Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Sự ổn định của mơi trường kinh tế vĩ mơ có thể gắn liền với ba mục tiêu, đó là: ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng bền vững.
Ổn định tiền tệ: cơng tác huy động vốn sẽ có lợi hơn nếu cơng chúng có lịng tin vào sự ổn định của đồng bản tệ. Trong giai đoạn mở cửa, việc người dân dùng một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi để mua vàng, ngoại tệ, bất động sản cho thấy sự thiếu tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ. Chỉ khi nào có được sự ổn định về tiền tệ thì khi đó khách hàng mới n tâm gửi tiền cũng như vay tiền tại ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Kiểm sốt lạm phát: duy trì lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Điều này sẽ khuyến khích cơng chúng đầu tư vào thị trường tài chính.
Duy trì tăng trưởng bền vững: để đạt được các mục tiêu trên, Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn qua ngân hàng. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác huy động vốn nhưng cũng có thể cản trở, làm hạn chế công tác này. Đối với người Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc tạo lập ổn định nền kinh tế vĩ mô là ổn định tiền tệ. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cũng như chất lượng huy động vốn qua ngân hàng.
Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước là một đề tài đã được bàn luận đến quá nhiều trong các đề tài về kinh doanh ngân hàng tuy nhiên cụ thể làm như thế nào cho từng nội dung nghiệp vụ lại là một vấn đề khá rắc rối. Chẳng hạn trong hoạt động huy động vốn: việc cải tiến sản phẩm huy động vốn cũng chịu ảnh hưởng lớn của q trình quốc tế hố. Nhiều sản phẩm đã quen thuộc với nước ngoài và trong nước cũng đã bắt đầu có nhu cầu sử dụng nhưng hệ thống quy phạm pháp luật của ngân hàng Việt Nam lại chưa cho phép sử dụng. Hoặc có những sản phẩm hiện nay đã có thể sử dụng thơng qua sự hỗ trợ của cơng nghệ tin học nhưng lại chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể. Những thực tế này gây thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, luật pháp cũng cịn có nhiều yếu tố chưa chi tiết để hỗ trợ các ngân hàng cải tiến các hình thức huy động vốn. Ngân hàng có nhu cầu nhận gửi, hoặc giải toả vốn nhanh cho khách hàng hoặc tận dụng các chứng từ huy động vốn như một nguồn để thế chấp, cầm cố vay vốn nhưng lại phải trải qua nhiều khâu giấy tờ, thủ tục phức tạp. Việc Nhà nước ban hành các văn bản luật và dưới luật một cách có hệ thống, đảm bảo mọi hoạt động tài chính tiền tệ, tín dụng đều được pháp luật hố và có tính hiệu quả cao khơng chỉ tạo niềm tin với cơng chúng mà với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển dần tài sản tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào ngân hàng.
Nhà nước cần nâng cao tính hiệu quả của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính. Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ là hai thành phần cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Trong việc xây dựng và thực thi các chính sách này, điều quan trọng là phải phân định rõ các mục tiêu và các công cụ của
chính sách, tăng cường phối hợp chính sách giữa những cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm chính về các chính sách tương ứng, giảm thiểu các xung đột xảy ra trong việc thực hiện mục tiêu giữa hai chính sách gây khó khăn cho việc áp dụng và triển khai của các ngân hàng thương mại.