6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.1.5. Tác động của rủi ro tín dụng
Khi rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng xảy ra sẽ gây tác động nghiêm trọng không chỉ đến Ngân hàng là bên cho vay không thu hồi lại được nguồn vốn mà còn ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của doanh nghiệp đi vay và đến sự phát triển của nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp là chủ thể khơng có khả năng hồn trả vốn đúng hẹn hay khơng cịn khả năng hồn trả vốn vay cho ngân hàng, thì gần như họ khơng cịn khả năng tiếp cận lại nguồn vốn của không chỉ ngân hàng mà cả các nguồn khác trong nền kinh tế vì họ đã đánh mất đi uy tín của mình trên thị trường.
Khi xảy ra rủi ro tín dụng nghiêm trọng, các ngân hàng và các nguồn cho vay khác
trong nên kinh tế sẽ đưa ra những chính sách tín dụng thắt chặt hay thậm chí phải thu hẹp quy mơ hoạt động. Từ đây sẽ dẫn đến việc khó khăn cho các doanh nghiệp khác có thể tiếp cận được nguồn vốn vay.
Thậm chí, khi xảy ra trường hợp xấu nhất là ngân hàng buộc phải dừng hoạt động dẫn đến phá sản, sẽ gây khó khăn cho các chủ thể khách hàng đã gửi tiền tại ngân hàng.
b. Tác động đối với ngân hàng
Khi rủi ro xảy ra, trước hết lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị giảm sút. Khi
xuất hiện những khoản nợ cho vay quá hạn, việc đầu tiên của ngân hàng là tìm cách thu hồi nợ, điều này làm mất thời gian lẫn chi phí đi lại cho cán bộ tín dụng của ngân hàng, không tiếp cận được với những khoản vay mới. Nếu khoản nợ này bao gồm nhiều bên thì ngân hàng cịn mất nhiều thời gian lẫn tiền bạc cho việc gặp gỡ, thương lượng giữa các bên trong quá trình xử lý thu hồi nợ, mất nhiều chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Đồng thời, ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều
này tạo nên sự bất cân đối trong việc thu chi của ngân hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận và kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh tốn của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ cao, ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình để trả vốn và lãi cho chủ thể gửi tiền, đồng nghĩa là làm giảm khả năng thanh tốn. Khi đó thay vì huy động tiền gửi từ dân cư vì sẽ mất nhiều thời gian, ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Với tình trạng này kéo dài với hàng loạt người gửi tiền rút tiền, ngân hàng khơng có đủ khả năng để chi trả thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và gặp rủi ro thanh khoản.
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng lớn, kết quả kinh doanh ngân hàng ngày càng
xấu, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến việc gặp nhiều trở ngại khi cạnh tranh với các ngân hàng khác và huy động vốn trở nên
khó khăn. Neu tình hình tệ hơn và khơng có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời có thể dẫn ngân hàng đến bờ vực của phá sản.
Tóm lại, rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh
nghiệp nói riêng khi xảy ra sẽ tác động đến ngân hàng theo các cấp bậc khác nhau tăng dần theo quá trình xử lý. Nhẹ nhất là ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận tiềm ẩn và tăng chi
phí khi thu hồi các khoản vay khơng đúng hạn. Nặng hơn là ngân hàng không thu hồi được vốn vay, tỷ lệ nợ không thu hồi được tăng cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn.
Nếu tình trạng kéo dài và khơng có phương án xử lý, dự phịng khơng đủ bù đắp, vốn khả dụng thiếu, ngân hàng có thể đi đến phá sản.
c. Tác động đến nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM mang tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều thành phần kinh tế, từ cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế cho đến các tổ chức tín dụng khác. Do vậy, khi một ngân hàng gặp rùi ro tín dụng nghiêm trọng mà khơng có sự phản ứng kịp thời sẽ gây nên “phản ứng dây truyền”, người gửi tiền ở các ngân hàng sẽ trong trạng thái hoang mang, lo sợ và đến rút
tiền hàng loạt, gây khó khăn và đe dọa đến sự ổn định và an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉ ngân hàng không thu hồi được vốn vay mà còn gây ảnh hưởng đến các khách hàng đã vay khác. Thậm chí khi ngân hàng có nguy cơ phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định, tốc độ phát triển của nền kinh tế, của ngành hay của vùng có thể bị chậm lại hoặc giảm sút nghiêm trọng.
Mặt khác, ngân hàng cịn đóng vai trị quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ và các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Hậu quả của rủi ro tín dụng sẽ làm giảm sút lịng tin của cơng chúng vào sự ổn định, lành mạnh của hệ thống tài chính và các chính sách tiền tệ của Nhà nước, Chính phủ. Ngân hàng trong nước cịn có sự liên kết với các ngân hàng nước ngồi. Mối liên hệ tiền tệ và đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh
tế của các nước có liên quan.
Vì những tác động nguy hiểm trên của rủi ro tín dụng, phịng ngừa và hạn chế rủi ro khơng chỉ là vấn đề sống cịn cần có phương án kiểm sốt dự phịng đối với ngân
hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế nhằm ổn định sự phát triển của toàn
xã hội.