Quan điểm phía NHNN khi xử lý các NHTMyếu ké m cụ

Một phần của tài liệu Xử lý NHTM yếu kém nghiên cứu trường hợp NH nhà nước mua lại ocean bank khoá luận tốt nghiệp 761 (Trang 63 - 78)

2.2. Thực trạng xử lý NHTMyếu kém qua trường hợp NHNN mua lại Ocean Bank

2.2.2.1. Quan điểm phía NHNN khi xử lý các NHTMyếu ké m cụ

2.2.2.1. Quan điểm phía NHNN khi xử lý các NHTM yếu kém - cụ thể trường hợpmua lại Ocean Bank với giá 0 đồng mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng

Từ năm 1975 đến nay, ở Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại nào tuyên bố phá sản, và cả thị trường càng có thêm niềm tin rằng sẽ khơng bao giờ có chuyện này xảy ra khi mà Nguyên thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã khẳng định “sẽ khơng để ngân hàng nào đổ vỡ”. Nhưng liệu niềm tin này có thay đổi khi mà trong thơng tư 07/2013/TT-NHNN ra đời có nhắc đến cụm từ “phá sản”.

Trong lịch sử, đây không phải là lần đầu tiên NHNN xử lý các ngân hàng yếu kém. Quay trở lại giai đoạn khủng hoảng ngân hàng những năm 1990, đã có khá nhiều ngân hàng thương mại được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhiều ngân hàng tiến hành sáp nhập, hợp nhất, mua lại đổi tên, thậm chí giải thể. Kết quả là số lượng NHTM giảm mạnh từ 51 (năm 1997) xuống cịn 39 (năm 2001). Ngược lại, khơng ít ngân hàng đã được hồi phục và phát triển trở lại sau cuộc khủng hoảng như Eximbank, VP Bank, Maritime Bank ... Nhưng việc NHNN mua lại một NHTMCP yếu kém với giá 0 đồng và trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng đó thì chưa từng có trong lịch sử. Vậy quan điểm của NHNN về vấn đề này là như thế nào?

Có thể lý giải quan điểm của NHNN khi xử lý trường hợp của Ocean Bank cũng như hai trường hợp đã được xử lý tương tự là VNCB và GP Bank qua ba luận điểm chính là: Tránh lây lan yếu kém, chủ động tái cơ cấu; Mua với giá trị thật; ơn định thị trường tài chính tiền tệ, bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tránh lây lan yếu kém, chủ động tái cơ cấu

Trong thông cáo của NHNN ngày 25/04/2015 mua tồn bộ cổ phần của Ocean Bank có nêu: “Việc trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần của Ocean Bank giúp Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu Ocean Bank, đảm bảo chi trả tiền gửi, ngăn ngừa sự lây lan các yếu kém của Ocean Bank sang các tổ chức tín dụng khác”.

Trước đó, NHNN cũng cho biết rằng hoạt động của Ocean Bank đã bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quản trị và điều hành của ngân hàng này vi phạm

nghiêm trọng quy định của pháp luật. Để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt ngân hàng Đại Dương vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Tổn thất tài chính nặng nề, trong khi Ocean Bank khơng có các giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN (ngân hàng có đưa ra phương án tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nhưng không được đại hội đồng cổ đông thông qua). Nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại yếu kém của ngân hàng, chủ động tiếp tục tái cơ cấu, NHNN đã tuyên bố mua bắt buộc tồn bộ cổ phần của các cổ đơng hiện hữu và chỉ định VietinBank tham gia quản trị, điều hành hoạt động của Ocean Bank. Một loạt cán bộ của VietinBank được Thống đốc NHNN điều động và bổ nhiệm làm lãnh đạo bộ máy mới của ngân hàng Đại Dương. Trong đó, ơng Đỗ Thanh Sơn - Giám đốc chi nhánh 11 tại VietinBank Thành phố Hồ Chí Minh - giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên; ơng Ngơ Anh Tuấn - Phó Trưởng phịng Chế độ chính sách tín dụng và đầu tư Khối quản trị rủi ro của VietinBank - giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc; các cán bộ của VietinBank được bổ nhiệm Thành viên Hội đồng thành viên bao gồm ơng Nguyễn Hồi Đức, bà Chu Thị Thanh Tú, bà Nguyễn Thị Hương; các Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Đại Dương gồm ông Nguyễn Thế Hồng, ơng Hồng Minh Thái, ơng Trần Trung Dũng. Ngoài ra, một số nhân sự cũ của Ocean Bank vẫn được giữ lại như bà Nguyễn Thị Hiền và ông Ngô Ngọc Đông vẫn tiếp tục giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc như trước. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, VietinBank đã khẩn trương hoàn thiện phương án tái cơ cấu ngân hàng Đại Dương với định hướng khắc phục, xử lý những tồn tại, yếu kém, sai phạm, củng cố lại công tác quản trị, điều hành, đưa ngân hàng vào hoạt động bình thường và tiếp tục phát triển an toàn, bền vững hơn.

Mua với giá trị thực

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề tại sao NHNN lại mua Ocean Bank (hay kể cả VNCB và GP Bank) với cái giá 0 đồng mà không phải giá khác (một giá tượng trưng 1 đồng như một số nước đã làm, ví dụ Baring Bank bị bán cho ING, Tập đồn tài chính có trụ sở tại Hà Lan, với giá 1 bảng). Con số 0 đồng ở đây có ý nghĩa gì?

Giải thích về vấn đề này, quan điểm của NHNN thể hiện qua ý kiến của Nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình (thời điểm xử lý ông là Thống đốc NHNN) sau khi tuyên bố mua lại Ocean Bank ngày 25/04/2015. Theo ông giá phải là giá trị thực. NHNN khơng thực hiện theo chính sách giá tượng trưng 1 đồng như một số nước đã làm. Trong trường hợp này, nếu áp dụng một mức giá có giá trị dương thì chỉ là để “mị dân” và NHNN khơng làm điều đó. Bởi lẽ, trước khi mua lại bất kỳ ngân hàng nào thì NHNN đã tiến hành định giá và kiểm toán độc lập, xác định giá trị của Ocean Bank đã là âm, vốn điều lệ thâm hụt và tự thân ngân hàng không thể bù đắp nổi để có một mức giá dương trên 0 đồng. NHNN mua với giá 0 đồng là để nói với cơng chúng rằng giá trị của ngân hàng đó đã khơng cịn nữa.

Hơn nữa, theo ơng Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Chi phí bỏ ra để cứu các ngân hàng 0 đồng cũng chưa được hiểu đúng. Cố thể hiểu đơn giản việc mua ngân hàng 0 đồng là không mất tiền, nhưng thực trên thực tế, với vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, NHNN vẫn phải tốn chi phí cho các ngân hàng 0 đồng này. Như vậy, phải hiểu rằng khi sở hữu các ngân hàng yếu kém này, NHNN cịn phải bỏ ra nhiều chi phí để xử lý các vấn đề như chi phí tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản, chi phí hỗ trợ nhân sự từ ngân hàng lớn, hay chí ít NHNN cũng phải bù thêm tiền để các ngân hàng đạt đủ số vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo quy định pháp luật, chứ không phải mua với giá 0 đồng là không mất tiền.

Ơn định thị trường tài chính tiền tệ, bảo vệ quyền lợi của người dân

Ơn định hệ thống tài chính, bảo vệ quyền lợi của ngân dân là những mục tiêu quan trọng hàng đầu khi ngân hàng tiến hành xử lý bất kỳ một ngân hàng yếu kém nào, và việc mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng cũng không ngoại lệ.

Quan điểm của NHNN về vấn đề này rất rõ ràng. Nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho hay:

“Về việc mua ngân hàng với giá 0 đồng, trước hết phải hiểu rằng ngân hàng đó đã bị phá sản và bị mua với giá 0 đồng là đi nửa chặng đường tiến trình phá sản. Vậy ai làm cho các ngân hàng cổ phần này phá sản? Đó chính là các ơng chủ và các cổ đông. Họ không biết điều hành, họ làm ăn bậy bạ, lợi dụng ngân hàng, lợi dụng người

gửi tiền làm bậy, vậy thì họ phải chịu mất tiền. nhưng cịn người dân thì sao? Người dân có biết gì đâu, chỉ biết rằng gom góp được tiền thì gửi vào ngân hàng, bởi họ nghĩ rằng, đó là nơi giữ tiền an tồn nhất. Rồi cũng hy vọng có thêm đồng lãi để trang trải cho cuộc sống. Chính vì thế mà phải bảo vệ người dân. Làm gì thì làm, cũng phải lo tính đến chuyện bảo vệ dân trước.

Các ngân hàng này trong một thời gian dài, họ làm ăn theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”, chi tiêu bạt mạng, đầu tư khơng tính tốn, và thậm chí tiêu tiền theo kiểu như đi nhặt được. Đến lúc tiền của cổ đơng mất hết thì lại dùng tiền của người dân gửi tiết kiệm để chia cổ tức cho nhau. Vì thế khơng thể bảo vệ các ông chủ này được, phải bảo vệ dân, mà cách tốt nhất là mua lại ngân hàng đó, với cái giá 0 đồng. Nhà nước không thể mua lại các ngân hàng này với giá 1 đồng, vì Nhà nước khơng thể bỏ ra dù chỉ 1 đồng để trả cho các ông chủ này. Nhà nước mua lại với giá 0 đồng để điều hành, tái cấu trúc bằng các cơng cụ chính sách và làm cho ngân hàng đó từng bước thốt ra khỏi tình trạng nợ nần.

Về lý thuyết, số tiền của các ông chủ trong ngân hàng này đã mất sạch, cho nên đừng có bàn đến chuyện lấy lại đồng nào cả, còn Nhà nước mua lại giao cho ngân hàng lớn tổ chức quản lý là nhằm mục đích khơng gây xáo trộn trong thị trường tài chính tiền tệ, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa chính là chỗ này đây. Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng Nhà nước “do dân, vì dân” thì phải vì dân mà mua lại với giá 0 đồng”.

Việc giữ vững niềm tin của người gửi tiền hay công chúng đối với hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng. Một khi niềm tin đổ vỡ dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt, thì việc đỗ vỡ của hệ thống là điều hầu như không thể tránh khỏi. Hiện tượng rút tiền hàng loạt đã từng khiến nhiều ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn phải đóng cửa như: ngân hàng quốc gia Franklin (FNB) ở Mỹ bị đổ vỡ năm 1974; phá sản ngân hàng Banco Ambrosiano của Ý năm 1982; sự đổ vỡ dây chuyền của nhiều ngân hàng ở Canada những năm 1985; hay cái tên Northern Rock cũng trở thành quá khứ bởi hiện tượng này (2007). Vì vậy mà NHNN ln phải đặt mục tiêu ổn định lịng tin của cơng chúng trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém.

Một vấn đề khác liên quan đến việc NHNN xử lý ngân hàng yếu kém bằng cách mua lại với giá 0 đồng là tại sao không phải là một tổ chức hay nhóm nhà đầu tư cá nhân mua lại các ngân hàng yếu kém như Ocean Bank mà cứ phải là NHNN? Vậy một câu hỏi khác đặt ra là liệu có tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân nào dám đứng ra ôm đống nợ của các ngân hàng yếu kém kia? Như vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, chỉ NHNN mới có thể chấn chỉnh lại thanh khoản và hoạt động của ngân hàng yếu kém, cũng chỉ NHNN mới có thể làm minh bạch được nợ nần với tài sản đảm bảo. Thực tế, NHNN không phải gánh nợ, công việc của NHNN chỉ là chấn chỉnh lại, làm cho nó minh bạch và bộc lộ tồn bộ điểm yếu, sau đó NHNN sẽ chuyển giao ngân hàng này cho ngân hàng hay nhà đầu tư khác. Và cũng chỉ NHNN mới có đủ uy tín để làm n lịng người gửi tiền, giữ vững niềm tin trong dân chúng, tránh hiện tượng rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng dẫn đến mất an toàn hệ thống.

Mặt khác, NHNN mua lại các ngân hàng yếu kém như vậy là có căn cứ pháp lý rõ ràng. Như phần 2.2.1. đã trình bày, theo điều 149 Luật các TCTD 2010, Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/08/2013, cũng như Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”, thì NHNN có quyền áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với TCTD yếu kém nếu sau khi áp dụng các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, TCTD không thể thực hiện một trong các biện pháp này trên cơ sở tự nguyện. Việc NHNN áp dụng biện pháp mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng có thể hiểu là “quốc hữu hóa” về mặt kỹ thuật, tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau về mặt chính sách. Bởi lẽ, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng nói rằng: “Quốc hữu hóa là Chính phủ sẽ mua đứt hoặc đầu tư tồn bộ vào một ngân hàng nào đó để thực hiện chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, trường hợp này ở Việt Nam có thể khơng phải vì chính sách tiền tệ mà là để cứu ngân hàng, khơng muốn cho ngân hàng phá sản. Hay nói đúng hơn, mua lại ngân hàng này là để giải quyết sự vụ phát sinh không nằm trong kế hoạch tổng thể tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”.

Như vậy, một lần nữa khẳng định Ngân hàng Nhà nước mua lại NHTM yếu kém với giá 0 đồng khơng vì mục đích kinh doanh, nắm giữ và gia tăng tài sản, mà mua lại vì sự ổn định an tồn của thị trường tài chính, tránh việc đổ vỡ của một

NHTMCP nằm ngồi sự kiểm sốt của NHNN và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Cùng với đó, xử lý nợ xấu và phát triển kinh doanh cho các ngân hàng, làm lành mạnh hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.

2.2.2.2. Tác động của việc NHNN mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng

NHNN tuyên bố mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ động hiện hữu Ocean Bank với giá 0 đồng, điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt tồn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đơng của các cổ đông hiện hữu của ngân hàng này. Tại thời điểm đó cơ cấu cổ đơng của Ocean Bank như sau: Cơng ty cổ phần Tập đồn Đại Dương (Ocean Group) 20%, Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) 20%, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn VNT 20%, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà 6,65% và cịn các cổ đơng khác sở hữu 33,35%. Như vậy, các cổ đông của Ocean Bank đã mất trắng số tiền mà họ đầu tư vào ngân hàng. Với số vốn điều lệ cơng bố lúc đó khoảng 4.000 tỷ đồng thì số tiền mà các cổ đông sở hữu 20% cổ phần mất lên tới 800 tỷ đồng, và cổ đông sở hữu 6,65% cổ phần mất 266 tỷ đồng (con số thực tế có thể lớn hơn).

Các cổ đơng mất trắng khơng có nghĩa là họ đang phải chịu thiệt thòi. Đối với cổ đông của ngân hàng, việc tuyên bố mua lại ngân hàng này của NHNN diễn ra sau khi các cổ đông không thông qua được phương án tăng vốn để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an tồn. Điều này đồng nghĩa với việc các cổ đơng đã từ bỏ quyền lợi của mình tại ngân hàng. Hơn nữa, nếu như để ngân hàng phá sản, các cổ đơng cũng sẽ khơng có gì, bởi tài sản của ngân hàng sau khi phát mại sẽ giải quyết chi trả các khoản nợ trước, còn lại mới chia cho cổ đơng, mà trong khi với tình trạng của Ocean Bank lúc đó thì các cổ đơng cũng sẽ khơng có phần. Thực tế, cổ đơng đã mất vốn từ lâu, trước khi NHNN mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, bởi tình trạng kinh doanh thua lỗ, các món nợ khơng nhỏ của ngân hàng. Hành động của NHNN đúng hơn là gánh hộ các cổ đơng vì sự an tồn của cả hệ thống tài chính.

Việc các cổ đông mất trắng số tiền đầu tư vào ngân hàng Đại Dương, đặc biệt là các cổ đông lớn, phần nào ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp này. Đối với Ocean Group (OGC), theo báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2014, khoản đầu tư vào Ocean Bank trị giá 971 tỷ đồng. Với việc giá trị cổ phần tại ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng, giá trị đầu tư

của OGC vào Ocean Bank giảm về 0. Theo đó OGC sẽ phải ghi nhận khoản lỗ hoạt động đầu tư trị giá 971 tỷ đồng trong thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Hơn nữa, OGC còn có những khoản phải thu đối với VNT và Cơng ty cổ phần Đầu tư và Xây

Một phần của tài liệu Xử lý NHTM yếu kém nghiên cứu trường hợp NH nhà nước mua lại ocean bank khoá luận tốt nghiệp 761 (Trang 63 - 78)