Tổng quan về OceanBank

Một phần của tài liệu Xử lý NHTM yếu kém nghiên cứu trường hợp NH nhà nước mua lại ocean bank khoá luận tốt nghiệp 761 (Trang 48 - 56)

Sự ra đời và phát triển

Sau 22 năm hình thành và phát triển, năm 2015 đánh dấu bước thay đổi lớn trong mơ hình hoạt động của ngân hàng - từ ngân hàng TMCP Đại Dương thành Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương (gọi tắt là Ocean Bank). Oncean Bank do Nhà nước sở hữu vốn điều lệ 4.000.059.560.000 đồng.

Ocean Bank tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập theo Quyết định số 257/QĐ - NH ngày 30/12/1993, giấy phép số 004/QĐ - NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại 199 Nguyễn Lương Bằng, Thành phố Hải Dương, và vốn điều lệ lúc đó là 300 triệu đồng.

Năm 2007, theo Quyết định số 104/QĐ - NHNN ngày 09/01/2007 của NHNN, Ngân hàng TMCP Nơng thơn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP Đô thị và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank).

Tình hình vốn điều lệ của Ocean Bank qua các năm diễn biến như sau: Năm 2007, vốn điều lệ của Ocean Bank là 1.000 tỷ đồng. Năm 2008, Ocean Bank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và đến tháng 05/2009 thì hồn thành việc tăng vốn này. Năm 2010 hồn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng. Năm 2012 vốn điều lệ tăng lên 4.000 tỷ đồng. Năm 2013, được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5.350 tỷ đồng và đến năm 2015 khi trở thành Ngân hàng TNHH MTV thì vốn điều lệ của Ocean Bank do Nhà nước sở hữu là hơn 4.000 tỷ đồng.

Từ chỗ chỉ nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ocean Bank đã triển khai các nghiệp vụ ngân hàng đa năng, hiện đại như Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn như huy động kỳ phiếu, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, các chương trình sản phẩm cho vay tiêu dùng (mua nhà, mua ơ tơ,...), tài trợ thương mại,...

Ngồi những hoạt động truyền thốn của ngân hàng bán lẻ, năm 2007, Ocean Bank đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác chiến lược như Vietcombank, GP Bank, Vinashin Finance và PVFC để trao đổi hỗ trợ kinh nghiệm và hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (kinh doanh vốn, đồng tài trợ, tín dụng, bảo lãnh, hợp tác liên minh thẻ, hỗ trợ các dịch vụ tài chính khác).

Ngày 04/06/2007, Oncean Bank cho ra mắt tấm thẻ ATM đầu tiên và đồng thời gia nhập liên minh thẻ Banknetvn để mở cổng kết nối với các ngân hàng khác. Trong năm 2008 và sang năm 2009, Oncean Bank tiếp tục cung cấp cho khách hàng các sản phẩm như Thẻ thanh toán nội địa với hệ thống máy chấp nhận thẻ trên toàn quốc, dịch vụ Internet banking cho khách hàng cá nhân, dịch vụ Home banking dành cho các khách hàng doanh nghiệp. Năm 2010, ngân hàng đã phát hành thẻ thanh toán quốc tế Visa. Năm 2012, triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử mới: Easy Mobile Banking, Easy Online Banking, Easy M-Plus Banking, Easy Corporate Banking.

Năm 2013, Oncean Bank triển khai mơ hình X-ATM hiện đại lần đầu tiên tại Việt Nam và cho ra mắt Siêu thị ngân hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam BankStore.vn.

Năm 2014, Ocean Bank giành được 3 giải thưởng quốc tế: Giải thưởng sáng kiến Ngân hàng điện tử Việt Nam 2014; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014; Nhóm ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014. Ngồi ra, Ocean Bank cịn đạt nhiều danh hiệu và giải thưởng trong nước và quốc tế khác như: Top 100 ngân hàng có bảng cân đối mạnh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Top 500 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Giải thưởng STP (Straight - Through - Processing) dành cho ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao do Wells Fargo trao tặng năm 2011, 2012, 2013; Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) 5 năm liền từ 2007- 2012; Sao vàng đất Việt 2011, 2013; Giải thưởng Tin và Dùng 2011; ...

2011 2012 2013

về mạng lưới hoạt động, hiện nay hệ thống kinh doanh của ngân hàng bao gồm 101 chi nhánh và phòng giao dịch.

Hợp tác

Oncean Bank đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các đối tác tài chính trong và ngồi nước. Ngân hàng này đã ký kết và hợp tác với nhiều đối tác chiến lược như Vietcombank, GP Bank, Vinashin Finance,...

Ngày 18/01/2009, Ocean Bank ký kết và công bố đối tác chiến lược là Tập đồn dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).

Ocean Bank hoạt động yếu kém

Tiền thân là một NHTMCP nông thôn với số vốn điều lệ 300 triệu đồng. Năm 2007, ngân hàng chuyển đổi mơ hình hoạt động thành ngân hàng đơ thị, cùng với sự chuyển đổi mơ hình này là sự phát triển đột biến của Ocean Bank. Năm 2006 sau hai lần tăng vốn, vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 71 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng. Chưa đầy một năm sau cũng qua hai lần tăng vốn ngân hàng này đã tăng vốn lên 1000 tỷ đồng. Để đáp ứng quy định về vốn điều lệ tối thiểu, năm 2008 và năm 2012 Ocean Bank đã tăng vốn lên 2000 tỷ rồi 4000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng từ 2007 đến 2012 ngân hàng đã tăng vốn lên gần 24 lần, bất chấp nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều gặp khó khăn. Cùng với sự tăng nhanh của vốn điều lệ, quy mô tổng tài sản của Ocean Bank cũng tăng khá mạnh, từ hơn 1000 tỷ đồng năm 2006 đã tăng thành hơn 13.680 tỷ đồng năm 2007, năm 2012 là 64.462 tỷ đồng và năm 2013 là 67.075 tỷ đồng. Tổng tài sản trong giai đoạn từ 2007 đến 2013 đã tăng gần 5 lần.

Từ những thơng tin ở trên có thể thấy được sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mơ của Ocean Bank. Tuy nhiên, ngược với sự tăng trưởng về quy mô rất nhanh này, hiệu quả hoạt động của Ocean Bank trong những năm qua lại khá thấp. Tính trung bình giai đoạn 2006-2013 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình (ROE) của Ocean Bank chỉ đạt 8,4%/ năm và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010 đến năm 2013 (từ 16,42% xuống 4,27%), thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường hay hiệu quả hoạt động của ngân hàng khác. Lợi nhuận sau thuế cũng liên tục sụt giảm trong những năm gần đây, từ mức 520.421 tỷ đồng năm 2010 đến năm 2013 chỉ còn 188.631 tỷ đồng.

So sánh các chỉ số sinh lời của Ocean Bank với một vài NHTMCP khác trong giai đoạn 2011-2013 để thấy rõ tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của ngân hàng này. Chỉ số ROE, ROA của Ocean Bank giảm mạnh và các năm đều thấp hơn các ngân hàng khác.

Bảng 2.1. Bảng so sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lời của các NHTMCP giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị: %)

Ocean Bank 11,18 0,83 5,53 0,38 4,27 0,29 Vietinbank 26,76 1,51 19,81 1,28 13,21 1,07 Vietcombank 17,0 1,24 12,53 1,13 10,38 0,99 BIDV 13,2 0,83 12,83 0,73 13,77 0,78 ACB 27,49 1,32 6,38 0,34 6,58 0,48 VP Bank 14,28 1,12 10,19 0,69 14,17 0,91 Eximbank 10,08 1,93 13,32 1,21 4,32 0,39 Maritimebank 8,66 0,67 2,44 0,2 3,57 0,3

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ Tài sản có sinh lãi/Tổng tài sản có Ocean Bank 6,49 2,54 92,95 Vietinbank 9,38 0,88 94,18 Vietcombank 9,04 2,35 97,11 BIDV 5,84 1,57 94,17 ACB 7,51 1,44 91,00 VP Bank 6,37 1,15 78,57 Eximbank 8,64 0,85 93,12 Maritimebank 8,79 2,68 80,50

Nguồn: Tổng hợp theo vietstock.vn Không chỉ bị sụt giảm lợi nhuận, tình trạng nợ xấu của Ocean Bank cũng trở nên tệ hơn. Theo báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu của ngân hàng tăng từ 3,99% cuối năm 2013 lên 5,03%. Tính đến cuối năm 2013, Ocean Bank đã trích lập dự phịng rủi ro 1.039 tỷ đồng, trong đó chỉ riêng năm 2013 là 520,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, riêng nợ đáng chú ý của ngân hàng (có nguy cơ biến thành nợ xấu) cũng lên đến gần 1.000 tỷ đồng. Dù vậy, đây có thể chưa phải con số cuối cùng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính ngày 31/12/2013, ngân hàng này có các khoản tiền gửi tại Cơng ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) lên đến 1.085 tỷ đồng đã quá hạn thu hồi. Ngân hàng đã trích lập dự phịng 289 tỷ đồng cho khoản tiền gửi này. Trên thực tế khoản nợ này gần như mất khả năng thu hồi và phải “khoanh” theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước. Cũng liên quan đến Vinashin, Ocean Bank cịn có thêm khoản tín dụng 689 tỷ đồng q hạn và cũng phải khoanh lại. Số tiền ngân hàng trích lập cho khoản tín dụng này lên đến 115 tỷ đồng. Như vậy, số tiền hơn 1.700 tỷ đồng mà Ocean Bank gửi và cho vay liên quan đến Vinashin (trước đây) có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Trong năm 2013, Ocean Bank đã bán nợ cho VAMC để thu về 222 tỷ đồng trái phiếu. Theo quy định về mua bán nợ với VAMC, ngân hàng bán nợ xấu sẽ phải trích lập 20% giá trị khoản nợ mỗi năm (5 năm phải đủ 100%) giúp ngân hàng xóa được khoản dự phịng 117,8 tỷ đồng trên báo cáo kết quả kinh doanh. Trên thực tế, lợi nhuận của ngân hàng ở mức khá, nhưng áp lực từ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ quá hạn khiến lợi nhuận bị co hẹp lại.

Dưới đây, là bảng so sánh hệ số địn bẩy tài chính và các chỉ số phản ánh chất lượng tài sản của Ocean Bank với một vài ngân hàng khác năm 2013 để thấy rõ hơn về vấn đề của ngân hàng này:

Bảng 2.2. Bảng so sánh hệ số đòn bẩy tài chính và các chỉ số phản ánh chất lượng tài sản giữa các ngân hàng năm 2013 (Đơn vị: %)

Có thể thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của Ocean Bank thấp hơn các

ngân hàng khác, trong khi đó tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ lại cao hơn và tỷ lệ Tài sản có sinh lãi/Tổng tài sản có cũng thuộc nhóm cao. Điều này chứng tỏ Ocean Bank đang tiềm ẩn rủi ro lớn trong các khoản cho vay của mình.

Bên cạnh những con số dễ dàng nhận thấy vẫn còn những con số ẩn mình. Chẳng hạn thuyết minh báo cáo tài chính của Ocean Bank cho thấy ngân hàng này có khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp tính đến cuối năm 2013 đến hơn 6.700 tỷ đồng. Con số này bằng khoảng 25% tín dụng của ngân hàng này. Thông thường những ngân hàng hay lách quy định về hạn mức tín dụng, lãi suất... bằng cách mua những trái phiếu doanh nghiệp. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

Theo bản cáo bạch của ngân hàng này thì đến ngày 31/07/2013, Ocean Bank có bốn cổ đơng lớn, trong đó có ba cổ đơng là Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN), Cơng ty cổ phần tập đồn Đại Dương (OGC), Cơng ty TNHH VNT đang sở hữu 20% vốn điều lệ/mỗi cổ đơng. Trong khi đó, theo quy định của điều 55 luật các TCTD 2010, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD. Cả ba cổ đơng nói trên cũng khơng thuộc trường hợp loại trừ nào theo quy định này. Hơn nữa, theo giới thiệu của OGC thì Cơng ty TNHH VNT là một thành viên của tập đoàn Đại Dương. Như vậy nhiều khả năng hai cổ đông lớn là OGC và VNT được xem là cổ đông liên quan đang sở hữu tổng cộng 40% vốn điều lệ của ngân hàng này. Cũng theo điều 55 luật các TCTD 2010, thì cổ đơng và người có liên quan của cổ đơng đó khơng được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD. Năm 2013, Ocean Bank đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5.350 tỷ đồng để giảm tỷ lệ nói trên xuống dưới 15%. Dù vậy, cho đến năm 2014 thì ngân hàng vẫn chưa thể tăng vốn như kế hoạch đã đề ra.

Không chỉ hoạt động yếu kém, mà dấu hiệu về danh tiếng và uy tín của Ocean Bank cũng bộc lộ rõ khi chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp các lãnh đạo của Ocean Bank bị sa vào vòng lao lý. Ngày 24/04/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank để điều tra về hành vi vi phạm những quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD theo điều 179 Bộ luật hình sự. Thơng cáo của NHNN cho biết,

trong quá trình triển khai đề án cơ cấu lại các TCTD đã được Bộ chính trị, Chính phủ phê duyệt, NHNN tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các TCTD. Qua thanh tra, NHNN đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Hà Văn Thắm. Để xử lý nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật và bảo đảm NHTMCP Đại Dương hoạt động an tồn, ổn định và đúng pháp luật, NHNN đã đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị NHTMCP Đại Dương của ông Hà Văn Thắm.

Ngày 22/12/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ công an) đã tiến hành khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ơng Nguyễn Văn Hồn, ngun Phó Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng tín dụng NHTMCP Đại Dương. Ơng Nguyễn Văn Hồn bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD, theo điều 179 Bộ luật hình sự. Cụ thể, theo tin tức ban đầu, ơng Hồn đã cùng với ông Thắm, quyết định cho công ty TNHH một thành viên Thương mại và Dịch vụ Trung Dung vay 500 tỷ đồng mặc dù biết hồ sơ vay không đủ điều kiện.

Người tiếp theo bị bắt tạm giam là bà Nguyễn Minh Thu. Ngay sau khi ông Thắm bị bắt giam, Hội đồng quản trị Ocean Bank đã thống nhất bầu bà Nguyễn Minh Thu - Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ocean Bank giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng bắt đầu từ ngày 23/10/2014. Cụ thể, chiều ngày 28/01/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ công an) đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự xảy ra tại NHTMCP Đại Dương, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Nguyễn Minh Thu về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 12/03/1015, tiếp tục một cán bộ Ocean Bank bị bắt tạm giam để điều tra là ông Nguyễn Xuân Thắng vì hành vi cố ý làm trái quy định của NHNN về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật hình sự. Ơng Nguyễn Xn Thắng là phó giám đốc khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược của NHTMCP Đại Dương và là cán bộ thứ tư của Ocean Bank bị bắt giữ.

Như vậy, hoạt động của Ocean Bank không chỉ bộc lộ nhiều yếu kém mà việc quản trị điều hành của ngân hàng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

Trước tình hình đó, để kiểm sốt rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng,

Một phần của tài liệu Xử lý NHTM yếu kém nghiên cứu trường hợp NH nhà nước mua lại ocean bank khoá luận tốt nghiệp 761 (Trang 48 - 56)