Quy định về

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn thi hành tại NH TMCP quốc tế việt nam (VIB) 477 (Trang 36 - 87)

Điều kiện cho vay là những quy định của pháp luật được đặt ra nhằm xác định những chủ thể có nhu cầu vay vốn và các ngân hàng chỉ được phép cho vay khi các chủ thể đó đáp ứng các điều kiện theo luật định, bao gồm: “điều kiện về độ tuổi; năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự; mục đích sử dụng vốn hợp pháp; phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ” (Điều 7, Thơng tư 39/2016/TT-NHNN).

Thứ nhất, về địa vị pháp lý của khách hàng. Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, đáp ứng điều kiện về độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Đối với khách hàng là pháp nhân phải “có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 7 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN) thì mới được NHTM xem xét, quyết định cho vay. Theo quy định hiện hành, thì “năng lực

pháp luật

dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì

năng lực

pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký và

năng lực

pháp luật dân sự của pháp nhân chỉ chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”

tư 39/2016/TT-NHNN). Quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 21 của BLDS 2015, cụ thể “ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Như vậy, đối với khách hàng chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ở trong độ tuổi từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và không bị mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hồn tồn có đủ điều kiện để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay.

Trên thực tế, chủ thể vay vốn ln đa dạng và có địa vị pháp lý khác nhau nên tùy từng đối tượng khách hàng cụ thể mà các ngân hàng lại xây dựng những quy định về địa vị pháp lý phù hợp với quy định chung của pháp luật.

Thứ hai, “mục đích vay vốn phải hợp pháp” (khoản 2 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN). Đây là điều kiện chung có tính chất bắt buộc đối với tất cả các chủ thể đi vay trong HĐTD. Bởi theo quy định tại Điều 8 Thơng tư 39/2016/TT- NHNN thì khách hàng sẽ khơng được vay vốn ngân hàng để sử dụng cho các mục đích mà pháp luật cấm như: “đầu tư kinh doanh các ngành nghề hay mua sắm, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật khơng cho phép,...”. Pháp luật quy định như vậy sẽ hạn chế được tối đa rủi ro mà khách hàng mang lại cho ngân hàng. Vì nếu khách hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh hợp pháp thì khơng phải chịu rào cản của pháp luật, việc tiến hành sẽ thuận lợi và mang lại lợi nhuận, từ đó việc thu hồi vốn của NHTM cũng khả thi và hiệu quả hơn.

Thứ ba, đó là khách hàng phải “có phương án sử dụng vốn khả thi” (khoản 3 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN). Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 94 thì “TCTD phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi trước khi quyết định cấp tín dụng”. Theo đó, “khách hàng phải cung cấp thơng tin cho ngân hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu đó” ( khoản 2 Điều 16 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN). Như vậy, trong hồ sơ đề nghị vay vốn, khách hàng phải gửi cho ngân hàng phương án sử dụng vốn chi tiết, mang tính khả thi để ngân hàng có thể thấy được phương án kinh doanh đó có tiềm năng và sẽ mang lại lợi nhuận, có khả năng hồn trả vốn vay cho ngân hàng.

Thứ tư, khách hàng phải “có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn (cả gốc và lãi) theo HĐTD đã ký kết với ngân hàng” (khoản 4 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN). Theo đó, khách hàng sẽ được xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng được các ngân hàng đánh giá là có tình hình tài chính ổn định, minh bạch, thơng qua tiêu chí về điều kiện thu nhập (đối với cá nhân) hay tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với doanh nghiệp). Như tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) khi xác định điều kiện nguồn thu nhập đối với khách hàng thì ngân hàng sẽ căn cứ và đánh giá các khoản thu nhập từ lương, thưởng, hoa hồng; từ cho thuê tài sản; từ cổ tức; từ hoạt động doanh nghiệp,... có phù hợp với điều kiện vay vốn của ngân hàng hay khơng, để từ đó sẽ đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về điều kiện vay vốn, đồng thời căn cứ vào quy mô, đối tượng vay vốn và để quy trình xem xét các điều kiện này được nhanh chóng, đúng pháp luật, thì các NHTM sẽ chủ động xây dựng lên những quy định cụ thể về điều kiện cho vay tới từng đối tượng khách hàng khác nhau.

2.1.2. Quy định về chủ thể trong hợp đồng vay

Khi một quan hệ vay vốn được xác lập, thì việc đầu tiên cần phải xem xét đó là địa vị pháp lý của các bên chủ thể trong hợp đồng vay có thỏa mãn yêu cầu của pháp luật hay không. Trong một hợp đồng vay, thường xuất hiện hai bên chủ thể cơ bản, đó là bên cho vay và bên vay.

Bên cho vay

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN quy định thì “bên cho vay là các TCTD được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD, trong đó bao gồm NHTM”. Hiện nay, trên thực tế, trong hợp đồng vay vốn, NHTM muốn trở thành một bên chủ thể thì phải đáp ứng các điều kiện sau: có giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp; có vốn điều lệ được NHNN chuẩn y; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; có người đại diện đủ năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền để giao kết hợp đồng. Hoạt động cho vay vốn mang bản chất là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vậy nên pháp luật quy định những điều kiện tương đối chặt chẽ đối với chủ thể là bên cho vay - NHTM là điều hết sức hợp lý. Bởi điều này sẽ giúp

loại bỏ và hạn chế những TCTD không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh trên thương trường từ đó góp phần đảm bảo quan hệ tín dụng được phát triển một cách an toàn, lành mạnh và bảo vệ cả quyền lợi cho các chủ thể vay vốn.

Bên vay

Điều kiện về tư cách chủ thể của bên vay là cần thiết và trên thực tế các NHTM khi xác lập quan hệ tín dụng với bên vay ln cần thẩm định chi tiết vấn đề này để đảm bảo hiệu lực pháp lý của HĐTD. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN thì “khách hàng vay vốn (hay gọi là bên vay) tại TCTD bao gồm pháp nhân và cá nhân”:

- Đối với khách hàng vay vốn là pháp nhân “bao gồm pháp nhân được thành lập và

hoạt động tại Việt Nam hoặc pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt

động hợp

pháp tại Việt Nam” thì pháp nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện được quy

định tại Điều 74 BLDS 2015 như “được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức theo

quy định; có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh

mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Ngồi ra, như đã phân tích

ở trên,

thì đối với khách hàng là pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự theo đúng

quy định pháp luật để có thể tham gia vào quan hệ vay vốn với ngân hàng. - Đối với khách hàng là cá nhân “bao gồm cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc cá

nhân có quốc tịch nước ngồi”, để có thể trở thành một bên chủ thể trong HĐTD thì

các cá nhân phải đáp ứng điều kiện có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của

sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam” (Điều 673,674,676 BLDS 2015). Việc mở rộng quy định của pháp luật đối với đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân mang quốc tịch nước ngoài là điều hoàn tồn đúng đắn và phù hợp với tiến trình hịa nhập nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Bởi một mặt vừa tạo điều kiện giúp những cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch nước ngồi có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay của NHTM, mặt khác giúp các ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay vốn từ đó thúc đẩy tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ.

Như vậy, ta có thể thấy theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể trong HĐTD chỉ có thể là các cá nhân hoặc pháp nhân. Và đương nhiên thì các đối tượng khơng phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh, xí nghiệp,... khơng có tư cách pháp nhân) thì sẽ khơng đủ tư cách là chủ thể vay vốn tại các ngân hàng. Quy định này được xem hoàn toàn phù hợp với quy định tại BLDS 2015, khi mà chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Trước đây, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác được coi là một trong những chủ thể của quan hệ trong BLDS 2005. Tuy nhiên, nó đã tạo ra vô vàn rắc rối pháp lý trong thực tế cuộc sống, bởi nếu cứ cho các đối tượng này vay như trước đây thì khi xảy ra những tranh chấp buộc ngân hàng phải thu hồi vốn đã cho vay mà ngân hàng lại khơng có thẩm quyền yêu cầu những đối tượng trong cùng một gia đình hay các thành viên trong tổ hợp tác cùng chịu trách nhiệm về khoản vay được. Vì vậy, việc thay đổi đối tượng vay sẽ làm rõ tư cách pháp lý và quy định rõ trách nhiệm cụ thể đối với khoản vay, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay hiện nay.

2.1.3. Quy định về hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (bên vay) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó TCTD chuyển giao một khoản tiền tệ cho bên vay sử dụng trong một thời gian nhất định và bên vay phải cam kết sử dụng khoản tiền vay đúng mục đích, đồng thời hồn trả cả gốc và lãi trong một thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN thì “thỏa thuận cho vay (hay chính là HĐTD) phải được thành lập bằng văn bản”. Quy định này hoàn toàn phù hợp và cần thiết bởi lẽ quan hệ tín dụng thường diễn ra hết sức phức tạp, việc phải thành lập lên HĐTD bằng văn bản sẽ là chứng cứ rõ ràng và chính xác nhất ghi nhận một giao dịch thực tế diễn ra giữa bên vay và bên cho vay. Để từ đó khi có bất kỳ tranh chấp về rủi ro xảy ra sẽ tạo điều kiện cho các bên cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuận tiện giải quyết hơn. Đối với HĐTD được ký kết giữa các bên mà không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức văn bản thì sẽ bị vơ hiệu. Tuy nhiên, “nếu một hoặc các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó” (Điều 129 BLDS 2015).

Nội dung của hợp đồng tín dụng

Về bản chất, trong quan hệ cho vay thì các điều khoản có trong HĐTD sẽ được hai bên tự do thỏa thuận sao cho phù hợp với mục đích mà cả hai bên muốn hướng tới. Tuy nhiên, do đây là quan hệ vay vốn mang đầy tính rủi ro, đặc biệt là hiệu ứng rủi ro theo dây chuyền vì thế để đảm bảo tính an tồn trong hoạt động của hệ thống NHTM thì sự thỏa thuận giữa các bên phải được dựa trên những quy định bắt buộc của pháp luật về HĐTD. Và căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN quy định, thì thỏa thuận cho vay (HĐTD) phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng những nội dung sau:

Thứ nhất, thông tin của các bên tham gia hợp đồng tín dụng:

Đây là nội dung thiết yếu và là cơ sở quan trọng để các bên tiếp tục thỏa thuận những điều khoản tiếp theo trong quan hệ vay vốn. Theo quy định của pháp luật thì thơng tin mà các bên ghi nhận trong HĐTD phải bao gồm: “Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của NHTM cho vay và khách hàng là tổ chức. Đối với khách hàng là cá nhân thì ghi nhận tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng đó” (điểm a khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN). Việc pháp luật yêu cầu phải thể hiện đầy đủ các thơng tin này nhằm mục đích ghi nhận năng lực pháp lý của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng từ đó đảm bảo hiệu lực của HĐTD.

Thứ hai, thông tin về số tiền vay (hạn mức cho vay)

Số tiền cho vay là khoản tiền mà bên cho vay chuyển cho bên vay trên cơ sở đánh giá các điều kiện cũng như năng lực tài chính của bên vay. Hiện nay, theo quy định tại Điều 12 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN thì NHTM “căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của NHTM để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay”. Ngoài ra, đối với khoản vay thế chấp thì hạn mức cho vay sẽ được ngân hàng căn cứ dựa trên giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng.

Thứ ba, thông tin về thời hạn cho vay

“Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày TCTD giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của TCTD và khách hàng. Đối với trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay khơng đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn” (khoản 8 Điều 2 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN). Theo đó, “ NHTM sẽ xem xét và quyết định cho khách hàng vay theo các thời hạn khác nhau, có thể là cho vay ngắn hạn - các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm; cho vay trung hạn - các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm; cho vay dài hạn - các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm” (Điều 10 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN) tùy vào mục đích cũng như đối tượng khách hàng.

Đối với khách hàng có mục đích vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thời hạn cho vay sẽ được “NHTM và khách hàng căn cứ dựa vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của NHTM để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với pháp nhân thì thời hạn cho vay khơng được vượt quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại, đối với cá nhân có quốc tịch nước ngồi cư trú tại Việt Nam thì thời hạn cho vay khơng vượt q thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam” (Điều 28 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN).

Đối với khách hàng có mục đích vay vốn để phục vụ các nhu cầu đời sống thì thời

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn thi hành tại NH TMCP quốc tế việt nam (VIB) 477 (Trang 36 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w