PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB marketing dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông CK (Trang 44)

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Bối cảnh nghiên cứu

2.1.1. Tình hình cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số trên thế giới

Trên thế giới, ngay từ những năm 2000, chữ ký số đã đƣợc nhiều quốc gia thừa nhận tính pháp lý và khuyến khích sử dụng. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Luật mẫu về chữ ký điện tử do UNCITRAL (Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL (2001) soạn thảo (sau đây gọi tắt là Luật mẫu về CKĐT). Liên hợp quốc cũng chỉ rõ trong Nghị quyết thông qua luật mẫu về CKĐT rằng Liên hợp quốc khuyến khích các quốc gia tham khảo Luật mẫu này cùng với Luật mẫu về TMĐT, đã ban hành năm 1996, khi tiến hành xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Từ khi ban hành đến nay, Luật mẫu về CKĐT đã đƣợc nhiều quốc gia tham khảo để xây dựng các khung pháp lý điều chỉnh chữ ký điện tử, điển hình gồm: Hoa Kỳ (2001), Vƣơng quốc Anh (2001), Trung Quốc (2004), Guatemala (2008), Mexico (2003), Thái Lan (2001), Tiểu vƣơng quốc Ả Rập (2006) và Việt Nam (2005).

Luật mẫu về CKĐT này chủ yếu đƣa ra những quy định về chữ ký điện tử với ý nghĩa là khung pháp luật mẫu về chữ ký điện tử. Những nội dung cơ bản của Luật mẫu về CKĐT bao gồm:

- Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử: Điều 3 của Luật mẫu này quy định cụ thể rằng các chữ ký điện tử đƣợc tạo ra theo quy định của luật này có giá trị pháp lý nhƣ chữ ký trong văn bản giấy truyền thống.

- Điều kiện để một chữ ký điện tử đƣợc coi là đáng tin cậy: đƣợc quy định tại điều 6, theo đó: “Khi luật pháp yêu cầu về chữ ký của một ngƣời, yêu cầu này đƣợc đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu một chữ ký điện tử đƣợc sử dụng và chữ ký đó đáng tin cậy và phù hợp với việc tạo, gửi nhận thông điệp dữ liệu”. Đồng thời điều 6, khoản 3 cũng quy định các điều kiện để chữ ký điện tử đƣợc coi là đáng tin cậy hay an toàn.

giới hạn về khả năng của ngƣời ký khi tạo ra chữ ký điện tử bằng bất kỳ phƣơng pháp nào”.

- Trách nhiệm của bên thứ ba: Điều 8 và 9 quy định về trách nhiệm của các bên liên quan nhƣ ngƣời ký chữ ký điện tử, cơ quan Chứng thực và ngƣời chấp nhận chữ ký điện tử.

- Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nƣớc ngoài: Điều 12 thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nƣớc ngồi, theo đó, việc cơng nhận hay khơng công nhận giá trị pháp lý của một chữ ký điện tử khơng phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi chữ ký sô điện tử đƣợc cấp hoặc nơi chữ ký điện tử đƣợc tạo ra hoặc trụ sở kinh doanh của ngƣời ký chữ ký điện tử.

Ngoài những nội dung cụ thể nêu trên, Luật mẫu về CKĐT còn quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nƣớc ngồi. Đây là quy định rất quan trọng vì nó làm rõ một trong những đặc thù của hợp đồng điện tử là tính “phi biên giới”. Do đó, chữ ký điện tử cũng khơng phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi chúng đƣợc tạo ra, gửi và nhận.

Nhƣ vậy, với những nội dung nhƣ trên, Luật mẫu của UNCITRAL về CKĐT đã đƣa ra những quy định nhằm loại bỏ những rào cản trong việc sử dụng chữ ký điện tử. Luật mẫu này là cơ sở để xây dựng khung pháp lý điều chỉnh chữ ký điện tử, thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và tạo lòng tin cho các bên khi sử dụng chữ ký điện tử trong các hợp đồng điện tử đƣợc ký kết trong khuôn khổ các nƣớc thành viên của Liên hợp quốc.

Tại các nƣớc phát triển và đang phát triển nhƣ Mỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan… việc ứng dụng Chứng thực chữ ký số công cộng trong các lĩnh vực ngân hàng điện tử, chính phủ điện tử rất phổ biến. Trong đó một số quốc gia việc áp dụng chữ ký số thậm chí là bắt buộc trong các giao dịch thƣơng mại điện tử. Điển hình tại Mỹ, hệ thống Chứng thực chữ ký số công cộng đƣợc phát triển từ rất sớm, quy định cho Chứng thực chữ ký số công cộng đƣợc ban hành từ năm 1995 tại bang Utah. Tuy nhiên, do phát triển bùng nổ về quy mô đồng thời quy định về Chứng thực chữ ký số công cộng tại các bang là không đồng nhất nên hệ thống Chứng thực chữ ký số công cộng tại Mỹ rất phức tạp.

Tƣơng tự nhƣ Mỹ, Nhật Bản cũng ban hành điều luật về chữ ký số từ rất sớm (tháng 4 năm 2001). Nhật Bản đang sử dụng mô hình Chứng thực số chia thành ba hệ thống: Hệ thống Chứng thực số dùng cho chính phủ (GPKI), hệ thống Chứng thực số dành cho địa phƣơng (LGPKI) và JPKI dành cho công dân.

Hàn Quốc quy hoạch hệ thống cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số. Các nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số chịu sự quản lý và giám sát từ các cơ quan nhà nƣớc, cụ thể là Bộ thông tin truyền thông và Bộ nội vụ. Đối với những CA công cộng, Bộ thông tin truyền thông quy hoạch 1 Chứng thực chữ ký số công cộng gốc (KISA) và 6 CA công cộng (SignGate, SignKorea, Yesign, NCASign, CrossCert, TradeSign). Bộ nội vụ phụ trách root CA Chính phủ, quản lý và cấp phép cho các CA cung cấp dịch vụ cho khối Chính phủ. Với mơ hình này, hệ thống Chứng thực chữ ký số công cộng của Hàn Quốc đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đạt 11 triệu thuê bao vào năm 2005 và hơn 18 triệu thuê bao vào năm 2008, đến nay đã có khoảng gần 35 triệu chữ số đƣợc cấp phát trên tổng số dân là 60 triệu ngƣời.

Thái Lan cũng áp dụng mơ hình của Hàn Quốc. Chứng thực chữ ký số cơng cộng gốc của chính phủ Thái Lan đƣợc thành lập vào tháng 7 năm 2005 và các CA đƣợc triển khai theo đúng quy hoạch đề ra từ ban đầu.

2.1.2. Tình hình cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trƣớc sự phát triển của công nghệ thông tin, các ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống cũng phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó luật về thƣơng mại điện tử, các nghị định, thơng tƣ hƣớng dẫn ra đời. Năm 2005, Quốc hội thông qua luật giao dịch điện tử quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại. Nghị định 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số. Nghị định 27/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Tháng 6 năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định 891/QĐ- BTTT thành lập Trung tâm Chứng thực chữ ký số Quốc gia. Cho đến cuối năm 2008, Trung tâm xây dựng danh mục tiêu chuẩn về chữ ký số và Chứng thực chữ ký số, thông tƣ hƣớng dẫn áp dụng công nghệ chữ ký số trong các ứng dụng công nghệ thông tin, các biểu mẫu, quy chế về hoạt động Chứng thực chữ ký số làm cơ sở cho các tổ chức cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số hoạt động.

Ngày 15/9/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho Tập đồn Bƣu chính Viễn thơng Việt Nam, đơn vị đầu tiên nộp hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng. Với sự kiện này, Tập đồn Bƣu chính Viễn thơng Việt Nam chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên tại Việt Nam.

Cho tới năm 2014, đã có 8 đơn vị đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số (6 đơn vị đang triển khai). Các tổ chức cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số hoạt động nhằm cung cấp Chứng thực chữ ký số công cộng phục vụ cho nhu cầu giao dịch điện tử trong các cơ quan nhà nƣớc và trong lĩnh vực cơng cộng góp phần vào cơng cuộc cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại điện tử và chính phủ điện tử tại Việt Nam.

2.2. Thiết kế nghiên cứu và Mơ hình nghiên cứu

2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Căn cứ cơ sở lý thuyết là mơ hình Marketing-mix (7P’s) và cơ sở thực tiễn là bối cảnh nghiên cứu tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Phân tích môi trƣờng kinh doanh, thực trạng hoạt động Marketing – mix (7P’s) của Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thơng CK trong thời gian qua.

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động Marketing – mix (7P’s) dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng thông qua 7 yếu tố (7P’s) .

- Đề ra giải pháp hoàn thiện Marketing - mix (7P’s) dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng gia đoạn 2015-2020.

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu

Hình 2.1 Thiết kế nghiên cứu

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Trong phần thiết kế nghiên cứu hình 2.1, tác giả trình bày phƣơng pháp nghiên cứu với nội dung đi sâu vào phân tích mơ hình nghiên cứu là mơi trƣờng kinh doanh và khảo sát Marketing - mix (7P’s).

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu để phân tích mơi trƣờng kinh doanh và khảo sát Marketing - mix (7P’s) đƣợc tác giả trình bày cụ thể ở phần sau.

2.2.3. Mơ hình nghiên cứu

2.2.3.1. Phân tích mơi trường kinh doanh

Để đánh giá môi trƣờng kinh doanh của Công ty tác giả dựa vào những phân tích về các yếu tố của mơi trƣờng kinh doanh:

Hình: 2.2 Các yếu tố trong mơi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Lê Thế Giới và Nguyễn Xuân Lãn, 2009, trang 86) Phân tích tác động của

các nhân tố trong môi trƣờng kinh doanh đến hoạt động Marketing – mix (7P’s) tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông CK.

2.2.3.2. Khảo sát Marketing - mix (7P’s)

Trong lĩnh vực hàng hóa ngƣời ta đã thừa nhận ứng dụng quan điểm của MC. Carthy về Marketing – mix. Tuy nhiên khả năng này khơng thích hợp với Marketing - mix dịch vụ do những đặc trƣng riêng biệt của dịch vụ và kinh doanh dịch vụ so với hàng hóa hữu hình. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào cho phù hợp với Marketing dịch vụ, đa số các tác giả đều thừa nhận rằng vẫn sử dụng đƣợc 4P truyền thống nói trên nhƣng phải bổ sung thêm cho phù hợp. Với các đặc điểm: tính vơ hình, tính khơng tách rời nguồn gốc, tính khơng đồng nhất và tính mau hỏng của dịch vụ thì mơ hình Marketing – mix kinh doanh dịch vụ có thể đƣợc viết nhƣ sau:

Hình 2.3: Các yếu tố của Marketing – mix dịch vụ

(Nguồn: Booms and Bitner,1981, trang 49) Mơ hình trên thể hiện các yếu tố của

Marketing – mix (7P’s) mà tác giả sẽ phân tích trong luận văn bao gồm: Chính sách về sản phẩm (Product), chính sách về giá cả (Price), chính sách phân phối (Place) và chính sách xúc tiến hôn hợp (Promotion), Quy trình dịch vụ (Process), Các yếu tố hữu hình (Physical), Con ngƣời (People).

2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

2.3.1. Dữ liệu thứ cấp

- Mục tiêu: phân tích cơng cụ Marketing – mix (7P’s) mà Công ty đang áp

dụng.

- Phương pháp thu thập: Các số liệu này đƣợc thu thập qua các nguồn sau:

+ Cơ sở lý luận: các lý luận về Marketing, các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp, các chính sách trong triển khai công cụ Marketing - mix đƣợc thu thập từ sách giáo trình và tài liệu tham khảo.

+ Thơng tin về tình hình hoạt động của Cơng ty nhƣ: thực trạng lao động, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn đƣợc thu thập qua các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo thƣờng niên của Công ty.

- Loại nguồn dữ liệu: số liệu phù hợp việc phân tích đã đã đƣợc Cơng ty

cơng bố từ các phòng chức năng nhƣ: Phòng nhân sự; Phòng Tài chính kế toán.

2.3.2. Dữ liệu sơ cấp

- Mục tiêu: Đánh giá thực trạng Marketing - mix Công ty đang áp dụng và

mục tiêu, định hƣớng phát triển của Công ty trong thời gian tới

- Phương pháp thu thập: Phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra Bảng câu hỏi.

A. Phương pháp phỏng vấn:

Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc tác giả sử dụng nhằm thu đƣợc các thông tin cần thiết về thực trạng hoạt động và hiệu quả Marketing – mix (7P’s) dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng tại Công ty Cổ phần Cơng nghệ và Trùn thơng CK, từ đó đánh giá chính xác hơn định hƣớng của Cơng ty về nhận định thị trƣờng và hoạt động kinh doanh .

Hình thức:

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện với một số lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Trùn thơng CK bao gồm ơng Phó giám đốc kinh doanh, Trƣởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ của Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông CK. Thời gian phỏng vấn vào cuối buổi làm việc, thời lƣợng phỏng vấn: 15-20 phút. Nội dung các câu hỏi ngắn gọn và súc tích. Nội dung phỏng vấn trong phụ lục 01.

B. Phương pháp điều tra Bảng câu hỏi:

Nhằm thu thập thông tin cần thiết, bổ sung cơ sở cho việc đánh giá chính xác thực trạng Marketing – mix (7P’s) tại đơn vị, tác giả xây dựng Bảng hỏi điều tra mức độ hài lòng của khách hàng về các chính sách cơng ty đã triển khai, bảng hỏi có nội dung chứa đựng 7 nhóm yếu tố trong cơng cụ Marketing – mix (7P’s) nhằm đánh giá thực trạng hoạt động Marketing – mix (7P’s) tại Công ty trong giai đoạn năm 2012-2014.

- Nội dung Bảng câu hỏi bao gồm các 7 nhóm yếu tố:

Nhóm yếu tố 1: Sản phẩm Đánh giá về các yếu tố sau:

+ Đặc tính kỹ thuật, tính tƣơng thích với thiết bị khác. + Dịch vụ an tồn và ổn định.

+ Dịch vụ của Công ty nổi bật.

Đánh giá về các yếu tố sau:

+ Mức độ hài lòng về chính sách giá dịch vụ của Cơng ty. + Khung giá so với nhiều đối tƣợng khách hàng.

+ Chính sách gia hạn, chủn đổi nhà cung cấp của Cơng ty.

Nhóm yếu tố 3: Hệ thống Phân phối Đánh giá về các yếu tố sau:

+ Mức độ hài lòng về thời gian bàn giao sản phẩm dịch vụ.

+ Thời gian hồn thành thủ tục đăng ký chủn đổi gói dịch vụ, nhà cung cấp và gia hạn.

+ Chính sách xác thực hồ sơ khách hàng của Cơng ty.

Nhóm yếu tố 4: Xúc tiến hơn hợp Đánh giá về các yếu tố sau:

+ Chính sách Chiết khấu, khuyến mại của Công ty. + Tổ chức tập huấn, giới thiệu sản phẩm.

+ Mức độ hài lòng về thời gian khuyến mại Dịch vụ.

Nhóm yếu tố 5: Con ngƣời Đánh giá về các yếu tố sau:

+ Mức độ hài lòng sau khi kết thúc cuộc gọi đến tổng đài hô trợ. + Nhân viên hô trợ cung cấp thông tin và hƣớng giải quyết.

+ Nhân viên hơ trợ có đầy đủ kỹ năng và kiến thức đáp ứng đƣợc việc giải quyết vấn đề .

Nhóm yếu tố 6: Phƣơng tiện hữu hình Đánh giá về các yếu tố sau:

+ Trang phục của nhân viên của Công ty. + Hệ thống cơ sở hạ tầng của Cơng ty.

Nhóm yếu tố 7: Quy trình dịch vụ Đánh giá về các yếu tố sau:

+ Thời gian khắc phục sự cố dịch vụ. + Quy trình xử lý cấp phát Chứng thƣ số.

Trên cơ sở các yếu tố đánh giá trên. bảng hỏi về thực trạng Marketing – mix (7P’s) của công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thơng CK bao gồm 20 tiêu chí cụ thể, mơi tiêu chí đƣợc xây dựng trên thang đo Likert với 5 mức độ là :

+ Hồn tồn khơng đồng ý ( mức 1) + Không đồng ý về cơ bản (mức 2) + Đồng ý một phần (mức 3)

+ Đồng ý về cơ bản (mức 4) + Hoàn tồn đồng ý (mức 5)

Mơi tiêu chí (đƣợc diễn đạt dƣới hình thức một câu phát biểu) đƣợc quy ƣớc đánh giá trên thang đo Likert với 5 mức độ hài lòng khác nhau, môi mức độ hài lòng tƣơng ứng với một mức điểm đánh giá cụ thể. Giá trị trung bình đối với thang đo đƣợc tính theo giá trị khoảng cách (Maximum - minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8 giữa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB marketing dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông CK (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w