Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 85)

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng

2.2.3. Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Ngân hàng Ngoại thương sử dụng vốn vào các mục đích sau:

- Cho vay cá nhân và các doanh nghiệp

- Gửi tại Ngân hàng Nhà nước

- Mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước

- Gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước

- Gửi tại các tổ chức tín dụng nước ngồi

Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng được xem xét thông qua chỉ tiêu huy động và cho vay bởi vì các khoản vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong sử dụng nguồn vốn của ngân hàng và là các khoản mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Có hai mức độ rủi ro về thanh tốn của mỗi ngân hàng, đó là:

- Rủi ro thiếu vốn khả dụng hay rủi ro thanh khoản chỉ những trường hợp mà một ngân hàng mất khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn, nhất là các khoản tiền gửi không kỳ hạn và các khoản vay liên ngân hàng ngắn hạn. Lý do cơ bản là do các ngân hàng chuyển hoán các thời hạn giữa tài sản và nguồn vốn khơng tương ứng và do khủng hoảng lịng tin của dân chúng vào ngân hàng xuất phát từ các tin tức xấu về hoạt động của ngân hàng đó.

- Rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro mất khả năng thanh toán hoặc rủi ro vỡ nợ đề cập đến trường hợp ngân hàng bị lỗ làm suy giảm vốn tự có, hay trường hợp giá trị tài sản của ngân hàng giảm xuống thấp hơn so với các trách nhiệm nợ của nó .

Rủi ro thanh khoản khác với rủi ro mất khả năng thanh toán ở chỗ: rủi ro thanh toán được xem như là kết quả của nhiều loại rủi ro được tích luỹ lại hoặc khi một loại rủi ro nào đó xảy ra ở mức quá lớn, bao gồm cả rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và các rủi ro khác. Với sự điều tiết vốn trong toàn hệ thống như hiện nay đang duy trì, với khả năng vận chuyển, điều tiền thuận lợi, ổn định trong nội thành thành phố như hiện nay, khả năng rủi ro thanh khoản và thanh tốn là hầu như khơng có vì Ngân hàng Ngoại thương là một ngân hàng hoạt động đã lâu đời, và khó có khả năng biến động bất thường về luồng tiền mặt thu chi tại quỹ.

Bảng 2.11: Huy động và sử dụng vốn ngắn hạn tại NHNT VN

Chỉ tiêu Huy động vốn Cho vay

Bảng 2.12: Huy động và sử dụng vốn dài hạn tại NHNT VN

(Đơn vị: Tỷ VND, triệu USD)

Chỉ tiêu

Huy động vốn Cho vay

Hai bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn VNĐ trung và dài hạn của toàn ngân hàng chỉ đủ tài trợ khoảng 70% cho các khoản vay và đầu tư dài hạn. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam phải sử dụng một lượng đáng kể vốn ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay dài hạn. Do vậy, Ngân hàng Ngoại thương cần tích cực hơn nữa trong việc huy động vốn trung hạn và dài hạn.

2.2.4. Chi phí huy động vốn và khả năng tiết kiệm chi phí

Chi phí huy động vốn (giá vốn) bao gồm chi phí lãi suất khi tiến hành huy động và một số chi phí khác như tiền lương, trang thiết bị….Trong đó chi về lãi là bộ phận chính, lãi suất ngân hàng đưa ra phải thoả mãn các yêu cầu: Cạnh tranh được với các ngân hàng khác, đảm bảo lợi nhuận ngân hàng và quyền lợi khách hàng, tuân theo các quy định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước VN.

Trong thời gian từ năm 2002 sự cạnh tranh trong huy động vốn đã diễn ra khá phức tạp và ngày càng gay gắt thể hiện ở việc nâng lãi suất huy động. Trong bối cảnh đó NHNT đã phải rất linh hoạt trong điều hành lãi suất huy động vốn để có thể duy trì được vị thế trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác.

NHNT đã tạo lập cho mình một vai trị như là người định hướng lãi suất huy động ngoại tệ trên thị trường. Một số ngân hàng đã căn cứ vào lãi suất ngoại tệ của NHNT để cộng thêm một biên độ nhất định nhằm cạnh tranh trong huy động vốn tiết kiệm . Tuy nhiên, khi lãi suất hạ, các ngân hàng này để đảm bảo cân đối lãi suất đầu vào đầu ra đã phải đặt lãi suất huy động ngang bằng mức của NHNT. Việc định hướng lãi suất thị trường chứng tỏ vị thế cạnh tranh áp đảo của NHNT trong thị trường huy động vốn ngoại tệ, người gửi tiền và các ngân hàng đều căn cứ vào lãi suất ngoại tệ của NHNT làm chuẩn, trong trường hợp lãi suất NHNT hạ người gửi tiền luôn tin rằng đây là xu thế chung và vẫn tiếp tục gửi tiền vào NHNT.

NHNT trong thời gian qua là khá hiệu quả, đặc biệt là huy động và sử dụng vốn VNĐ.

Việc áp dụng mức lãi suất hợp lý đối với từng loại nguồn vốn trong từng thời kỳ đối với từng chi nhánh đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, cũng như nâng cao hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn.

Bảng 2.12: Lãi suất huy động và cho vay bình quân của NHNT

Các mức lãi suất bình quân (% /năm)

A. Lãi suất Huy động bình quân

1. VNĐ 2. USD

B. Lãi suất Cho vay bình quân

1. VNĐ 2. USD

C. Chênh lệch cho vay – huy động (B- A)

1. VNĐ 2. USD

(Nguồn : Báo cáo thống kê Phịng Vốn, NHNT VN)

Do có sự cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần, trong thời gian qua, lãi suất huy động của Ngân hàng Ngoại thương liên tục tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong quy định về trần lãi suất của NHNN. Với mức tăng lãi suất huy động như vậy, lãi suất cho vay cũng phải tăng theo để đảm bảo được mức lợi nhuận cho ngân hàng trong đó mức chênh lệch đối với VNĐ là khoảng từ 3 – 4%, cao nhất là năm 2005,

mức chênh lệch là 4,73%. Đối với USD, mức chênh lệch có thấp hơn một chút, cao nhất là 3,88% vào năm 2006 và thấp nhất là 2,07% vào năm 2003. Đây là mức chênh lệch được coi là hợp lý để vừa giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, vừa tạo ra lợi nhuận thơng qua hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w