Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm tăng năng lực hấp thụ và tạo ra tri thức phục vụ phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 106 - 109)

68. Chính phủ điện tử (2001WEF) Vietnam = 2.2; USA = 5

3.3.2. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm tăng năng lực hấp thụ và tạo ra tri thức phục vụ phát triển

ra tri thức phục vụ phát triển

Việt Nam xác định đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế trong giai đoạn chiến lược 10 năm tới đồng thời trên cơ sở phát triển kinh tế nhanh bền vững, từng bước cải thiện cuộc sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) được coi là quốc sách hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH và phát triển xã hội nói chung.

thức. Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải phổ cập giáo dục cơ bản, tăng cường dạy nghề, đồng thời phải chuẩn bị ngay những điều kiện cho việc hình thành một nền giáo dục suốt đời, cho phép mỗi cá nhân được học tập thường xuyên để bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập. Những chính sách và biện pháp chủ yếu là:

Thứ nhất, đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho phát triển GD-ĐT

- Thực hiện đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư phát triển: Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục, kể cả dành một phần vốn viện trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế cho các dự án phát triển GD-ĐT.

- Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích nhằm huy động các nguồn tài chính ngồi ngân sách Nhà nước phục vụ cho phát triển giáo dục như: chính sách ưu đãi về thuế; tạo điều kiện thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư dưới các hình thức tài trợ, mở trường và lớp đào đạo; đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.

Thứ hai, tạo điều kiện bình đẳng tiếp cận GD-ĐT.

- Có chính sách ưu đãi đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng nơng thơn và chính sách đối với người nghèo và trẻ em gái thông qua các chương trình hỗ trợ trực tiếp như: cung cấp miễn phí sách giáo khoa, đầu tư cơ sở vật chất, ưu đãi đối với giáo viên... nhằm hỗ trợ để phổ cập tiểu học vào năm 2000 và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010.

- Phát triển các hình thức đào tạo từ xa trên các phương tiện truyền thông, mở lớp tại chỗ để giúp nhân dân vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận giáo dục.

- Áp dụng hình thức tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện cho các học sinh nghèo được học tập trong điều kiện tốt tại các trường đại học và dạy nghề.

Thứ ba, mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực

GD-ĐT

Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giáo dục và đào tạo của Việt Nam và nước ngoài hợp tác trong lĩnh vực phát triển GD-ĐT: gửi người đi đào tạo ởnước ngoài, liên kết mở trường, mở các chương trình giảng dạy đại học, sau đại học chất lượng cao ở Việt Nam. Đồng thời cần có chính sách khuyến khích Việt kiều tham gia phát triển GD-ĐT trong nước, nâng cao chuẩn mực về chất lượng so với khu vực và quốc tế.

Thứ tư, tăng cường giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

- Mở rộng mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp (THCN), dạy nghề, đặc biệt là các trường gắn với địa bàn dân cư, đào tạo theo các ngành nghề thích hợp với lao động ở địa phương.

- Đa dạng hố loại hình trường đào tạo nghề, đặc biệt ở nơng thơn (các hình thức khuyến nơng) để thực hiện đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các nghề khác.

- Phát triển các trường THCN và dạy nghề ngay trong các doanh nghiệp và ngược lại nhằm gắn hoạt động đào tạo với sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tăng nguồn kinh phí cho đào tạo nghề.

- Cải tiến chương trình giảng dạy, thực hiện đào tạo học vấn và kỹ năng cơ bản tại trường và tạo kỹ năng chuyên nghiệp tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Chú trọng đồng thời cả ba nội dung đào tạo: kỹ năng - tay nghề; kiến thức - hiểu biết lý thuyết về nghề nghiệp, xã hội; thái độ - cách ứng xử trong hoạt

động sản xuất và xã hội. Tăng cường các môn học cần thiết trong nền kinh tế mới như tin học, ngoại ngữ ...

- Tạo nguồn học sinh cho đào tạo nghề thông qua thực hiện phân luồng mạnh học sinh ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Thứ năm, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng, gắn kết

giữa giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Cải cách mạnh mẽ việc tuyển sinh đại học và cao đẳng kết hợp với các chính sách phân luồng học sinh từ phổ thông để giảm áp lực học sinh thi vào đại học và tăng chất lượng tuyển sinh đại học.

- Tăng cường các điều kiện học tập trong các trường đại học và cao đẳng như cung cấp đầy đủ tài liệu, thiết bị, nâng cấp thư viện, phịng thí nghiệm, cơ sở thực hành.

- Nhanh chóng áp dụng cơng nghệ thơng tin để cải tiến phương pháp dạy và học, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trong trường để mở rộng trao đổi với bên ngoài.

- Kết hợp chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học: tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu, thơng tin khoa học cơng nghệ, tăng đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu...

- Gắn kết đào tạo, nghiên cứu với sản xuất kinh doanh : khuyến khích liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong hỗ trợ đào tạo và ứng dụng kết quả nghiên cứu; cho phép thành lập doanh nghiệp trong trường và mở trường trong doanh nghiệp lớn nhằm thúc đẩy việc đào tạo và áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w