Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn thi hành tại NH TMCP quốc tế việt nam (VIB) 477 (Trang 32 - 36)

1.3. Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở một số nước trên

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ nghiên cứu pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM ở một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam nên học hỏi pháp luật của các nước như nước Anh và nước Úc trong hoạt động cho vay của các NHTM, bởi đây là các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, gắn với thành quả kinh tế là hệ thống pháp luật được đánh giá là chuẩn mực. Các nguyên tắc, phương thức điều chỉnh cũng như nội dung điều chỉnh của các quy phạm pháp luật được coi là chuẩn mực trong lĩnh vực lập pháp. Thêm nữa, các quốc gia này đều là các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, là một trong các mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đang theo đuổi, thì việc xem xét học hỏi lĩnh vực pháp luật để vận hành nền kinh tế thị trường là việc hồn tồn có thể lý giải được. Cụ thể, Việt Nam cần xây dựng linh hoạt và học hỏi những chính sách trong việc quy định những nội dung cần thiết đối với đối với cả bên cho vay và bên vay trong quan hệ vay vốn. Theo đó, Việt Nam cần xem xét việc đặt ra những nghĩa vụ có phần đầy đủ và nặng nề hơn đối với bên cấp tín dụng - NHTM là có phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện tại hay không. Đồng thời, chúng ta cũng cần liên tục nghiên cứu, xem xét sự thay đổi của các yếu tố kinh tế vi mô, vĩ mô để kịp thời đặt ra những quy định pháp luật phù hợp nhất.

Thứ hai, Việt Nam cũng cần linh hoạt học hỏi kết hợp nhóm pháp luật của các nước có sự tương đồng về điều kiện kinh tế xã hội với Việt Nam như Trung Quốc là một điển hình. Bởi bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng được xây dựng dựa trên cơ sở nền móng là điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tập tục của quốc gia đó. Việc học hỏi hệ thống pháp luật có điều kiện kinh tế xã hội tương tự, nhưng có hiệu quả điều chỉnh pháp luật tốt là phương thức mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng nên thực hiện. Cụ thể, Việt Nam cần đưa vào hệ thống pháp luật những quy định chặt chẽ hơn về quá trình quản lý tài sản bảo đảm của khoản vay giống như quy định của Trung Quốc, bởi đây sẽ là một trong những biện pháp hỗ trợ giúp cho các ngân hàng hạn chế được tối đa sự rủi ro do khách hàng mang lại. Bên cạnh đó, pháp luật cần đặt ra những quy định bắt buộc và mang tính cưỡng chế trong việc hồn trả vốn vay của khách hàng cũng sẽ

là cơ chế quan trọng để có thể bảo vệ các NHTM trong quan hệ vay vốn, đảm bảo cho các quan hệ kinh tế được phát triển ổn định và an toàn.

Thứ ba, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các quốc gia thì việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc thừa nhận trong lĩnh vực cấp tín dụng là nội dung buộc phải thực hiện. Bên cạnh đó, vấn đề tương thích giữa hệ thống pháp luật tài chính ngân hàng của Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia nảy sinh như một nhu cầu tất yếu không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà đã là nhu cầu từ cuối những năm 1990. Về mức độ tương thích với hệ thống pháp luật tài chính ngân hàng của các quốc gia ký kết điều ước quốc tế, yêu cầu cơ bản đặt ra là phải đảm bảo tính tương đồng về nguyên tắc, định hướng. Có như vậy, hoạt động cho vay cũng như hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của các NHTM tại Việt Nam mới được phát triển một cách đồng bộ, tiên tiến và linh hoạt được.

Ket luận chương 1

1. Cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng của NHTM. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết

giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong

một thời

gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Cho vay có

một số đặc điểm chính: thứ nhất, trong hoạt động cho cho vay của NHTM luôn xuất

hiện hai bên chủ thể, là NHTM - bên cho vay và khách hàng - bên vay; thứ hai, đối

tượng của hoạt động cho vay, đó là tiền tệ hay chính xác hơn là quyền đối với

tiền tệ;

thứ ba, thời hạn cho vay do NHTM và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu sử

dụng của khách hàng; thứ tư, hình thức pháp lý của quan hệ cho vay là HĐTD; thứ

năm, về mục đích của hoạt động cho vay của NHTM là tạo ra lợi nhuận.

2. Hoạt động cho vay của NHTM luôn phải được đảm bảo thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định, cụ thể đó là: thứ nhất, bên vay phải đảm bảo sử

dụng vốn

vay đúng mục đích đã thỏa thuận; thứ hai, bên vay phải hoàn trả tiền vay cả gốc

và lãi

đúng thời hạn; thứ ba, bên đi vay phải có tài sản đảm bảo cho một số khoản vay

cụ thể.

Chính những nguyên tắc trong quan hệ vay vốn đó sẽ đảm bảo tình hình hoạt động

kinh doanh của các ngân hàng được phát triển một cách an tồn và có hiệu quả. Qua

quy định về hợp đồng tín dụng; thứ tư, quy định về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay; thứ năm, quy định về thẩm định và quyết định cho vay; thứ sáu, quy định về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong q trình cho vay của NHTM.

4. Khóa luận đã nghiên cứu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng, mà cụ thể hơn đó là hoạt động cho vay của NHTM ở một số nước trên thế giới: Anh, Mỹ và Trung Quốc. Qua đó, ta có thể thấy điểm chung trong quy định của nhóm nước phát

triển như

Anh và Mỹ đó là bên cấp tín dụng ln được pháp luật đặt nghĩa vụ đầy đủ và

nặng nề

hơn trong quan hệ tín dụng và các quy định pháp luật về tín dụng thường xuyên được

sửa đối để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Ngồi ra, thơng qua việc

nghiên cứu ta còn thấy được sự tương đồng nhất định về nội dung cũng như

cách thức

trong quy định pháp luật về hoạt động cho vay của các NHTM giữa Trung Quốc và

Việt Nam do hai nước có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khá giống nhau. Từ việc

tìm hiểu hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới, sẽ giúp Việt Nam có cái nhìn

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

QUỐC TẾ VIB

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn thi hành tại NH TMCP quốc tế việt nam (VIB) 477 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w