh doanh mà cơng ty đã bỏ ra để kinh doanh. Hơn nữa, chỉ tiêu lợi nhuận chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, thời gian khác nhau, quy mơ kinh doanh khác nhau thì lợi nhuận khác nhau. Vì vậy để đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty VMS ta đi phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (chỉ tiêu tƣơng đối) trong bảng 2.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty VMS.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của VMS trong vòng 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004

1.Vốn SX bình quân Tr.đồng 2.019.129 3.691.527

2.Vốn CSH bình quân Tr.đồng 1.849.231 2.686.709

3.Doanh thu thuần Tr.đồng 1.699.345 2.376.596

4.Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 643.938 917.612

5.Vòng quay VSX(3/1) Vòng 0,84 0,64

6.Doanh lợi doanh thu(4/3) % 42,56% 44,52%

7.Tỷ suất doanh lợi VSX(4/1) ROA % 29,36% 30,27%

8.Tỷ suất doanh lợi VCSH(4/2) ROE % 34,42% 35,42%

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007

Căn cứ vào số liệu tính tốn trong bảng 2.6 ta có nhận xét sau: Năm 2003 vốn sản xuất quay đƣợc 0,84 vòng nhƣng đến năm 2004 số vòng quay vốn sản xuất giảm xuống chỉ còn 0,62 vòng, với số chênh lệch giảm 0,2 vịng. Có thể do vốn đầu tƣ lớn mà doanh thu chƣa tƣơng xứng nên vòng quay vốn sản xuất chƣa cao. Điều này có thể giải thích là do năm 2004 là năm sắp kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh cho nên cả hai bên VMS và đối tác đều quyết định đầu tƣ hết tồn bộ số tiền cịn lại trong hợp đồng cho nên số vốn đầu tƣ vào cuối năm 2004 là quá lớn mà chƣa kịp tạo ra lợi nhuận dẫn đến sự sụt giảm chỉ tiêu vòng quay của vốn sản xuất. Nhƣng sang đến các năm tiếp theo, năm 2005, năm 2006 và năm 2007 khi số vốn đầu tƣ cuối năm 2004 đã tạo ra lợi nhuận thì chỉ tiêu này tƣơng đối cao. Năm 2007 chỉ tiêu vòng quay vốn sản xuất lên đến 1,43 vòng.

Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu ta thấy năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 0,7%. Năm 2005 chỉ tiêu này giảm đi 0,38%; đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 10,13% so với năm 2005; nhƣng năm 2007 chỉ tiêu này lại giảm 12,73% so với năm 2006. Xét về số thực tế 5 năm thì tỷ suất doanh lợi doanh thu nhƣ sau: Năm 2003 chỉ tiêu này đạt 42,56% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu VMS thực hiện đƣợc trong năm thì có 42,56 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2006 chỉ tiêu này đạt 34,01% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 34,01 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 chỉ tiêu này là 21,28% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 21,28 đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành thì VMS vẫn đạt cao hơn. (Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu trung bình của ngành từ năm 2002-2006 là 20,23%.)

Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2003 là 29,36% nghĩa là trong năm cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân đƣợc sử

dụng tạo ra 29,36 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này sang năm 2004 tăng 0,91%, sang năm 2005 tăng 12,1%, đến năm 2006 giảm đi 4,96% và đến năm 2007 lại giảm đi 6,98%. Nhƣ vậy xét về số thực tế cũng nhƣ xu thế phát triển thì chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh tƣơng đối tốt. Chỉ tiêu này cao gần gấp 2 lần lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng hiện nay. Nếu so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành thì ta thấy VMS năm 2007 vẫn đạt cao hơn chỉ tiêu trung bình của ngành (đạt 21,9%). Nhƣ vậy, hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của VMS đều cao hơn chỉ tiêu trung bình của ngành, chứng tỏ VMS là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành về hiệu quả sử dụng vốn.

Nhƣ ta đã biết, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính ln phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau và nghiên cứu chúng trong mối quan hệ tƣơng tác với nhau. Để thấy rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên ta phân tích theo hệ thống Dupont:

Lợi nhuận sau thuế Vốn SX bình qn

Theo kết quả tính tốn trên ta có:

Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh của năm 2007 giảm 6,98%

Trong đó:

Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2006: 34,01%*1,1=37,41% Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2007: 21,28%*1,43=30,43% Sự giảm đi của doanh lợi vốn sản xuất do sự ảnh hƣởng của hai nhân tố:

-Sự ảnh hƣởng của tỷ suất doanh lợi doanh thu:

DLDT = DLDT2007 * VQVSX2006 - DLV2006 =

21,28% * 1,1 - 37,41% = - 14%

-Sự ảnh hƣởng của vòng quay vốn sản xuất kinh doanh: VQVSX = DLV2007 - DLDT2007 * VQV2006 =

30,43% - 21,28% * 1,1 = 7,022% Tổng hợp lại ta có:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông tin di động VMS (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w