Và Phan Bội Châu”

Một phần của tài liệu G.A bồi dưỡng văn 7 (Trang 25 - 38)

- Phương hướng, biện pháp vận dụn g( trả lời cho câu hỏi: Như thế nào, làm gì?) *Kết bà

và Phan Bội Châu”

I.Nội dung cần đat về phương pháp lập luận

Qua tiết ôn tập này giúp HS nắm được.

- Tìm hiểu đề để xác định vấn đề cần giải thích.Cần làm rõ vấn đề được giải thích ở đây nghĩa là nghĩa của từ ,ngữ,câu hay là nội dung một khái niệm ,một tư tưởng ,một quan điểm....

--Sau bước tìm hiểu đề ,các bước còn lại được tiến hành tương tự như đối với văn nghị luận chúng minh( xác định luận điểm,luận cứ,lập dàn bài và hoàn chỉnh bài văn0 Tuy nhiên,luận điểm trong văn giải thích thường chính là những câu hỏi nêu ra đòi hỏi phải được giải đáp rõ( Nư thế nào ,Tại sao?để làm gì?Làm như thế nào?).

2.Về nội dung và cách lập luận.

- Các phần mở bài,thân bài .kết bài trong văn giải thích có những nhiệm vụ cụ thể,độc lập.Phần mở bài( dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp)cũng phải nêu được luận điểm chính và định hướng giải thích.Có thể định hướng bằng một lời khẳng định hoặc một câu hỏi nhưng phải có vai trò chuyển ý cho thân bài lần lượt triển khai các luận điểm bằng cách trả lời các câu hỏi( Nư thế nào ?Tại sao?Để làm gì?Làm như thế nào? ).Phần kết bài ngoài ý nghĩa khẳng định vấn đề nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề cần giải thích.

-Trong văn giải thích thường sử dụng kết hợp một số thao tác đó mà phân tích,phán đoán về sự vật.

-Cách lập luận phải thực sự chặt chẽ,sắc sảo,có đủ lí lẽ,chứng cứ.Người làm văn giải thích phải thấy rõ trách nhiệm của mình là không chỉ làm cho người đọc hiểu được vấn đề ,nhận thức được bản chất của sự vật mà còn làm cho họ có tình cảm suy ngẫm và hành động đúng đắn.Như vậy cũng có nghĩa là khi giải thích cần đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.

3.Về văn bản:Sống chết mặc bay”.

A,Tìm giá trị nhân đạo và gía trị hiện thực của văn bản ““Sống chết mặc bay”

-Tìm hiểu đề:ý nghĩa của nhan đề“Sống chết mặc bay”:là một hành vi vô trách nhiệm trước quyền lợi cuộc sống ,tính mạng của nhân dân.

+ Nội dung:

-Giá trị hiện thực: Hiện thực về cuộc sống khốn cùng và bất hạnh của dân đen;hiện thực về cuộc sống xa hoa cũng như những bản chất tàn nhẫn vô trách nhiệm ,vô nhân đạo của bọn quan lại –mà trực tiếp ở đây là tên quan “phụ mẫu”.

-Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm trước cuộc sống khốn cùng của nhân dân và sự phẫn nộ trước thái độ vô nhân đạo,mất hết nhân tính của bọn quan lại.Thông qua truyện ngắn này,nhà văn Phạm Duy Tốn đã đưa ra một lí giải:Cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân không phải chỉ do

thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do bọn quan lại

đương thời.Đây chính là cơ sở để tác phẩm được xếp vào vị trí tiên phong ,mở đâu cho khuynh hướng hiện thực ,tạo nền móng cho văn học hiện thực phê phán Việt nam hình thành và phát triển ở giai đoạn sau( 1930- 1945).

B, Hãy giải thích : Vì sao tác giả Pham Duy Tốn lại lấy nhan đề của

mình là “Sống chết mặc bay”.( Em hãy viết đoạn văn).

Gợi ý.

“Sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi” là một thành ngữ quen thuộc mà dân gian gọi bọn người vô trách nhiệm trước quyền lợi cuộc sống ,tính mạng của nhân dân.Theo đạo đức phong kiến xưa: quan là cha mẹ của dân,quan phải lo cho cuốc sống của muôn dân.Trong tác phẩm của

mình,Phạm Duy Tốn đã đưa một tình huống căng thẳng về khúc đê ở làng X thuộc phủ Y có nguy cơ sắp vỡ.Những người dân tay không dưới trời mưa tầm tã,vật lộn với nước,với bùn suốt từ 1 giờ chiều đến lúc bấy

giờ .Nguy cơ đê vỡ là trông thấy.Vởy mà,quan phụ mẫu lại bỏ mặc dânvới khúc đê xung yếu sắp vỡ,với trời mưa,với nước sông nhị Hà đang

lên.Quân cứ ngồi trên đình cao ráo,đè đuốc sáng rực,kẻ hầu người hạ:Đứa bóp chân,đứa quạt,đứa châm điếu,lại còn bốn thầy ngồi hầu bài quan nữa...xung quanh nơi ngài ngồi toàn những thứ sang trọng:Trầu vàng ,cau bạc,ống vôi chạm ,ngoái tai,tăm bông...lại còn bát yến hấp đường phèn khói nghi ngút...Quan không hề quan tâm,nhòm ngó đến đê vỡ hay không ,lụt lội sông nước thế nào.Có người vào cấp báo tình hình đê vỡ,quan lại khó chịu qoát gắt ,doạ bỏ từ: Quan ù ván bài to trong khi đê vỡ,nước ngập mênh mông,dân tình khổ sở.Thái độ của tên quan phụ mẫu này thật vô trách nhiệm đến vô nhân đạo.Đúng là thái độ “ Sống chết mặc bay” mà Phạm Duy Tốn đã đặt cho nhan đề tác phẩm của mình.Tác phẩm cío giá trị tố cáo cao.

4.Văn bản “Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu”

-Nghệ thuật kể chuyện: Bằng trí tưởng tượng phong phú và sự hư cấu táo bạo,tác giả Nguyễn ái Quốc đã đựng lên hành trình đi từ Pa ri sang Hà Nội của Va ren,cũng như cuộc gặp gỡ giữa tên Toàn quyền đê tiện và bỉ ổi này với nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.Bằng cách kể tỉ mỉ,cụ thể ,dùng hình thức liệt kê theo trình tự diễn biến của sự việc,vừa kể vừa xen kẽ miêu tả ,đối chứng bằng điệp ngữ và câu văn kéo dài ,tác giả đã chia chuyến đi từ Pa ri sang Hà Nội của Va ren làm 4 chặng.

-Qua cách kể của tác giả,người đọc có thể hình dung được một chuyến đi dềnh dàng ,kéo dài và những trò lố của tên Toàn quyền Va ren .

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả chủ yếu dùng nghệ thuật đối

chiếu để tạo ra những tưong phản đối lập cực độ giữa Va ren và Phan Bội Châu .Sự đối chiếu ấy thể hiện rõ nhất ở cuộc gặo gỡ giữa tên toàn quyền Đông Dương-Ngài “Va ren đáng kính”

-và Phan Bội Châu-một người tù “đặc biệt” của chính quyền thực dân.Va ren càng hùng hồn tới mức trơ trẽn đề cao quan điểm sống của những kẻ “phản bội lí tưỏng”.

” Ruồng bỏ giai cấp” bao nhiêu thì Phan Bội Châu càng tỏ ra lạnh lùng,’dửng dưng” bấy nhiêu.Qua đó càng nổi bật thái độ bịp bợm ,dối trá,bản chất bỉ ổi,đê tiện của tên toàn quyền Va ren cũng như bản lính vững vàng của cụ Phan Bội Châu.Đây cũng là sự đối chọi giữa bóng tối và ánh sáng ,giữa lí tưỏng của một kẻ phản bội với lí tưỏng của một người anh hùng yêu nước.

-Giọng kể của tác giả: Nội dung câu chuyện chỉ mới là giả thiết,do tác

giả tự hình dung và tưỏng tượng ra .Nhưng tất cả đã hiện lên thật sống động,thật cụ thể.Vừa kể ,tác giả vừa xen vào những lời hóm hỉnh mà hết sức sâu cay .Qua đó thể hiện thái độ mỉa mai.giễu cơt và khinh bỉ đối với tên toàn quyền Va ren.Bề ngoài thì có vẻ rất khách quan( kể sự việc đó như nó đang và sẽ diễn ra),nhưng kì thực dấu ấn chủ quan lại thể hiện rõ qua cách lựa chọn chi tiết,cách nêu lời bình phẩm...Đặc biệt ,với Va ren ngòi bút Nguyễn ái Quốc mang tính chiến đấu mạnh mẽ quyết liệt,còn với Phan Bội Châu,ngòi bút ấy lại mềm mại,giàu âm điệu trữ tình.

Có thể khẳng định rằng,đằng sau hai hình tượng va ren và Phan Bội Châu ,qua tác phẩm này,ta hiểu rõ tấm lòng Nguyễn Ái Quốc,vừa căm thù quân xâm lược ,vừa yêu nước thiết tha.

Bài tập.

1.Tìm 1 câu tục ngữ trái ngược với câu “ Sống chết mặc bay” và giải thích ,chứng minh câu tục ngữ ấy.

2.Hãy tìm dẫn chứng chứng minh cho ý kiến sau:

A,Va ren thực chất chỉ là một kẻ bịp bợm,một tên phản bội lí tưỏng,quen chơi những trò lố.

B,Phan Bội Châu là một vị anh hùng yêu nước có bản lĩnh kiên cường và khí phách hiên ngang.

3.Tại sao khi giới thiệu cuộc gạp gỡ giữa Va ren và Phan Bội Châu trong xà lim ở Hà Nội,tác giả lại thốt lên: “Ôi thật là một tấn kịch”? Tấn kịch ấy có gì đặc sắc? ý nghĩa?

4.Lập bảng so sánh đối chiếu giữa Va ren và Phan Bội Châu để làm nổi bật chân dung của hai nhân vật.

1.HS tìm câu tục ngữ : “Thương người như thể thương thân” Chứng minh:

-Lòng thương người ,tính nhân ái là truyền thống sáng ngời của dân tộc Việt Nam.

+Câu tục ngữ là một lời khuyên chân thành ,nhắc nhở mọi người phải biết giúp đỡ yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình.

+Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu thương con người : Trong cuộc sống sinh hoạt ;trong văn chương....

2. HS chỉ liệt kê dẫn chứng ,không phải triển khai viết thành văn.Riêng câu bnói về Phan Bội Châu tập trung lấy dẫn chứng ở phần kết và phần thân bài của tác phẩm.

3.Tác giả gọi cảnh Va ren gạp gỡ Phan Bội Châu trong xà lim ở Hà Nội, “Ôi thật là một tấn kịch”? .HS dựa vào một số câu hỏi: va ren đã đóng kịch như thế nào?Diễn biến của cuộc gặp gỡ vừa hài vừa bi ra sao?Thái độ của các nhân vật và kết quả của cuộc gặp gỡ?

4. Bảng mẫu:

Tiêu chí so sánh Nhân vật

Va ren Phan Bội Châu

Thân phận

Thái độ trong cuộc gặp gỡ

Nhân cách

LIỆT KÊ

I.Nội dung cần nắm. 1.Thế nào là phép liệt kê

Khi nói và viết ,gặp nững sự vật ,sự việc ,hoạt động ,tính chất.... cùng loại người ta thường dùng phép liệt kê.

-Có khi là sự liệt kê bình thường.Ví dụ :

Nó ra sân ,gặp thầy giáo ,nhờ thầy giảng bài môn toán.

-Khi người nói ,ngừơi viết có ý thức sử dụng liệt kê để gây một ấn tượng sâu sắc cho người đọc ,người nghe thì liệt kê trỏ thành phép tu từ.

Vậy : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng lạot từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả lại đầy đủ hơn ,sâu sắc hơn nhữn khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

Liệt kê là phép tu từ .Vì vậy sử dụng liệt kê đúng lúc ,đúng chỗ sẽ kích thích được trí tưởng tượng và gây được ấn tượng sâu sắc cho người

nghe ,người đọc. Ví dụ ;

Điện giật ,dùi đâm ,dao cắt ,lửa nung . Không giết được em, người con gái anh hùng.

( Tố hữu)

2.Các kiểu liệt kê.

Người ta có thể phân loại các kiểu liệt kê theo các căn cứ khác nhau. A, Căn cứ vào cấu tạo có thể phân thành liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.

-Liệt kê theo từng cặp.

Ví dụ : Nhân dân ta đã cho ta ý chí và nghị lực ,niềm tin và sức mạnh,tình yêu và trí tuệ.

- Liệt kê không theo từng cặp.

Ví dụ : Hắn đọc ,ngẫm nghĩ,tìm tòi,nhận xét và suy tưởng không biết chán.

( Nam Cam).

B,Căn cứ vào ý nghĩa ,có thể phân liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

- Liệt kê tăng tiến.

Ví dụ: Chao ơi! Dì Hảo khóc.Dì khóc nức nở,khóc nức lên,khóc như người ta thổ.Dì thổ ra nước mắt.

- Liệt kê không tăng tiến.

- Ví dụ : Chập chùng ,thác Lửa ,thác Chông. Thác Dài ,thác Khó ,thác Ông ,thác Bà

( Tố Hữu)

II.Bài tập

Bài 1: Hãy chỉ ra các trường hợp tác giả sử dụng liệt kê trong bài đọc

thêmTiếng Việt giàu vàđẹp của Phạm Văn Đồng.

Bài 2. Hãy tìm các phép liệt kê trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

của Phạm Van Đồngvà phân loại các kiểu liệt kê mà tác giả đã sử dụng.

Bài 3. Xác định và chỉ ra các kiểu liệt kê trong các câu sau đây.

A, ,Bác ngồi đó lớn mênh mông

B, Ai có súng dùng súng .Ai có gươm dung gươm,không có gươm thì dùng cuốc,thuổng ,gậy gộc.Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cuứu nước.( Hồ Chí Minh)

C, Tình yêu của Tố Hữu dịu dàng đầm ấm,chan chứa kính yêu và đậm cả xót thương,có khi bùi ngùi.( Nguyễn Đinh Thi)

D, Trời ơi! Mửa,mửa tháo,mửa ồng ộc,mửa đến cả ruột ( Nam Cao). E, Người ta khinh y ,vợ y khinh y,chính y khinh y. ( Nam Cao)

Bài 4 : Cho câu sau đây: Điều tra,nghiên cứu sưu tầm,học tập ,cảm thông với quần chúng đông đảo ,dấn mình cho phong trào ,trái tim đập một nhịp với trái tim dân tộc,san sẻ vui buồn ,sướng khổ với nhân

dân,cùng nhân dân lao động và chiến đấu ,tin tưởng và căm thù. ( Trường Chinh).

A,Xác định các kiểu liệt kê.

B, Phân tích tác dụng các kiểu liệt kê đó.

Gợi ý

Bài 1. Trong bài đọc thêmTiếng Việt giàu và đẹp của Phạm Văn Đồng có 5 lần tác giả sử dụng phép liệt kê.

Bài 2.Trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã sử dụng rất nhiều phép liệt kê

( 10lần) (Kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt không theo từng cặp)

Bài 3 Câu a,d,e liệt kê tăng tiến.Câu b kiệt kê về hai chiều: Vũ khí tiệm thoái( Nhỏ dần),tinh thần tăng tiến;Câu c liệt kê không tăng tiến.

Bài 4, a,Liệt kê theo từng cặp: lao động và chiến đấu ,tin tưởng và căm thù.Phần còn lại liệt kê tăng tiến và không theo từng cặp.

b, Liệt kê các hợp các từ đồng nghĩa ,gần nghĩa làm cho các khía cạnh của nội dung được bổ sung đầy đủ đồng thời biểu thị được tinh thần hăng hái,quyết tâm đi sâu ,đi sát quần chúng của người cán bộ.

Tập làm văn LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

Bài tập .

Bài 1,Chỉ rõ những dấu hiệu của lập luận giải thích trong các đoạn văn

sau:

A, Ở đời mình giao thiệp với nhiều người,bạn bè tưởng vô số,nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỉ.Thế nào là tri kỉ?Tri kỉ là người biết mình,nghĩa là đồng thanh,đồng khí,đồng tâm với mình,chơi với mình rất thân thiết,bao bọc che chở cho mình,lúc sống cùng hưởng,hoạ cùng đau,lúc chết,tưởng có thể chết được với nhau cũng không hối

B,Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc,thì phải nâng cao đời sống của đồng bào.Muốn nâng cao đời sống của đồng bào,không phải cứ nói là ra cơm gạo.Cơm gạo khôn có từ trên trời rơi xuống.Muốn có cơm gạo thì mỗi người phải làm cái gì/ Phải làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất.

( Hồ Chí Minh )

Bài 2. Cho đề văn sau: Giải thích câu tuc ngữ: “Tay làm hàm nhai ,tai quai miệng trễ”.

a.Đặt ra những câu hỏi chính cần giải đáp để làm rõ tính chất cần giải thích.

c.Tìm các căn cứ lí luận và thực tiễn để lí giải. d.Lập bố cục cho văn bản.

Gợi ý:

Bài 1. Biểu hiện của lập luận giải thích trong hai đoạn văn là cách nêu và

giải quyết vấn đề;các câu trong đoạn liên kết móc nối với nhau theo hình thức móc xích ,câu sau làm rõ ý câu trước.Ngoài ra còn dùng cách lập luận nêu câu hỏi.

Bài 2. a,Các câu hỏi chính trong văn giải thích : Như thế nào ? tại sao?để

làm gì?Vận dụng vào đề trên để nêu câu hỏi cụ thể.

b.Chú ý khai thái các hình ảnh cụ thể ( Giải thích nghĩa đen)để tìm tầng hàm ẩn(nghĩa

bóng).đây là bước giải thích khái niệm( Như thế nào?) c.Hai lọai căn cứ cần tìm:

- Căn cứ lí luận : Mọi thứ của cải vật chất ở trên đời này có tự nhiên hình thành không?Mối quan hệ giữa quá trình lao động của con người với của cải vật chất?

-Căn cứ thực tiễn: Lấy một dẫn chứng cụ thể để chỉ rõ nếu không lao động ,con người sẽ không có được của cải vật chất để phục vụ cho chính cuộc sống của mình ( Từ cơm ăn ,áo mặc tới các nhu cầu thiết yếu khác...) d.Bố cục phải đầy đủ ba phần.Cần vận dung các câu trả lời ở muc a,b,c.

* Đánh giá ,điều chỉnh kế hoạch.

... ... ...

Ngày soạn: 17/4/2010 Ngày dạy /4/2010

Buổi 6 VĂN BẢN HÀNH CHÍNH. I.Nội dung và kiến thức cần nắm.

1.Văn bản hành chính là gì?

Văn bản hành chính là lọai văn bản được dùng trong giao dịch văn bản hành chính ,đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội.Xã hội càng phát triển thì các hình tức giao tiếp hành chính càng phổ

biến.Người ta có thể dùng loại văn bản này để truyền đạt những nội dung ,bày tỏ những yêu cầu hoặc ghi lại nhưngviệc có tính chất hành chính-công vụđể nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân ,giữa tập thể với tập thể,giữa các quốc gia với nhau.

-Các laọi văn bản hành chính thường gặp là:đơn từ ,báo cáo,đề nghị ,biên bản,công văn,thông báo,chỉ thị ,nghị quyết,hoá đơn ,thư tín ,sơ yếu lí

Một phần của tài liệu G.A bồi dưỡng văn 7 (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w