3.1. Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam
3.1.1. Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay
Tính đến cuối năm 2015, hệ thống các TCTD Việt Nam đang hoạt động bao gồm 55 ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, 28 NHTM cổ phần, NHTM nhà nước 7 tổ chức, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 ngân hàng phát triển và nhiều công ty tài chính, cho thuê tài chính, quỹ tín dụng ... Trong số này, nhóm NHTM cổ phần biến động mạnh nhất, giảm từ con số 37 tổ chức vào năm 2011 về 34 tổ chức vào năm 2012, xuống 33 tổ chức vào năm 2013 và 2014, đến cuối năm 2015 giảm mạnh về mức 28 tổ chức. Trong khi đó, nhóm duy nhất tăng lên là nhóm NHTM nhà nước từ 5 tổ chức trong các năm trước đó lên thành 7 trong năm 2015. Có thể thấy là số lượng NHTM mặc dù đã giảm nhưng vẫn quá nhiều, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trên cùng thị trường. Thực trạng các NHTM tập trung vào chạy đua mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận trong khi số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ khác chưa phát triển đã dẫn tới việc huy động tiền gửi và tín dụng vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng sử dụng để cạnh tranh với nhau. Tình trạng này làm cho các ngân hàng liên tục chạy đua nâng lãi suất huy động và tìm cách hút khách hàng mà khơng quan tâm đến khả năng tài chính của các khách hàng và tính hiệu quả của phương án, dự án vay vốn. Trong một số thời kỳ, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng đã dẫn tới một số ngân hàng thực hiện các biện pháp lách luật thơng qua nhiều hình thức, vi phạm các quy định của cơ quan quản lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỷ
cương của thị trường tài chính ngân hàng cũng như hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
So sánh với hệ thống ngân hàng của các quốc gia trong khu vực thì số lượng ngân hàng ở Việt Nam quá lớn nhưng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản lại quá nhỏ. Tính đến tháng 02/2016, hệ thống NHTM Việt Nam gồm 7 NHTM nhà nước với tổng vốn điều lệ 137.039 tỷ đồng và 28 NHTMCP với tổng vốn điều lệ 194.541 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng khá nhiều, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Một hệ thống tài chính an tồn đòi hỏi các TCTD phải đạt yêu cầu về hệ số an toàn vốn phụ thuộc vào hai yếu tố vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro. Tại Việt Nam, mặc dù hệ số CAR của các NHTMCP luôn ở trên mức quy định là 9% theo TT36/2014/TT-NHNN, nhưng lại có xu hướng giảm từ năm 2012 đến nay. Nguyên nhân cơ bản là do quy mô vốn điều lệ tăng chậm trong khi quy mô tổng tài sản và tín dụng của các NHTM lại tăng nhanh. Như vậy, đối với hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro như ngành ngân hàng, thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu hiện nay là quá thấp đã không đủ để thực hiện vai trị tấm đệm chống đỡ rủi ro.
Về tình hình huy động vốn của khối NHTMCP tăng tương đối ổn định trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng từng năm tương ứng là 13,14%; 12,0%; 23,44%; 17,91%; đến 21/12/2015 tăng khoảng 14%. Tuy nhiên, cơ cấu vốn chưa hợp lý và nguồn vốn không ổn định. Vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn và không ổn định bởi các ngân hàng thay vì nâng cao chất lượng sản phẩm lại cạnh tranh dựa trên lãi suất, khiến các khoản tiền gửi thường nhanh chóng bị rút ra và đem gửi tại các ngân hàng lãi suất cao hơn.
Dư nợ cho vay của khối NHTMCP tăng liên tục trong giai đoạn 2011 -2015, với tốc độ tăng hàng năm tương ứng là 30,85%; 6,10%; 20,13%; 17,17%; 17,29%. Tỷ lệ nợ xấu tuy không cao nhưng xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN, kể từ 01/01/2015 các TCTD thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ Trung tâm Thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phân loại lại nhóm nợ của khách hàng theo nhóm nợ cao nhất nếu khách hàng đó đang vay ở nhiều TCTD. Do
vậy, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD trong 3 tháng đầu năm 2015 đã tăng lên lần lượt là 3,49%; 3,59%; 3,81%. Nhưng theo giám sát của NHNN thì các tỷ lệ này cao hơn lần lượt là 4,83% cuối năm 2014; 4,55% tháng 01/2015; 4,75% tháng 02/2015 và 3,81% tháng 03/2015. Tuy nhiên một điều tốt là tỷ lệ nợ xấu này có xu hướng giảm, đến cuối năm 2015 chỉ còn 2,52%. Vấn đề là mặc dù nợ xấu đã giảm, VAMC đã rất nỗ lực, nhưng sau khi nhận nợ xấu từ các ngân hàng, cũng mới chỉ xử lý được 26.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 11% trên số dư nợ gốc. Và số cịn lại nếu VAMC khơng thể thu hồi được thì gánh nặng sẽ lại đè lên các TCTD.
Quản trị các NHTM Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế như thiếu khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quả trị; mơ hình tổ chức quản lý hiện tại bộc lộ một số nhược điểm; vấn đề quản trị nội bộ chưa được quan tâm đúng mức (nhân lực, công nghệ,...); các nguyên nhân cơ bản khác về quản trị ngân hàng (quản trị danh mục cho vay, công tác dự báo chưa được chú trọng,..).
Khả năng sinh lời của hệ thống TCTD có chiều hướng được cải thiện. Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong giai đoạn 2012 - Quý II/2015 lần lượt là 3,97%; 5,56%; 6,43%; 7,08%; và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) lần lượt là 0,48%, 0,50%, 0,57% và 0,64%. Tuy nhiên lợi nhuận lại chủ yếu thu được từ hoạt động truyền thống của ngân hàng là tín dụng. Khi thị trường tín dụng gặp vấn đề do nền kinh tế suy thối, khách hàng vay vốn khơng trả được nợ đầy đủ và đúng hạn thì ngay lập tức khoản thu nhập của ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, khả năng sinh lời hiện tại của các ngân hàng chưa thực sự bền vững.
Nhìn chung, thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại nhiều thách thức trong các vấn đề như nợ xấu, năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.