2.2 .2Đánh giá tác động trên thực tế đến thƣơng mại Việt Trung
3.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP
3.2.2 Xây dựng chiến lƣợc “sản phẩ m thị trƣờng”
Thực tế đã chứng minh nếu không xác định đƣợc một chiến lƣợc phát triển đúng, nhà doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy khơng thể rút ra đƣợc, dẫn đến tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản. Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu và quyết định đầu tƣ vào một lĩnh vực mới với hy vọng phát triển, nhƣng không đánh giá đƣợc hết đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của mình... mà có thể dẫn đến thua lỗ. Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp ngày càng sa sút có thể rất nhiều; có thể rõ ràng hoặc cịn tiềm ẩn. Có thể do doanh nghiệp khơng có một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự chƣa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng có thể do sản phẩm
của doanh nghiệp không đƣợc đổi mới, thị phần ngày càng giảm, không sử dụng đúng các chiến lƣợc về giá, marketing...
Để tăng cƣờng kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý khâu xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch xuất khẩu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho các mặt hàng cụ thể, sang từng khu vực thị trƣờng (từng tỉnh) cụ thể và sang thị trƣờng Trung Quốc chung. Điều đáng chú ý là khi xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tính kỹ đến “nhân tố Trung Quốc” trong phát triển sản xuất và xuất khẩu của mình.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu kỹ thị trƣờng và khách hàng để nắm đƣợc đặc điểm của thị trƣờng, nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trƣờng Trung Quốc từ đó đƣa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hố sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trƣờng Trung Quốc nhằm đạt đƣợc mục đích là tăng nhanh khối lƣợng hàng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trƣờng này. Muốn đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang Trung Quốc, chúng ta phải sản xuất và bán những sản phẩm mà thị trƣờng cần chứ không phải bán những cái mà chúng ta có. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cƣờng đầu tƣ: mở rộng quy mô sản xuất và chú trọng đầu tƣ chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng cụ thể nhằm tạo ra nguồn hàng thích hợp với từng thị trƣờng.
Có nhiều phƣơng thức để doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc nhƣ: xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tƣ trực tiếp. Mỗi phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng trên đây có những ƣu thế và hạn chế riêng. Dù lựa chọn phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nào trong số những phƣơng thức nêu trên thì chúng ta cũng phải
nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lƣợng thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả, v.v... và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc, đó là: (1) Nắm bắt đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng: tính đa dạng của thị trƣờng (sản xuất càng gần với thị trƣờng càng tốt, điều quan trọng là phải có phản ứng nhanh nhậy với khuynh hƣớng của ngƣời tiêu dùng), khơng phải là “có cầu mới có cung” mà phải chuyển sang cách nghệ “cung tạo ra cầu”, chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng; (2) Hạ giá thành phẩm: giá thành phải đƣợc tính tại thời điểm hàng đến thị trƣờng tiêu thụ (cho dù giá ở Việt Nam rẻ đi chăng nữa, song nếu giá vận chuyển và thuế cao cũng khiến giá thành sản phẩm tăng), đối thủ cạnh tranh là quốc tế (là cuộc cạnh tranh quyết liệt với hàng của các nƣớc ASEAN, EU,...), thị trƣờng quyết định giá cả (nếu thấy cần thiết thì dù đắt cũng mua, ngƣợc lại những thứ mà thị trƣờng khơng ƣa thì dù giá rẻ cũng không thể bán đƣợc); (3) Đảm bảo thời gian giao hàng: nếu giao hàng chậm không đảm bảo đƣợc thời gian giao hàng sẽ làm mất đi uy tín kinh doanh và cơ hội bán hàng khiến cho bên mua sẽ không đặt hàng đến lần thứ hai; (4) Duy trì chất lƣợng sản phẩm: khơng cần thiết phải là hàng hố có chất lƣợng cao mà điều quan trọng là chất lƣợng hàng hố phải ổn định, khơng nhất thiết phải chú trọng đến thiết bị mới, tránh những sản phẩm có chất lƣợng vƣợt quá yêu cầu không cần thiết sẽ khiến cho giá thành cao lên và ngƣời tiêu dùng sẽ không mua nữa.
Trƣớc khi tiến hành đầu tƣ, doanh nghiệp cần phải: (1) xác định các ƣu thế cạnh tranh tƣơng đối để tập trung đầu tƣ và những mặt hàng có lợi thế nhất tránh đầu tƣ tản mạn hiệu quả thấp; (2) nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những thị trƣờng, hoặc những mặt hàng khó cạnh tranh hay chƣa có khả năng cạnh tranh.
Muốn tạo ra đƣợc những nguồn hàng thích hợp với thị trƣờng Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cƣờng đầu tƣ và hồn thiện quản lý vì đây là hai yếu tố quan trọng của q trình sản xuất, có tính quyết định đối với việc cho ra đời một sản phẩm nhƣ thế nào. Nếu một doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ vốn và cơng nghệ tiên tiến vào q trình sản xuất, lại áp dụng hệ thống quản lý thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lƣợng cao đáp ứng tốt yêu cầu của ngƣời tiêu dùng và vƣợt đƣợc rào cản kỹ thuật của bất kỳ thị trƣờng nào cho dù khó tính nhất.
Trong thời gian trƣớc mắt, cần tập trung đầu tƣ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà thị trƣờng Trung Quốc có nhu cầu và Việt Nam có thể xuất khẩu nhƣ: thuỷ hải sản, đồ gia dụng, hàng giầy dép và một số mặt hàng nông sản...
Lâu dài hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và tìm biện pháp thích hợp để xuất khẩu sang Trung Quốc những sản phẩm chế biến và chế tạo nhƣ: các sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dịch vụ tƣ vấn có hàm lƣợng trí tuệ cao...
Với một thị trƣờng hơn 1,3 tỷ dân và có hàng triệu thƣơng hiệu lớn nhỏ, thì doanh nghiệp cũng khơng nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn mà cần biết lƣợng sức mình và tranh thủ vào các “ngách” thị trƣờng sự ủng hộ của khách hàng lập mạng lƣới kinh tiêu. Mỗi nhà phân phối sẽ tự chọn khu vực thị trƣờng hợp lý cho mình.