Như sau này chúng ta sẽ rõ, câu ngạn ngữ này bắt nguồn không phải từ cảnh núi rừng ảm đạm của Côn-nớt mà từ thời kỳ đen tối nhất trong toàn bộ

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 7 pps (Trang 28 - 34)

cảnh núi rừng ảm đạm của Côn-nớt mà từ thời kỳ đen tối nhất trong toàn bộ lịch sử Ai-rơ-len414.

ven bờ của chúng để canh tác. Đáy của các thủy vực của những hồ cũ này nơi nào cũng được cấu tạo bằng đất sét vơi có chứa vơi (tỷ lệ vôi xê dịch trong khoảng từ 5 đến 90 phần trăm) của vỏ ốc hến những hồ nước ngọt. Như vậy mỗi đầm lầy than bùn đó đều chứa trong các tầng đất của nó một nguyên liệu cần thiết để cải tạo chúng thành đất canh tác. Ngoài ra, đa số các đầm lầy này đều chứa nhiều quặng sắt. Ngồi các đầm lầy đó, ở bình ngun cịn có 1 254 000 a-crơ đầm lầy trên núi - hậu quả của tình trạng phá rừng trong điều kiện khí hậu ẩm ướt; chúng là một nét độc đáo làm tôn vẻ đẹp của các đảo của nước Anh. ở tất cả những nơi mà những đỉnh núi bằng phẳng hay chỉ hơi dốc bị phá rừng, - ở thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII tình trạng phá rừng diễn ra trên quy mơ rất lớn vì cần than gỗ cho các nhà máy luyện thép - ở những nơi này dưới tác dụng của mưa và sương mù đã hình thành nên một lớp than bùn về sau trong những điều kiện thuận lợi đã lan xuống các triền núi. Tất cả các núi trong dãy núi xuyên qua miền Bắc nước Anh từ bắc xuống nam về hướng Đớc- bi, đều có những đầm lầy như vậy; và ở tất cả những nơi nào trên bản đồ Ai-rơ-len có ghi những cụm núi lớn, thì ở đó ta đều thấy có rất nhiều đầm lầy trên núi. Song bản thân những đầm lầy than bùn ở Ai-rơ-len hoàn tồn khơng phải là những thứ bỏ đi không thể cải tạo thành đất canh tác: ngược lại, chúng ta thấy rằng thời đó với chế độ canh tác: thích hợp một số đầm lầy đó cũng như hai triệu héc-ta (5 triệu a-crơ) "đất hết sức cằn cỗi" như La-véc-nhơ đã nhận xét một cách rẻ rúng đã đem lại mùa màng tốt đến mức nào.

Khí hậu Ai-rơ-len là do vị trí của nó quyết định. Dịng hải lưu nóng và những gió tây nam là chính đã đem lại ấm áp cho Ai-rơ-len và làm cho mùa đông ở đây êm dịu và mùa hè mát mẻ.

ở vùng tây nam, mùa hè kéo dài đến tận giữa tháng Mười, tháng

mà Uây-cơ-phin (t.I tr.221) cho là tháng thích hợp nhất để tắm

biển ở đây. Băng giá thì khơng mấy khi có và không kéo dài, tuyết hầu như không bao giờ rơi trên những bình nguyên. ở

những vịnh Cơ-ri và Coóc trống trải ở mặt tây nam và được che kín ở mặt bắc, suốt mùa đơng có thời tiết mùa xuân, ở đây cũng như ở một số nơi khác, sim mọc ngay ở ngoài trời (Uây-cơ-phin lấy ví dụ một trang trại có những cây sim mọc cao 16 phút và được dùng làm chổi, t.I tr.55), còn nguyệt quế, arbutus1* và những cây xanh tốt quanh năm khác thì mọc thành những cây cao. Ngay từ thời Uây-cơ-phin, nông dân miền Nam đã để khoai tây ngồi trời suốt mùa đơng và kể từ năm 1740 khoai tây chưa lần nào bị hỏng vì rét. Song những đám mây nặng nề trôi từ Đại Tây Dương đến đã tuôn xuống Ai-rơ-len những trận mưa xối xả đầu tiên. Lượng nước mưa trung bình ở Ai-rơ-len ít ra cũng đến 35 đi-um, cao hơn hẳn lượng mưa trung bình ở Anh, nhưng thấp hơn nhiều so với lượng mưa trung bình ở Lan-kê-sia và Sê-sia, và cao hơn một ít so với tồn bộ miền Tây nước Anh. Tuy vậy khí hậu Ai-rơ-len vẫn dễ chịu hơn khí hậu nước Anh. ở đây khơng có cái cảnh bầu trời xám xịt và mưa thường tuôn suốt ngày không ngớt của nước Anh; trái lại chúng ta thường thấy một bầu trời tháng Tư của lục địa, những làn gió biển mát dịu nhanh chóng và bất ngờ phủ mây đầy trời, nhưng cũng lại nhanh chóng xua tan những đám mây đó nếu chúng chưa kịp tuôn xuống lập tức thành một cơn mưa rào xối xả. Và ngay cuối thu, khi mưa rơi suốt ngày, thì mưa ở đây cũng không kéo dài như ở Anh. Đặc tính của thời tiết cũng như của người dân Ai-rơ-len thể hiện rõ ràng hơn, việc chuyển từ thái cực này sang thái cực khác diễn ra mau chóng hơn và trực tiếp hơn; bầu trời giống như gương mặt một người phụ nữ Ai-rơ-len: mây mù và ánh mặt trời xuất hiện rất đột ngột và bất ngờ, nhưng khơng hề có nét buồn ảm đạm của người Anh.

Tác giả La Mã Pôm-pô-ni Mê-la (tác giả quyển "Về sự phân bố của trái đất") sống ở thế kỷ I sau công nguyên đã lưu lại cho

_____________________________________________________________________________________________

chúng ta bằng chứng xa xưa nhất về khí hậu Ai-rơ-len. Ơng viết:

"Bên kia nước Anh là I-u-véc-na có chiều dài gần bằng nước Anh, còn các mặt khác thì cũng giốn g nư ớc này; nó có hình thn thn, khí hậu ở đó khơng

thuận lợi cho mùa màng kết quả, song cỏ mọc tốt và non tơ nhiều đến nỗi1* chỉ sau một lúc không lâu lắm là đủ cho gia súc ăn no đẫy và nếu khơng đưa nó ra khỏi đồng cỏ thì nó s ẽ chết vì ăn q nhiều"415.

"Coeli ad muturanda semina iniqui, verum adeo luxuriosa herbis non laetis modo, sed etiam dulcibus!". Chúng ta cũng thấy đoạn này được dịch ra tiếng Anh hiện đại trong cuốn sách của ơng

Gơn-đu-in Xmít, trước đây là giáo sư sử học ở trường ốc-xphớt,

hiện nay là giáo sư trường đại học tổng hợp Cơ-nơn ở Mỹ. Sau khi cho chúng ta biết phần lớn đất đai Ai-rơ-len rất khó trồng lúa mạch, ơng ta viết tiếp:

"Có lẽ, đối với Ai-rơ-len con đường tự n hiên dẫn đến s ự phồn th ịnh về thương mại là cung cấp cho nhân dân Anh sản phẩm của những đồng cỏ của mình - gia súc, bơ..."1)

Đã bao nhiêu lần, từ Mê-la đến Gơn-đu-in Xmít và cả hiện nay nữa người ta đã nhai đi nhai lại - đặc biệt là từ năm 1846416, các chúa đất Ai-rơ-len đã đồng thanh nhai đi nhai lại một cách ầm ĩ - lời khẳng định là chính khí hậu đã bắt buộc Ai-rơ-len không thể sản xuất lúa mì cho người Ai-rơ-len mà phải cung cấp thịt và bơ cho người Anh và vì vậy chính số phận đã bắt nhân dân Ai-rơ-len phải di cư sang bên kia đại dương để có đất Ai-rơ-len cho bị và cừu đến ở!

1) Smith, Goldwin. "Irish History and Irsih Character". Oxford and London,1861. [Xmít, Gơn-đu-in. "Lịch sử Ai-rơ-len và tính cách người Ai-rơ-len". London,1861. [Xmít, Gơn-đu-in. "Lịch sử Ai-rơ-len và tính cách người Ai-rơ-len". ốc-xphớt và Luân Đôn, 1861]. Khi đọc quyển sách núp dưới chiêu bài "khách quan" để bào chữa cho chính sách của Anh ở Ai-rơ-len này, người ta khơng b iết nên ngạc nhiên vì cái gì hơn: vì sự dốt nát của vị giáo sư lịch sử hay vì thói đạo đức giả của một gã tư sản thuộc phái tự do. Cả hai tính chất này về sau chúng ta vẫn còn gặp phải.

_____________________________________________________________________________________________

1* Những chữ do Ăng-ghen gạch dưới được ơng dẫn lại dưới đó bằng tiếng la-tinh.

Chúng tơi thấy xác định được vấn đề khí hậu Ai-rơ-len thực ra là như thế nào, thì sẽ giải quyết được vấn đề chính trị nóng hổi này. Đồng thời ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến khí hậu trong chừng mực việc đó có ý nghĩa đối với nông nghiệp. Lưa ý đến tính chất khơng hồn chỉnh của những quan sát hiện nay, những quan sát của các nhà nghiên cứu tự nhiên đã từng đo mưa, chỉ có giá trị thứ yếu đối với các mục đích của chúng ta; vấn đề không hẳn là lượng mưa mà chủ yếu là mưa như thế nào và bao giờ. ở đây những kết luận của các nhà nông học là quan trọng hơn hết.

ác-tua I-ăng cho rằn g khí h ậu Ai-rơ-len ẩm ướt hơn nhiều

so với khí hậu nước Anh; ơng giải thích rằng vì thế mà đất đai Ai-rơ-len có khả năng kỳ lạ cho các loại cỏ mọc đầy. Ông nhận thấy có những trường hợp các cánh đồng sau khi thu hoạch củ hay gặt hái không được cày vỡ đến mùa hè năm sau đã cho một vụ cắt cỏ dồi dào mà ở Anh chưa bao giờ có. Sau đó ơng kể lại rằng trọng lượng hạt lúa mạch Ai-rơ-len nhẹ hơn nhiều so với hạt lúa mạch ở những nước có khí hậu khơ hơn; ngay cả khi cày bừa kỹ càng các cánh đồng cũng vẫn có nhiều cỏ và cỏ dại, cây được thu hoạch thường ướt sũng nước và khó gặt hái đến nỗi việc đó đã làm năng suất thu hoạch giảm đi rất nhiều (I-ăng. "Một chuyến tham quan Ai-rơ-len". t.II, tr.100).

Song đồng thời I-ăng cũng chú ý đến việc đất đai ở Ai-rơ-len chống lại ảnh hưởng của khí hậu ẩm ướt đó. Khắp nơi ở đây đất đai có lẫn nhiều đá và vì vậy dễ thốt nước.

"ở Ai-rơ-len ta thường gặp thứ đất sét cứng, có lẫn nhiều đá,quánh (loam) khó cày cấy, nhưng hoàn toàn khác loại đất pha sét ở nước Anh (clay). Nếu có m ột lư ợn g n ướ c m ưa dộ i x uố ng l oạ i đấ t p ha s ét đ ó của n ướ c An h ( loạ i đấ t n à y ở Ai-rơ-len rất hiếm và thường có lẫn nhiều đá) nhiều như lượng nước mưa đã tuôn xuống nhữn g ghềnh đá ở đảo lân cận thì đất đó khơng thể nào cày cấy được. Song cây cỏ phủ đầy các ghềnh đá Ai-rơ-len, và ở nơi nào được cấu tạo bằng đá vơi thì trên l ớp mùn mỏng xanh um một lớp cỏ mượt mà và tươi tốt quá sức tưởng tượn g" ( t.II, phần 2, tr.3-4).

Như chúng ta đã biết khắp các núi đá vơi đều có nhiều khe và vết nứt nhanh chóng tiêu hết nước thừa.

Uây-cơ-phin đã dành cả một chương được viết rất tỉ mỉ để nói

về khí hậu Ai-rơ-len, trong đó ơng tổng kết tất cả những quan sát trước đấy, kể cả những quan sát ở thời ông. Tiến sĩ Bao-tơ

("Lịch sử tự nhiên Ai-rơ-len" 1645)41 7 khi miêu tả mùa đông Ai-rơ-len đã gọi chúng là những mùa đông mát dịu: một năm chỉ có khơng quá 3-4 đợt băng giá, những đợt này không mấy khi kéo dài quá hai - ba ngày; Líp-phi gần Đu-blin trong mười - mười hai năm chỉ bị băng giá chưa chắc đã quá một lần. Tháng Ba phần lớn là khơ ráo và sáng sủa, nhưng sau đó lại mưa nhiều, mùa hè không mấy khi hai - ba ngày liền hồn tồn khơng có mưa, song cuối thu thời tiết lại rất tốt. Không có mấy mùa hè q khơ hạn, những lần mất mùa không bao giờ do hạn hán mà thường là do úng nước gây ra. Trên bình nguyên ít tuyết rơi, nên quanh năm gia súc ở ngoài trời. Song thỉnh thoảng cũng có những năm tuyết giá, ví dụ như năm 1635, khi đó người ta phải lo cất trại cho gia súc (Uây-cơ-phin, t.I, tr.216 và những trang sau).

Đầu th ế kỷ trước, tiến s ĩ Rớt-ti ("Lị ch s ử tự n hi ên tỉ n h Đu-blin")418 bắt đầu tiến hành những quan sát khí tượng chính xác kéo dài trong 50 năm, từ năm1716 đến năm 1765. Trong suốt thời kỳ đó tương quan giữa một mặt là gió nam và tây và mặt khác, gió bắc và đơng là 73 : 37 (10878 đợt gió nam và tây so với 6329 đợt gió bắc và đơng). Gió tây và tây nam là nhiều hơn cả, thứ đến là gió tây bắc và đơng nam, cịn gió đơng bắc và đơng thì rất ít khi có. Mùa hè, mùa thu và mùa đông thì gió tây và tây nam là chủ yếu; gió đơng thường thổi nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa h è; trong những mùa đó, gió đơng thổi nhiều gấp đôi so với mùa thu và mùa đơng; gió đơng bắc chủ yếu thổi vào mùa xuân, khi đó cũng có thể thấy gió này thổi nhiều gấp đôi so với mùa thu và mùa đơng. Do đó nhiệt độ ở đây điều hoà hơn , mùa đông dịu hơn cịn mù a hè thì mát hơn ở Lu ân Đơn , song khơn g khí có ẩm ướt hơn. Ngay tron g mùa hè mu ối, đường bột

v.v. cũng bị ẩm vì hút nước từ khơng khí, và phải sấy ngũ cốc trong lị, một điều khơng bao giờ xảy ra ở nhiều vùng nước Anh

(Uây-cơ-phin, t.I, tr.172-181).

Lúc bấy giờ Rớt-ti chỉ có thể so sánh khí hậu Ai-rơ-len với khí hậu Luân Đơn, vì khí hậu ở Ln Đơn cũng như ở tồn bộ miền Đông nước Anh, thực sự khơ hơn. Song nếu ơng có được những số liệu về miền Tây và đặc biệt là miền Tây - Bắc nước Anh, thì ơng sẽ thấy rõ rằng những điều ông mơ tả về khí hậu Ai-rơ-len - sự phân bố gió trong năm, mùa hè ẩm ướt làm cho đường, muối v.v. bị phân rã về mặt hóa học trong phịng khơng được sưởi ấm - hồn tồn giống với vùng này của nước Anh, có khác chăng chỉ là mùa đông ở đây lạnh hơn.

Rớt-ti cũng tiến hành ghi chép phản ánh đặc điểm khí tượng của các mùa trong năm. Trong 50 năm nói trên có 16 mùa xuân lạnh, đến chậm hoặc quá khô; hơi nhiều hơn chút ít so với ở Luân Đơn. Có 22 lần mùa hè nóng và khơ, 22 lần mưa nhiều, 4 lần khơng ổn định; nhìn chung thời tiết hơi ẩm ướt hơn chút ít so với thời tiết Luân Đơn, nơi có số mùa hè khô ráo và nhiều mưa bằng nhau. Có 16 lần mùa thu quang đãng, 12 lần nhiều mưa, 22 lần không ổn định; thời tiết cũng vẫn hơi ẩm ướt và không ổn định hơn chút ít so với thời tiết ở Luân Đôn. Cuối cùng, có 13 lần mùa đơng băng giá, 14 lần nhiều mưa và 23 lần mát dịu, chứng tỏ thời tiết ẩm ướt và dịu hơn nhiều so với ở Luân Đôn.

Theo những số liệu đo mưa của vườn bách thảo Đu-blin trong 10 năm, từ năm 1802 đến năm1811, tổng lượng mưa phân bố theo từng tháng tính bằng đi-um là như sau: tháng Chạp - 27,31; tháng Bảy - 24,15; tháng Mười một - 23,49; tháng Tám - 22,47; tháng Chín - 22.27; tháng Giêng - 21,67; tháng Mười - 20,12; tháng Năm - 19,50; tháng Ba - 14,69; tháng Tư - 13,54; tháng Hai - 12,32; tháng Sáu - 12.07; trung bình trong một năm - 23.36 (Uây-cơ-phin, t.I, tr.191). Mười năm đó đặc biệt khơ; Cây- nơ ("Các nguồn nơng nghiệp của Ai-rơ-len", tr.73) đã đưa ra con số 30,87 đi-um là lượng mưa trung bình hàng năm ở Đu-blin trong

sáu năm, còn Xai-mơn-xơ ("Những lượng mưa ở Anh")419 thì cho rằng lượng mưa trung bình trong những năm 1860-1862 là 29,79 đi-um. Song tình trạng ba trạm ở Đu-blin thì một trạm xác định lượng mưa năm 1862 là 24,63, trạm thứ hai - 28,04 và trạm thứ ba - 30,18 đi-um chứng tỏ rằng những sự đo lường như vậy ít có ý nghĩa như thế nào trong điều kiện những cơn mưa rào ở Ai-rơ- len xảy ra rất ngắn và chỉ thuần túy ở từng địa phương, nếu những sự đo lường đó khơng được tiến hành trong nhiều năm và đồng thời ở rất nhiều trạm. Theo Xai-mơn-xơ, lượng mưa trung bình do mười hai trạm ở khắp các miền Ai-rơ-len đo được (xê dịch từ 25,45 đến 51,44 đi-um) trong những năm 1860-1862 là gần bằng 39 đi-um.

Trong tác phẩm củ a ôn g viết về khí hậu Ai- rơ-len, tiến sĩ

Pa-téc-xơn đã viết như sau:

"Chính những cơn mưa rào thường xu yên ở nước ta, chứ không phải lượng mưa đã tạo nên một quan niệm hết sức phổ biến về độ ẩm của khí hậu ở nước ta... Thỉnh thoảng về mùa xuân thời tiết ướt át đã làm chậm trễ vụ gieo trồn g, nhưng mùa xuân ở nước ta lại thường lạnh giá và đến muộn thành thử ở đây

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 7 pps (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)