Xu thế hội nhập và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp da giầy Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 32)

doanh nghiệp da giầy Việt nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế vận động tất yếu khách quan của các nền kinh tế thế giới trong điều kiện hiện nay, khi q trình tồn cầu hố, khu vực hố và quốc tế hố đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại các cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Có loại ý kiến cho rằng: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa dạng và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Loại ý kiến khác lại cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.

Mặc dù cịn có nhiều quan niệm khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ

chức hợp tác kinh tế khu vực và tồn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối.

Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mơ hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hố và tự do hoá thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết sáu vấn đề chủ yếu sau:

- Đàm phán cắt giảm thuế quan

- Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan - Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ

- Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế - Điều chỉnh các chính sách thương mại khác

- Triển khai các hoạt động văn hố, giáo dục, y tế,.. có tính chất tồn cầu. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất

hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung cấp càng đơng thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ là một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh khơng ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội - yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai, nên cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động để đứng được trong cơ chế này. Doanh nghiệp nào khơng thích nghi được cơ chế mới sẽ phải cầm chắc sự phá sản và theo quy luật đào thải nó sẽ bị gạt ra khỏi thị trường. Thay vào đó thị trường lại mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa những thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Ngày nay, tồn cầu hóa mà trước hết và về thực chất là tồn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới, đó là q trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và sự phân cơng hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng tăng. Nội dung biểu hiện của quá trình này bao gồm: sự gia tăng của luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư, vốn, tài chính, cơng nghệ, dịch vụ, nhân cơng... hình thành và phát triển các thị trường có tính thống nhất tồn cầu và các khu vực, đồng thời với việc hình thành các chế định (luật chơi) và cơ chế điều hành các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế. Tồn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình, tăng trưởng và làm ổn định kinh tế. Nhưng tồn cầu hóa kinh tế cũng làm gia tăng tình trạng tuỳ thuộc lẫn nhau và đang đặt ra những thách thức cực kỳ gay gắt cho các nước đang phát triển: sức ép cạnh tranh và sức ép về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian ngắn và sự lệ thuộc ngày càng tăng vào các thành tố có độ ổn định kém của nền kinh tế thế giới (như luồng vốn đấu tư, chỉ số của thị trường tài chính và thị trường chứng khốn).

Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thương mại đưa các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh quốc tế đặt các doanh nghiệp của mỗi quốc gia trước những thử thách nghiệp ngã. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung của quốc gia, thể hiện trên một số mặt sau:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn

nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là q trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự cơng bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là q trình xố bỏ từng bước và từng phần

các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho

doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.

Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công

cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mơ.

Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều

kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại hóa lực lượng sản xuất.

Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thơng các dịng chảy nguồn

lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.

Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh quốc tế đặt nền kinh tế và các doanh nghiệp trước những thách thức nghiệt ngã.

Đối với các doanh nghiệp da giầy thì thách thức hàng đầu chính là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào bảo hộ, cả thuế quan và phi thuế quan, cũng như các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ. Kết quả điều tra của Phòng Thương Mại và Cơng nghiệp Việt Nam cho thấy

chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% doanh nghiệp hồn tồn chưa có khả năng xuất khẩu. Đó là chưa kể đến tỷ lệ các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh ngay trên sân nhà nếu như thị trường hoàn tồn mở cửa. Vì thế địi hỏi đầu tiên đối với doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế chính là phải khơng ngừng lớn lên. Cụ thể, phải không ngừng đầu tư và tăng vốn, công nghệ mới, chất lượng lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh.

Một thách thức nữa của hội nhập đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp da giầy nói riêng là hàng hóa dịch vụ là sẽ ngày càng phải đương đầu với những rào cản thương mại quốc tế mới. Muốn tránh được tình trạng này các doanh nghiệp cần phải nhận thông tin do các cơ quan nhà nước, đồng thời cần chủ động cùng với các cơ quan chức năng về pháp lý và xúc tiến thương mại của Chính phủ nắm bắt thơng tin liên quan tới các nội dung, lộ trình hội nhập, các vấn đề nóng bỏng phát sinh trong quá trình này. Các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức về thị trường nước ngồi, nắm bắt tập quán nhất là những luật kinh doanh ở các thị trường của mình. Đây là điều cũng rất cần thiết để có thể chủ động cũng như để có thể tự bảo vệ mình trong hội nhập.

Như vậy, qua những phân tích trên cho thấy, sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập hiện nay. Doanh nghiệp da giầy chỉ có thể phát triển được khi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này được nâng cao. Sức cạnh tranh cao giúp cho doanh nghiệp da giầy thực hiện tốt hơn chức năng, vai trị của mình đó là:

- Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng: doanh nghiệp da giầy thông qua các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ thương mại cung cấp cho xã hội lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu, địa điểm, thời gian.

- Thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ: doanh nghiệp sản xuất da giầy làm cho nhu cầu tiêu dùng bị kích thích dẫn đến xuất hiện các nhu cầu mới đòi hỏi sản xuất phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm.

- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế: buôn bán thường làm cho khoảng cách về

buôn bán đã làm cho hàng hố xuất khẩu ra nước ngồi hoặc nhập khẩu hàng hố từ nước ngồi từ đó tạo ra các mối quan hệ kinh tế quốc tế có lợi cho cả hai bên.

- Tạo tích luỹ: cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp da giầy cũng đầu tư vốn, lao động để thực hiện kinh doanh nên nó cũng được hưởng lợi nhuận, từ lợi nhuận này doanh nghiệp thương mại có thể tăng tích luỹ đóng góp cho ngân sách quốc gia.

- Góp phần sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực trong nước như: lao

động, tài nguyên, khoa học công nghệ…

Ở Việt nam, ngành cơng nghiệp da giầy có vị trí rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đầu của sự ngiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Da giầy là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, có khả năng khai thác nguồn nguyên liệu trong nước, có lợi thế xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ cho đất nước.

Da giầy là ngành có cơng nghệ đơn giản so với các ngành cơng nghiệp khác, cần ít vốn đầu tư nhưng thu được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, là ngành có khả năng thu hút tất cả các thành phần kinh tế và tạo ra tích luỹ ban đầu cho ngành kinh tế quốc dân nên phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay.

Ngồi ra, ngành da giầy cịn đáp ứng nhu cầu trang bị bảo hộ lao động, trang phục và đồng phục trong nước, cung cấp các mặt hàng phục vụ nhu cầu công nghiệp và dân sinh.

Từ một ngành kinh tế - kỹ thuật khiêm tốn, non trẻ trong nền kinh tế quốc dân (mới thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật độc lập từ năm 1987), đến nay ngành da giầy Việt Nam đã lớn mạnh cùng công nghiệp dệt may, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và GDP cho đất nước (bảng 1.1)

Bảng 1.1: Tỷ trọng Da giầy trong nền kinh tế Việt Nam Chỉ tiêu

I. Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

1. Công nghiệp khai thác

3. Công nghiệp chế biến

Trong đó:

- Ngành Da giầy

- % so với giá trị SXCN II. Trị giá XK (Triệu USD)

Trong đó:

- Ngành Da giầy

- % xuất khẩu toàn nền kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê - 2005

Qua bảng 1.1 ta thấy giá trị sản xuất ngành da giầy năm 2001 là 1363.8 tỉ đồng đến năm 2005 đã tăng hơn 2 lần đạt 3029.8 tỉ đồng, chiếm 3,82% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, nhưng kim ngạch xuất khẩu đạt 3.039 triệu USD, chiếm 9,43% kim ngạch xuất khẩu cả nước.[33]

Ngành Da giầy là ngành sử dụng nhiều nguyên liệu vải, cao su, da, giả da, mút, xốp, PVC, PU, TPA, AVA...vì vậy ngành da giầy phát triển sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển theo, kể cả một số dịch vụ khác đi kèm như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ, vận tải, bảo hiểm, y tế...

Do vậy cùng với sự phát triển của xã hội, ngành Da giầy ngày càng được quan tâm phát triển và có vị thế cao trong cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w