Cách viết TB: 1 Cấu tạo:

Một phần của tài liệu G.A bồi dưỡng văn 7 (Trang 84 - 86)

1- Cấu tạo:

- Gồm nhiều đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp... - Trình bày dẫn chứng: Phải sắp xếp theo một trình tự nhất định: + Theo trình tự hệ thống LĐ.

+ Theo trình tự hệ thống sự việc. + Theo trình tự hệ thống thời gian. + Theo trình tự hệ thống không gian.

- Chép dẫn chứng: Chép đúng và chính xác. phải đặt trong dấu “...”. Đặt trang trọng cân xứng...

- Đoạn văn giải thích: Mỗi đoạn cần trả lời một VĐ: Nghĩa là gì. - Với câu hỏi: Vì sao? Tại sao cần có nhiều đoạn văn ...

- Vẻ đẹp của đoạn văn GT thể hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa lý và tình. 2- Bài tập: Hãy GT lời dạy sau đây của Bác:Học tập tốt, lao động tốt. - Học tập “Tốt” -LĐ tốt: Nói lên chất lượng: Giỏi....( SGK Tập làm văn THCS- 172)

-? Viết MB theo 2 cách TT và GT cho đề bài sau: Đói cho sạch, rách cho thơm.

-? VĐ cần bàn luận?

HS làm bài.

VD: Tinh thần yêu nước của ND ta: +Trình tự dẫn chứng: Xưa- Nay.

Nay: Miền xuôi- miền ngược...-> Không gian. VD: Trích đoạn: SGKTập làm văn THCS

_? Thế nào là học tập tốt? ? Thế nào là lao động tốt?

Tại sao phải học tập tốt, LĐ tốt?..

-? Muốn học tập tốt, LĐ tốt phải làm gì?

Ngày soạn: /03/2011 Ngày dạy: / 03/2011

TIẾT 39,40:

Luyện tập văn nghị luận.

A -Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.

-Thực hành củng cố các kiến thức về văn nghị luận đã học. -Rèn kĩ năng xây dựng dàn ý và viết bài văn nghị luận.

B- Tổ chức các hoạt động dạy học.

GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hệ thống sau.

Bài 1 : Cho hai đề tập làm văn sau :

+ Đề A - Giải thích câu tục ngữ : " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

+ Đề B - Chứng minh rằng : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một suy nghĩ đúng đắn.

Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?

Hướng giải.

* Giống nhau : Cùng nghị luận về một vấn đề. * Khác nhau : Kiểu bài văn.

- Đề A : Giải thích - > làm rõ vấn đề,giúp người đọc hiểu rõ,hiểu đúng,hiểu sâu về vấn đề, chủ yếu là dùng lí lẽ.

- Đề B : Chứng minh - > Thể hiện vấn đề đó là đúng,giúp người đọc tin và làm theo ;chủ yếu là dùng dẫn chứng.

Bài 2 : Lựa chọn câu đúng trong các ý kiến sau :

a- Trong bài văn nghị luận :

- Không thể có yếu tố miêu tả,trữ tình.

- Có yếu tố miêu tả,kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.

- Luận điểm cơ bản và hệ thống các luận điểm chi tiết.

-Hệ thống các luận điểm chi tiết nhưng không nhất thiết phải có luận điểm cơ bản.

- Luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.

Hướng giải : Đánh dấu ( X ) vào ô trống thứ nhất.

Bài 3 : Lập dàn ý cho đề văn sau đây :

Do không được nghe giảng về câu tục ngữ " Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền ",nhiều người không hiểu những từ Hán Việt ấy nghĩa là gì ,người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không ? Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu?

Hướng giải:

A -Mở bài : Giới thiệu vấn đề giải thích : Câu tục ngữ " Nhất canh trì,nhì

canh viên,tam canh điền "

B- Thân bài : Giải thích các nội dung :

1-Nghĩa của câu tục ngữ : - Nghĩa các từ Hán Việt :

+ Các từ chỉ số thứ tự : Nhất ( đứng đầu) ,nhị (thứ hai ), Tam (thứ ba). + Các từ chỉ nghề : Trì ( ao -> nuôi cá ), Viên ( vườn - > trồng cây, làm vườn ), điền ( ruộng - > làm ruộng,trồng lúa,hoa màu )

+ Nghĩa của cả câu : Trong các ngành nghề làm cho kinh tế nông thôn phát triển thì đứng đầu là đào ao,thả cá,thứ hai là nghề làm vườn,thứ ba là nghề làm ruộng .

2- Người xưa muốn gửi gắm :

- Con người cần biết khai thác tốt điều kiện,hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải,vật chất bên cạnh nghề làm ruộng.

3-Cơ sở chân lí của câu tục ngữ :

- Từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề nhưng ở vùng nào có thể làm tốt cả ba nghề thì trật tự đó là đúng.

4- Liên hệ ngày nay : ứng dụng và phát huy kinh nghiệm ở nhiều vùng nông thôn ,nhiều trang trại ra đời,nhiều triệu phú ở nông thôn xuất hiện....

Một phần của tài liệu G.A bồi dưỡng văn 7 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w