CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN
4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu DNNN và áp dụng kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro
đánh giá rủi ro để xác định DNNN xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm
Thứ nhất: Xây dựng cơ sở dữ liệu về toàn bộ các DNNN
- Xây dựng cơ sở hệ cơ sở dữ liệu về các DNNN, để lưu trữ và chia sẻ thông tin liên quan đến các DNNN bao gồm: dữ liệu chung về các DNNN, tình hình cơng tác thanh tra, kiểm tốn đối với từng DNNN, các chỉ tiêu tài chính cụ thể…, phục vụ thiết thực cho các yêu cầu truy cập, khai thác, phân tích, tổng hợp, báo cáo và dự báo thơng tin phục vụ công tác lựa chọn đối tượng thanh tra theo rủi ro phục vụ cho lập kế hoạch thanh tra tài chính đối với DNNN hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính có trọng tâm, trọng điểm.
- Thiết lập được các hệ thống trao đổi dữ liệu, thông tin điện tử giữa cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính và với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành... để khai thác, tra cứu thông tin về DNNN.
- Thanh tra Bộ Tài chính được cấp quyền truy cập vào các kho dữ liệu thuộc các lĩnh vực quản lý chuyên ngành tài chính để khai thác thông tin, như: cơ sở dữ liệu người nộp thuế của các cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, dữ liệu về DNNN tại Kho bạc Nhà nước... Phân quyền truy cập, khai thác cơ sở dữ liệu thông tin cho các cán bộ thanh tra viên Thanh tra Bộ Tài chính một cách hợp lý cho từng cấp quản lý và cho từng bộ phận chức năng.
Cơ sở dữ liệu DNNN được cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại sẽ phục vụ thiết thực cho việc áp dụng đánh giá rủi ro khi lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm.
Thứ hai, áp dụng kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro để xác định DNNN đưa vào Kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính
Trên cơ sở hệ thống dữ liệu cập nhật về các DNNN, áp dụng kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro trong cơng tác thanh tra, trước tiên là nhằm phục vụ
cho việc xác định DNNN đưa vào Kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính. Xây dựng, áp dụng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá rủi ro cũng sẽ tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phần mềm tin học để phân tích thơng tin và xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra tài chính.
Là một cơng cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính cũng cần phải có những tư duy mới trong q trình thực thi nhiệm vụ. Việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại các DNNN là một nhiệm vụ quan trọng. Song làm thế nào để lựa chọn đúng những doanh nghiệp, những vấn đề có tính nổi cộm để ra quyết định thanh tra tài chính kịp thời. Bên cạnh đó, với quan điểm về hoạt động thanh tra phải mang tính chất ngăn chặn, phịng ngừa là chủ yếu thì việc nắm bắt thơng tin một cách kịp thời về các đối tượng quản lý là một vấn đề quan trọng. Chính vì vậy, việc xây dựng được hệ thống tiêu chí giám sát, chế độ, hình thức thu thập thơng tin báo cáo, phương pháp phân tích thơng tin về kinh tế, tài chính là một nhiệm vụ cần thiết, phải coi công tác giám sát từ xa là nhiệm vụ thường xuyên của Thanh tra Bộ Tài chính. Thơng qua cơng tác giám sát, có thể xây dựng được một ngân hàng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính nói chung, cơng tác thanh tra tài chính đối với DNNN nói riêng.
Thơng qua cơng tác giám sát và phân tích về tình hình biến động và chấp hành pháp luật về kinh tế - tài chính của các DNNN, Thanh tra Bộ Tài chính có cơ sở để lập kế hoạch và ra các quyết định thanh tra phù hợp với yêu cầu quản lý của ngành, đồng thời cũng góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong quản lý kinh tế, tài chính nảy sinh ở các ngành, các địa phương.
Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Tài chính cần nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro đối với các DNNN để xác định chính xác đối tượng
thanh tra là các DNNN cần đưa vào Kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính, theo các bước cơng việc cụ thể như sau:
Thứ nhất, sử dụng các phương pháp để nhận dạng rủi ro từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Trên cơ sở dữ liệu về tài chính của các DNNN, thực hiện phân tích diễn biến của từng chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập qua một số năm. Từ đó phát hiện những bất hợp lý hoặc những bất thường trong từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra rủi ro.
Phân tích diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán bằng tỷ lệ % trên tổng tài sản và diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập bằng tỷ lệ % trên doanh thu. Qua phân tích có thể xác định được các thay đổi căn bản trong xu thế, các bất hợp lý trong cơ cấu, trong từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN có nguy cơ xảy ra rủi ro.
Phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều mục trong báo cáo tài chính (phân tích tỷ suất). Tỷ suất tài chính thường được phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số lần. Tỷ suất thường rất có ích khi so sánh chính doanh nghiệp này qua các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh cùng thời kỳ với các doanh nghiệp khác hoặc số liệu chuẩn của ngành. Các tỷ suất thường được áp dụng:
Các hệ số thanh khoản: đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty. Các tỷ suất sinh lời: đo lường khả năng quản lý trong kiểm sốt chi phí và thu lợi nhuận đối với các nguồn lực dành cho kinh doanh. Các tỷ suất hiệu quả: cung cấp thông tin về khả năng quản lý trong kiểm sốt chi phí và thu lợi nhuận từ các nguồn lực dành cho kinh doanh. Các tỷ suất về thuế: cung cấp thơng tin về tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.
Hai là, Xếp hạng rủi ro: Sau khi phân tích và nhận dạng rủi ro, tiến hành
xếp hạng rủi ro theo nhóm gồm: Nhóm có rủi ro cao là các DNNN có một số chỉ tiêu phân tích biến đổi bất thường, hoặc lỗ kinh doanh và lỗ chuyển nhượng tài sản cao, hoặc tỷ trọng giao dịch giữa các bên liên kết cao, giá trị giao dịch lớn, đột biến, nhất là giao dịch quốc tế, hoặc có nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức... Nhóm có rủi ro trung bình là các DNNN có một số chỉ tiêu phân tích bất hợp lý nhưng khơng có sự biến đổi lớn, hoặc số lỗ chuyển sang kỳ sau không lớn, hoặc các giao dịch giữa các bên liên kết có giá trị khơng cao, hoặc doanh nghiệp được mua lại, sát nhập... Nhóm có rủi ro thấp là những
DNNN khơng có sự biến động bất thường từ các chỉ tiêu phân tích, hoặc các giao dịch giữa các bên liên kết có giá trị thấp, hoặc số lỗ chuyển sang kỳ sau ít...
Ba là, lựa chọn DNNN đưa vào kế hoạch thanh tra: Các DNNN đã định
lượng được mức độ rủi ro cao sẽ là các đối tượng được đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính để tiến hành thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp.
Bốn là, Phòng thanh tra doanh nghiệp của Thanh tra Bộ Tài chính phải
bố trí những cán bộ thanh tra giỏi về nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra để áp dụng phương pháp phân tích đánh giá rủi ro lựa chọn đối tượng thanh tra.