2.2 .2Đánh giá tác động trên thực tế đến thƣơng mại Việt Trung
3.1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC
3.1.6 Giải pháp về chính sách thuế, tài chính, tín dụng
Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đều có quy mơ vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu khơng cao, vì thế để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trƣờng này, Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này, Nhà nƣớc nên thực hiện các biện pháp sau:
- Sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp đƣợc vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết đƣợc khó khăn về vốn lƣu động và vốn đầu tƣ đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc.
- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng nhƣ các định chế tài chính, đơn giản hố thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Thực hiện lãi suất ƣu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang Trung Quốc có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.
- Thông qua ngân hàng linh hoạt hạ mức lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngân hàng thực hiện chiết khấu các kỳ phiếu và
hối phiếu chƣa đến hạn thanh toán trong trƣờng hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bị thiếu vốn. Nếu lãi suất chiết khấu hạ thì giá thành hàng hố xuất khẩu cũng hạ, do đó khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam tăng lên và chúng ta mở rộng đƣợc xuất khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải hỗ trợ thơng qua các biện pháp thuế quan và tài chính bằng các cách:
- Theo quy định của ACFTA thì Việt Nam phải tiến hành cắt giảm dần thuế suất theo lộ trình đến năm 2015. Do vậy, Việt Nam cần điều chỉnh xem xét lại hệ thống chính sách ƣu đãi thuế để phù hợp với quy định của ACFTA đồng thời khuyến khích sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng sản xuất nhƣng khó xuất khẩu sang thị trƣờng khác nhƣ: Xi măng, sắt thép, các loại vật liệu xây dựng khác. Nhà nƣớc phải xoá bỏ dần nhƣng triệt để các loại giá, phí, sắc thuế có tính chất phân biệt đối xử, giảm dần thuế nhập khẩu, miễn thuế hồn tồn cho hàng hố xuất khẩu, cải tiến thủ tục hành chính, hải quan để tránh gây phiền hà cho hoạt động xuất khẩu. Nhà nƣớc cũng cần phải thiết lập chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt theo hƣớng giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp và kích cầu cho nền kinh tế, đảm bảo theo kịp và làm chủ đƣợc những biến động của thị trƣờng.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành các đầu mối kinh doanh đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhƣ: rau quả tƣơi, thuỷ sản... Trong trƣờng hợp có thể Nhà nƣớc và các địa phƣơng hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
- Cần rà soát và xem xét lại mức lệ phí và thuế kho bãi tại các cửa khẩu để từ đó có mức thu và đối tƣợng thu phí thích hợp. Để giảm giá hàng xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, Nhà nƣớc cần giảm hơn nữa mức thu lệ phí các loại và mức phí lƣu kho bãi tại cửa khẩu.
- Nhà nƣớc cần bảo vệ và hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu để hàng Việt Nam có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng Trung Quốc, rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thƣơng hiệu, bằng phát minh, sáng chế, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và bảo hộ thƣơng hiệu Việt Nam ở thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Để hàng hố Việt Nam có sức cạnh tranh và thu hút đầu tƣ sản xuất hàng xuất khẩu cần giảm giá thành sản phẩm, mà trƣớc hết, cần giảm các loại chi phí giao dịch, chi phí trung gian, chi phí độc quyền. Muốn vậy nhà nƣớc cần can thiệp để có mức giá phù hợp đối với các hàng hoá, dịch vụ vốn đang đƣợc độc quyền cung ứng nhƣ nƣớc, điện, viễn thơng, phí cảng vụ, cƣớc vận tải nội địa…