Phần Lan là một nước nhỏ với hơn 5 triệu dân nằm cách xa trung tâm Châu Âu. Trong lịch sử, các trào lưu mới như cuộc cách mạng công nghiệp và nền văn hoá tiêu thụ phương Tây thường được du nhập vào Phần Lan với một độ trễ khá lớn. Trong những năm 60 và 70, năng suất và mức độ cơng nghiệp hố của Phần Lan tụt hậu rất xa so với các nước công nghiệp hàng đầu. Đến những năm 1980, ngành cơng nghiệp điện tử chỉ chiếm một vai trị khơng đáng kể trong nền kinh tế nước này và lâm sản vẫn là hàng hoá xuất khẩu chủ yếu. Vào đầu những năm 1990, một phần do sự sụp đổ của Liên Xô và việc mất các thị trường xuất khẩu Đông Âu, Phần Lan đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và phải gánh chịu những hậu quả kinh tế-xã hội lớn. Chỉ trong một vài năm, GDP của nước này đã giảm 13%, đồng nội tệ mất giá trầm trọng, toàn bộ hệ thống ngân hàng ở bờ vực sụp đổ và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt tới gần 20%. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến một thập kỷ, Phần Lan đã vươn mình phát triển để trở thành một xã hội thông tin phát triển hàng đầu trên thế giới. Đến năm 2000, Phần Lan là nền kinh tế có tính cạnh tranh đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Singapore (theo xếp hạng của IMD và Diễn đàn kinh tế thế giới) và cũng đứng thứ ba xét về “chỉ số xã hội thông tin quốc gia” của World Times 2000, sau Mỹ và Thuỵ Điển. Có được bước phát triển như vậy là do nhiều nguyên nhân như đất nước này đã sớm phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông từ những năm 1990, đầu tư có hệ thống để phát triển khoa học kỹ thuật và giáo dục, tạo được môi trường kinh tế – xã hội linh hoạt và mở cửa. Bên cạnh các nhân tố trên có một yếu tố đặc biệt quan trọng là việc Chính phủ Phần Lan đã sớm soạn thảo chiến lược quốc gia phát triển xã hội thông tin. “ Con đường Phần Lan đi tới xã hội thông tin – chiến lược quốc gia
và phương cách thực hiện” là chiến lược quốc gia do Bộ tài chính chủ trì được ban hành tháng 12 năm 1994 là cơ sở để Chính phủ ban hành những biện pháp để phát triển xã hội thơng tin vào năm 1995. Chiến lược có ba mục tiêu bao trùm là: Đổi mới để trở thành một xã hội thông tin; phát triển ngành cơng nghiệp thơng tin; đảm bảo những nền móng cần thiết như nghiên cứu, bí quyết và phát triển kết cấu hạ tầng IT cho xã hội thông tin. Các hướng hành động của chiến lược là: Sử dụng công nghệ thông tin và các mạng lưới thông tin để đổi mới khu vực công và khu vực tư; đưa ngành công nghiệp thơng tin trở thành một ngành kinh tế quan trọng;duy trì kiến thức chun mơn chung về công nghệ thông tin và liên lạc ở Phần Lan ở mức cao của thế giới trong đó có một số kiến thức mũi nhọn; mọi người dân đều có cơ hội và kỹ năng cơ bản để sử dụng các dịch vụ của xã hội thông tin; xây dựng kết cấu hạ tầng thơng tin có tính cạnh tranh và khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao.
Năm 1998, chính phủ Phần Lan đã tiến hành xem xét và chỉnh sửa chiến lược này thành chiến lược mới với tên gọi:“Chất lượng cuộc sống, tri
thức và cạnh tranh” trong đó nêu lên phương hướng và biện pháp phát triển
kinh tế tri thức ở Phần Lan. Chiến lược này tương đối toàn diện và đang được sử dụng. Dưới đây là những tóm tắt các điểm căn bản của chiến lược:
Chiến lược này đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của Phần Lan trong tương lai là xây dựng xã hội thơng tin có tính nhân văn và bền vững. Trong đó, xã hội thơng là xã hội mà tri thức là nền tảng của giáo dục, văn hoá và là nhân tố sản xuất quan trọng nhất. Một xã hội như vậy sẽ mở ra những cơ hội để người dân tự phát triển, tương tác và tạo ảnh hưởng. Khu vực nhà nước có vai trị phát triển những điều kiện chung cho xã hội thông tin và thúc đẩy việc xây dựng công nghệ và kết cấu hạ tầng.
- Tăng của cải và tạo ra việc làm và thu nhập.
- Cung cấp các cơ hội bình đẳng đối với tích luỹ thơng tin, quản lý
thơng tin và phát triển tri thức.
- Cải thiện tinh thần kinh doanh và chất lượng cuộc sống và thúc đẩy khả năng cạnh tranh.
- Tăng cường cơ hội tương tác và hợp tác.
- Tăng cường dân chủ và ảnh hưởng xã hội của người dân. - Cải thiện an ninh và và bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như lợi ích của khách hàng.
- Phát triển dịch vụ, văn hoá và tăng cường hội nhập quốc tế. - Thúc đẩy sự hấp dẫn của Phần Lan như là một địa điểm của các doanh nghiệp đổi mới.
- Xố bỏ sự bất bình đẳng giữa các khu vực. - Hỗ trợ các mục tiêu phát triển bình vững.
Hướng thực hiện chiến lược này nhấn mạnh vào việc cùng chia sẻ trách nhiệm và đổi mới trong toàn bộ xã hội. Phần Lan cố gắng là nước đi đầu trong việc thực hiện một xã hội thơng tin có tính nhân văn và bền vững. Để đạt tới mục tiêu này, cần phải phát triển tri thức của các cá nhân, tổ chức và xã hội. Chiến lược nêu rõ sẽ không thể dẫn dắt sự phát triển của xã hội thông tin theo một cách thức tập trung hố. Tuy nhiên, chính phủ phải cần phải dự đốn tương lai và đưa một số biện pháp điều phối. Bốn nhóm biện pháp chính để đạt được mục tiêu trở thành nước đi đầu là:
- Phát triển, thương mại hoá và tận dụng các dịch vụ điện tử an toàn và thân thiện với người sử dụng và các nội dung thông tin.
- Phát triển và quản lý tri thức của các cá nhân, cộng đồng và xã hội.
- Phát triển và áp dụng mơ hình nền kinh tế nối mạng (khơng phải chỉ riêng mạng máy tính.
- Thay đổi khu vực nhà nước.
Tất cả các biện pháp này được phát triển dựa trên nền tảng các công nghệ và kết cấu hạ tầng thông tin hàng đầu thế giới.
Nhận xét
Phần Lan là nước đầu tiên trên thế giới đã vạch ra một chiến lược quốc gia toàn diện hướng về kinh tế tri thức. Chiến lược quốc gia này đã mang tới nhiều thành quả kinh tế, đưa nước này trở thành một cường quốc về cơng nghệ thơng tin. Xem xét chiến lược trên góc độ quan niệm như thế nào về kinh tế tri thức thấy nổi lên một số điểm sau:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào đầu những năm 1990 là sức ép quan trọng dẫn tới sự ra đời của các chiến lược hướng tới kinh tế tri thức của Phần Lan. Cuộc khủng hoảng này khiến Chính phủ cũng như người dân phải thừa nhận rằng mơ hình phát triển cũ đã lỗi thời cần được sửa đổi và Phần Lan cho rằng xã hội thơng tin chính là mơ hình phát triển mới đem đến thịnh vượng trong tương lai.
- Chiến lược “Con đường đi tới xã hội thông tin của Phần Lan” vào năm 1995 thể hiện một cách hiểu kinh tế tri thức với quan niệm hẹp về tri thức, chủ yếu tập trung vào phát triển và áp dụng công nghệ thông tin. Lần sửa đổi và bổ sung Chiến lược này vào năm 1998 có sự thay đổi trong cách hiểu về kinh tế tri thức. Theo đó, xã hội thơng tin được định nghĩa là xã hội mà tri thức là nền tảng của giáo dục, văn hoá và là nhân tố sản xuất quan
khái niệm kinh tế tri thức theo định nghĩa của OECD do bao gồm cả các khía cạnh về văn hố và giáo dục. Q trình chuyển đổi tới một xã hội thông tin của Phần Lan không đơn thuần là quá trình phát triển các cơng nghệ mới hoặc những hoạt động kinh tế mới mà nó là q trình thay đổi tổng hợp về mọi mặt văn hoá, kinh tế, xã hội.