Các chiến lược thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh nghiệm phát triển lịch quốc tế của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 55 - 57)

2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan

2.2.2 .Các sản phẩm du lịch

2.3.4. Các chiến lược thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế

2.3.4.1. Định hướng phát triển du lịch của Thái Lan

Trong những năm tới, để phát triển ngành Du lịch một cách bền vững, Thái Lan đã quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

- Phát triển Du lịch mang lại nhiều lợi ích: Quan điểm này xuất phát từ chỗ đánh giá Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng. Sự phát triển của nó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác và nó cũng cần được các ngành kinh tế khác trợ giúp; đồng thời phát triển du lịch phải đạt cả hiệu quả chính trị, văn hố, xã hội, an ninh quốc phòng.

- Phát triển Du lịch theo hướng bền vững: Du lịch mang lại hiểu quả nhiều mặt, tuy nhiên về mặt trái, Du lịch, nhất là sự phát triển quá mức, có thể mang lại những vấn đề tiêu cực như: làm xuống cấp môi trường thiên nhiên và tạo ô nhiễm, thương mại hoá nghệ thuật, tơn giáo và văn hố, để lại các vấn đề về xã hội, làm tổn hại nền văn hoá, lối sống của dân chúng địa phương, gia tăng số tệ nạn tội ác, mại dâm và cờ bạc..., tạo cơ hội cho sự truyền nhiễm bệnh tật, tạo nhu cầu quá nặng nề đối với tài nguyên sẵn có, làm suy yếu cấu trúc gia đình.

Phát triển Du lịch theo hướng bền vững sẽ giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đây là đường lối, quan điểm hoàn toàn đúng đắn: “Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ Hàng khơng, Bưu chính, Viễn thơng, Thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng... từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Triển khai thực hiện quy

hoạch tổng thể, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to lớn cuae đất nước theo hướng du lịch, văn hố, sinh thái, mơi trường. Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch”.

- Phát triển cả du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế: Trong thế kỷ tới Thái Lan sẽ là thị trường du lịch rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Du lịch nội địa phát triển sẽ góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tình đồn kết dân tộc, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá du lịch: Một trong những thế mạnh của du lịch Thái Lan là tài nguyên nhân văn hết sức phong phú, đa dạng, nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, do đó cần tơn tạo nhiều di tích lịch sử kết hợp với việc xuất bản các ấn phẩm giới thiệu danh lam thắng cảnh; nghiên cứu, phục hối và phát triển các món ăn đặc sản, các lễ hội truyền thống phù hợp với khách du lịch.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý du lịch; xúc tiến tuyên truyền quảng cáo sâu rộng trong và ngoài nước...

2.3.4.2. Mục tiêu của du lịch Thái Lan trong những năm tới

* Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của du lịch Thái Lan nằm trong chiếm lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước đến năm 2013 nhằm đưa ngành du lịch phát triển vững mạnh, là ngành kinh tế quan trong trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21.

Hoạt động lữ hành quốc tế cần được ưu tiên đẩy mạnh phát triển hơn nữa bởi lữ hành quốc tế là một mắt xích quan trọng giúp nối liền các hoạt động kinh doanh khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, tăng cường giao lưu văn hoá, tăng nhanh tỷ trọng GDP trong du lịch, tạo công ăn việc làm cho lao động trong cả

nước, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tơn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cảnh quan môi trường...

* Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu về lượng khách và doanh thu từ lữ hành quốc tế: Năm 2011, Ngành đã đạt được mức tăng trưởng đề ra về lượng khách quốc tế từ 6-8% so với những năm trước đó với trên 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Mục tiêu đến năm 2013 Thái Lan sẽ đón khoảng 22,22 triệu lượt khách quốc tế.

- Mục tiêu về an ninh, an toàn du lịch:

+ Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, nghiệp vụ, đảm bảo cho việc cấp Visa cho khách được thuận lợi, song không thể để sót đối tượng vào Thái Lan với động cơ xấu.

+ Đảm bảo an toàn cho khách du lịch

+ Đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch, các di tích văn hố, lịch sử.

+ Hồn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại khách sạn với các thủ tục nhanh gọn, song chặt chẽ, vừa đảm bảo an toàn cho khách, vừa đảm bảo những yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh nghiệm phát triển lịch quốc tế của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w