Bài 6 : Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài tập 5 ,em hãy xây dựng thành bài văn
giải thích hoàn chỉnh.
-HS : Làm bài ,GV gọi học sinh đọc theo từng đoạn. - GV bổ sung,sửa chữa cho học sinh.
Ngày soạn:
BUỔI 26 : Ôn tập văn nghị luận (tiếp)
A -Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.
- Thực hành củng cố các kiến thức về văn nghị luận đã học. - Rèn kĩ năng xây dựng dàn ý và viết bài văn nghị luận.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học.
GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hệ thống sau.
Bài 1 : Em hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1: Để làm tốt bài văn nghị luận giải thích,cần nắm vững nhất điều gì?
A- Cách vận dụng các dẫn chứng B- Cách giải thích
C- Điều cần giải thích.
Câu 2: Làm thế nào để sự giải thích của em có sức thuyết phục cho người
đọc?
A- Cần xác định rõ điều cần giải thích B- Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích
C- Cần xác định rõ dẫn chứng giúp cho lí lẽ trở nên dễ hiểu D- Kết hợp cả 3 cách làm trên.
Câu 3: Theo em, thông thường việc giải thích trong bài văn viết theo
phép lập luận giải thích nên đi theo trình tự nào?
A- Đi từ ý nghĩa của điều cần giải thích đến nội dung và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
B- Đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
*Hướng giải:
Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1: ý ( C)
Câu 2: ý ( D ) Câu 3: ý ( B )
Bài 2 : So sánh lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận?
* Hướng giải
+ Giống nhau: Đều lập luận về một vấn đề. + Khác nhau:
* Lập luận trong đời sống: Chỉ là kết luận của bản thân,không mang tính khái quát cao.
Ví dụ: Trời nóng đi ăn kem đi.
* Lập luận trong văn nghị luận: Phải là những kết luận có tính khái quát cao,có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
Ví dụ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. .
Bài 3: Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau:
Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: Học! Học nữa! Học mãi!
Em có ý kiến gì trước lời khuyên đó?
* Hướng giải:
A- Mở bài:
-Kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú.
- Cuộc sống không ngừng phát triển, cho nên con người phải nỗ lực học tập suốt đời.
- Lê- nin khuyên thanh niên: Học! Học nữa! Học mãi. B- Thân bài:
Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Phải thường xuyên học tập để nâng cao kiến thức.
2- Tại sao ta cần phải học tập?
+ Có học tập thì mới tiếp thu được tri thức:
- Học tập để nâng cao tầm hiểu biết, để làm việc có hiệu quả hơn.
-Nếu không học tập thì sẽ bị lạc hậu trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh như hiện nay.
+ Việc học tập không hạn chế tuổi tác,hoàn cảnh mà tuỳ theo ý thức của mỗi người. Có chịu khó học tập thì mới gặt hái được thành công:
- Ông giám đốc học tập để làm tốt công tác quản lí... - Công nhân học tập để nâng cao tay nghề.
- Nông dân học tập để nắm vững khoa học kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất.
- Nhà khoa học cũng phải nghiên cứu, học tập trong một quá trình lâu dài...
3- Mở rộng vấn đề:
- Hiện nay một số người vẫn giữ cách suy nghĩ thiển cận là không cần học, cho nên không quan tâm động viên nhắc nhở việc học tập của con cái. Trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước kém phát triển.
-Học! Học nữa! Học mãi! là mục tiêu phấn đấu của thanh niên. Chúng ta phải nỗ lực học tập để có trình độ hiểu biết,có một nghề nuôi sống bản thân. Học để nâng cao kĩ năng lao động, để có đủ hành trang bước vào đời vững vàng hơn.
- Học kiến thức trong sách vở và học kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống. Học tập là nhiệm vụ quan trọng suốt cả cuộc đời.
C- Kết bài:
- Ngày nay, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có đủ tài đức xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp.
Bài 5 : Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài tập 4 ,em hãy xây dựng thành bài văn
giải thích hoàn chỉnh.
-HS : Làm bài ,GV gọi học sinh đọc theo từng đoạn. - GV bổ sung,sửa chữa cho học sinh.
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
-Ôn tập lại lí thuyết về phép lập luận giải thích. - Hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.
Ngày soạn: 14 /4/ 2009
TUẦN 31 : Ôn tập học kì 2
A -Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.
- Thực hành củng cố các kiến thức về phép liệt kê đã học;
- Nắm được nội dung cũng như về nghệ thuật của vở chèo "Quan Âm Thị Kính"
B- Tổ chức các hoạt động dạy học.
GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hệ thống sau.
Bài 1 : Em hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1: Câu văn sau dùng phép liệt kê gì?
Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở,khóc nấc lên,khóc như người ta thổ.
( Nam Cao ) A- Theo từng cặp
B- Không theo từng cặp. C- Tăng tiến
D- Không tăng tiến.
Câu 2: Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì? A- Nói lên tính chất khẩn trương của hành động. B- Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng. C- Nói lên tính chất quyết liệt của hành động
D- Nói lên sự phong phú của các sự vật, hiện tượng.
* Hướng giải:
Câu 1: ý C Câu 2: ý B
Bài 2: Em hãy kiệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ
của Sùng bà đối với Thị Kính trong trích đoạn " Quan Âm Thị Kính"?
* Hướng giải.
- Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:
+ Hành động của Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo, đanh đá: Dúi đầu Thị Kính xuống,bắt Thị Kính ngửa mặt lên,không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã...
+ Ngôn ngữ của Sùng bà: Ngôn ngữ đay nghiến, mắng niếc,xỉ vả. Mỗi lần mụ cất lời là Thị Kính thêm một tội. Mụ không cần biết phải trái, duổi Thị Kính đi vì cho rằng Thị Kính giết con trai của mình.
+ Lời lẽ của mụ:
Khi nói về nhà mình Khi nói về gia đình Thị Kính - Giống nhà bà đây giống phượng
giống công.
- Nhà bà đây cao môn lệch tộc - Trứng rồng lại nở ra rồng - Đồng nát lại về Cầu Nôm...
- Chúng bay là mèo mả gà đồng. -Mày là con nhà cua ốc
- Liu điu lại nở ra giòng liu điu - Lời lẽ của mụ có sự phân biệt đối xử giữa thấp và cao, giũa sang và hèn. Đây không phải là quan hệ mẹ chồng- nàng dâu mà là quan hệ giai cấp giữa phong kiến và người nông dân.
Bài 3 : Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi
nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
* Hướng giải
Trong truyện 5 lần Thị Kính kêu oan, bốn lần tiếng kêu ấy hướng về mẹ chồng và chồng:
- Lần thứ nhất kêu oan với mẹ chồng: " Giời ơi! Mẹ ơi oan cho con lắm mẹ ơi !"
- Lần thứ hai vẫn với mẹ chồng: "Oan cho con lắm mẹ ơi"
- Lần thứ ba kêu oan với chồng: "Oan thiếp lắm chàng ơi"
- Lần thứ tư vẫn kêu oan với mẹ chồng: "Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi !"
Cả 4 lần kêu oan với chồng và mẹ chồng nhưng đều vô ích. Thiện Sĩ là kẻ đớn hèn, nhu nhược,hắn hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng kề vai áp má yêu thương gắn bó với hắn,hắn để cho mẹ mình hành hạ vợ,hắn là một con người vô trách nhiệm.
Còn đối với Sùng bà, lời kêu oan của Thị Kính càng làm cho mụ ta có những lời lẽ và hành động tàn nhẫn, thiếu tình người đối với Thị Kính. - Lần thứ 5 Thị Kính kêu oan với cha (Mãng Ông) thì mới nhậ được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông bất lực,đau khổ. Kết cục Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng,mối tình vợ chồng tan vỡ.
Bài 4 : Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý
nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?
Việc Thị Kính " trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:
- Ước muốn được sống ở đời để tỏ rõ con người đoan chính( Mặt tích cực) - Mặt tiêu cực : Mình khổ là do số kiếp, do thân phận hẩm hiu,tìm vào cửa phật để tu tâm.
Trong xã hội phong kiến,con đường mà Thị Kính chọn là con đường để giải thocát cho số phận, bởi người phụ nữ này chưa đủ sức ,đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh. Cam chịu hoàn cảnh bằng con đường nhẫn nhục. Hành động đấu tranh của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở những lời than thân trách phận mà thôi.
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
-Ôn tập các dạng bài tập đã làm. - Hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.