6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHTM
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay doanh nghiệp
Để đánh giá hoạt động QTRRTD nói chung và trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng, các ngân hàng thường đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như sau:
a. Biến động trong cơ cấu nhóm nợ trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp
Ngân hàng thực hiện phân loại các khoản nợ vay theo nhóm có mức độ rủi ro từ thấp đến cao dựa trên tiêu chí thời gian quá hạn và cơ cấu lại thời gian trả nợ các lần quá
hạn. Nợ vay được phân chia thành 5 nhóm nợ:
• Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
• Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý
• Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
• Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
• Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Mỗi nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau, khơng đồng nhất, do đó để đánh giá chuẩn xác kết quả QTRRTD cần phân tích sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ ít rủi ro trong tổng dư nợ giảm, có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm, kết quả QTRRTD có xu hướng tốt và ngược lại, nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao tăng thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng, kết quả quản trị của ngân hàng có xu hướng xấu.
b. Chỉ tiêu về nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay doanh
nghiệp
Nợ quá hạn là khoản nợ doanh nghiệp vay không trả được khi đến hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (bao gồm một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi).
rτ,,1,zv ' . Nợ quá hạn „ Tỷ lệ nợ quá hạn = m,, ɪ ; _ _____X 100%
Tong dư nợ cho vay
Tỷ lệ này cho thấy tổng giá trị các khoản vay có vấn đề của ngân hàng, tỷ lệ này lớn chứng tỏ quy mô các khoản vay quá hạn của ngân hàng lớn, đồng nghĩa với việc quản lý, kiểm sốt các khoản vay tín dụng của ngân hàng có vấn đề.
c. Chỉ tiêu về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay doanh nghiệp.
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước ngày 21/01/2013, nợ xấu là nợ có mức độ rủi ro cao được quy định cụ thể bao gồm các nhóm nợ: Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nói
Nhóm nợ Dự phịng cụ thể Dự phịng chung
một cách đơn giản hơn, đây là những món nợ đã đến hạn thanh toán, nhưng doanh nghiệp
vẫn chưa thanh toán đầy đù lãi/ gốc và quá hạn trên 90 ngày. Tỷ lệ này được xác định theo công thức sau:
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ʊ _ \ X 100%
■ ■ Tong dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá khá chính xác và khách quan mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng vì tỷ lệ này tập trung các nhóm nợ đã có rủi ro tín dụng ở mức cao. Tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng và khả năng tổn thất của ngân hàng đang gặp phải là lớn và ngược lại tỷ lệ này khi có xu hướng giảm là biểu hiện của việc ngân hàng đang hoạt động tốt trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Tỷ lệ này tốt nhất ở mức nhỏ hơn 3% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, bên cạnh việc xét đến biến động của tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng cũng xét đến biến động của cơ cấu trong từng nhóm nợ vì mỗi nhóm nợ mang lại các mức độ rủi ro khác nhau.
d. Chỉ tiêu tỷ lệ xóa nợ rịng so với tổng dư nợ trong hoạt động cho vay doanh
nghiệp
Nợ xóa, hay cịn được gọi là nợ đã xử lý rủi ro là khoản nợ đã được xếp vào khoản
nợ xấu trong một khoảng thời gian và khách hành khơng cịn khả năng chi trả nên ngân hàng phải tiến hành xóa nợ từ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Những khoản nợ này sau khi xóa sẽ được xuất tốn trong bảng và chuyển sang theo dõi ở tài khoản ngoại bảng và được xác định là tổn thất của ngân hàng, được xác định bằng công thức:
τ, 1A ,_________. ...ʌ.,.. Tong giá trị nợ xóa v 1∩∩(V Tỷ lệ xóa nợ rịng = —_—7----------X 100%
Tong dư nợ
Tỷ lệ xóa nợ rịng là chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thất RRTD của ngân hàng, đồng
thời đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi. Tỷ lệ này tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này giảm thể hiện ngân hàng đang có các cơng tác quản trị rủi ro tốt và ngược lại tỷ lệ này tăng chứng tỏ rủi ro của ngân hàng đang gia tăng.
e. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp
Tỷ lệ trích lập dự phịng đối với từng nhóm nợ như sau:
0.75%
2 - Nợ cần chú ý 5%
3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 - Nợ nghi ngờ 50%
j ■ ■ r o ■ ° Tổng dư nợ
Tỷ lệ này thể hiện sự chuẩn bị của ngân hàng cho sự tổn thất của các khoản vay xảy ra rủi ro tín dụng bằng việc trích lập từ quỹ dự phịng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •
Thơng qua cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHTM, giúp tiếp cận một cách có hệ thống, khoa học và
đầy đủ về nội dung, đặc điểm của rủi ro tín dụng cũng như cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp.
Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro mà bản thân mỗi ngân hàng không thể triệt tiêu rùi ro mà phải đương đầu với nó. Trong đó, RRTD nói chung và RRTD trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng là một trong những tác nhân gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể
đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân từ phía ngân hàng như chính sách tín dụng, danh mục đầu tư, đội ngũ cán bộ,...; hay nguyên nhân từ phía khách hàng, do bản thân doanh ngiệp kinh doanh yếu kém hay có chủ ý lừa gạt ngân hàng; và các nguyên
nhân khác đến từ mơi trường bên ngồi như thiên tai, bệnh dịch, chính trị, luật pháp, sự phát triển của nền kinh tế,...
Vì những tác động nguy hiểm của rủi ro tín dụng, phịng ngừa và hạn chế rủi ro không chỉ là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế nhằm ổn định sự phát triển của tồn xã hội. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp là một cơng việc chủ đạo có ý nghĩa then chốt trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Mục đích cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp là đảm bảo rủi ro tín dụng được giảm thiểu và kiểm sốt ở mức độ ngân hàng có thế chấp nhận được, giảm thiểu nợ xấu trong kinh doanh tín dụng và tối đa hóa giá trị lợi nhuận mà ngân hàng kỳ vọng đạt được trong sự biến động của nền kinh tế thị trường.
Các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng BIDV nói riêng cần có những quy trình quản trị tín dụng rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với qui mô, cơ chế, chính sách tín dụng
của ngân hàng để né tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ngọc Khánh
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Ngọc Khánh
a. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV
Ngày 26/04/1957, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 177/TTG) với tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Đến nay, ngân hàng đã trải qua 4 lần đổi tên, mỗi tên gọi thể hiện nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng trong từng giai đoạn: Ngày 26/04/1957 lấy tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam; Đến ngày 24/06/1981 lấy tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam; Ngày 14/11/1990 lấy tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Tháng 5/2012 lấy tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chuyển đổi toàn diện, đồng bộ sang mơ hình NHTM hiện đại đa sở hữu.
Trải qua hơn 60 năm phát triển, BIDV hiện là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam. Ngân hàng có trên 25.000 cán bộ nhân viên, 190 chi nhánh và 855 phòng giao dịch trên cả nước, 7 cơng ty con trong và ngồi nước cùng 4 công ty liên doanh, liên kết. BIDV xây dựng hệ thống Autobank hiện đại với hơn 1.800 máy ATM và trên 56.000 máy Pos trên tồn quốc. Ngân hàng cịn liên kết với 6 quốc gia đại diện thương mại trên thế giới, bao gồm: Campuchia, Lào, Cộng hòa Séc, Đài Loan, Nga và Myanmar.
Kết thúc năm 2019, tổng giá trị tài sản của BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, Ngân hàng giữ vững vị thế là NHTM có quy mơ tài sản lớn nhất Việt Nam.
Xuyên suốt quá trình hoạt động, BIDV ngày càng phát triển và uy tín trên thị trường, thể hiện qua vô vàn những giải thưởng cao quý qua từng năm. Năm 2018, BIDV
là NHTM duy nhất tại Việt Nam nhận hàng loạt giải thưởng cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp (KHDN) nhỏ và vừa. Đầu năm 2019, tạp chí The Asian Banker đã chọn BIDV cho giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” và giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ chấp nhận thẻ và quản lý dịng tiền tốt nhất Việt Nam”. BIDV tự hào là
“ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2019” được trao bởi tổ chức giữa hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế (International Data Group). Tạp chí Asian Banking & Finance chọn BIDV là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”. Ngân hàng phát triển châu Á tại Singapore vinh danh BIDV với giải thưởng “Best SME Deal” (Giao dịch tài trợ thương mại cho KHDN nhỏ và vừa tốt nhất).
Trong suốt quá trình hoạt động, BIDV đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước, khẳng định vị thế là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm phát triển, BIDV ngày nay đã trở thành một NHTM đa năng hoạt động theo cơ chế thị trường, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính từ truyền thống như huy động vốn, tín dụng,... đến các hoạt động dịch vụ hiện đại như: thẻ, ngân hàng điện tử, công cụ phái sinh,.
b. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh (CN) Ngọc Khánh.
Ngày 01/08/2016, được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Việt Nam theo công văn số 2821/NHNN-TTGSNH (21/04/2016), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ngọc Khánh chính thức hoạt động với vai trị là chi nhánh cấp 1 và là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
BIDV Chi nhánh Ngọc Khánh thực hiện chức năng kinh doanh đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bao gồm:
- Kinh doanh tiền tệ (bằng tiền đồng và ngoại tệ); - Hoạt động huy động vốn;
- Các dịch vụ thẻ;
- Dịch vụ ngân hàng điện tử: SMS, Internet Banking.;
- Hoạt động tín dụng: Cho vay thế chấp và khơng có thế chấp, cho vay thấu chi, tiêu dùng, vay mua nhà, ô tô,...;
- Thực hiện bảo lãnh các loại, nghiệp vụ nhờ thu L/C, tín dụng thanh tốn quốc tế.;
- Các hoạt động khác.
1.2.2. Tổ chức bộ máy BIDV Chi nhánh Ngọc Khánh
Chi nhánh Ngọc Khánh là 1 trong 190 chi nhánh của BIDV và có vai trị là chi nhánh cấp 1. Dựa trên quyết định số 813/QĐ-HĐQT về “Quy chế tổ chức và hoạt động
giai đoạn 2017-2019
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, mơ hình cơ cấu tổ chức tại chi nhánh
được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động kinh doanh. Biều đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV CN Ngọc Khánh
(Nguồn: Phịng quản lý nội bộ BIDVCNNgọc Khánh)
• Ban giám đốc:
Ban giám đốc có chức năng điều hành tồn bộ hoạt động của chi nhánh, trong đó Giám đốc là người đứng đầu, phân cơng nhiệm vụ và quản lý tồn bộ nhân viên, đồng thời là người chịu trách nhiệm trực tiếp tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh và báo cáo lên hội sở BIDV.
• Khối quan hệ khách hàng:
Bao gồm các phòng quan hệ KHDN 1, 2 (ứng với qui mô doanh nghiệp lớn; vừa và nhỏ) và phòng quan hệ khách hàng cá nhân. Các phịng này có vai trị là đầu mối tiếp
cận và phát triển mối quan hệ giữa chi nhánh với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
• Khối quản lý rủi ro:
Gồm phịng Quản lý rủi ro, có nhiệm vụ xem xét, phân tích, rà sốt lại các rủi ro tiềm ẩn trong các giao dịch với khách hàng, hỗ trợ cùng phịng quan hệ khách hàng kiểm
sốt và xử lý các khoản nợ xấu phát sinh đồng thời chịu trách nhiệm giám sát hệ thống quản trị rủi ro của chi nhánh, đảm bảo mọi khoản cấp tín dụng tuân thủ đầy đủ quy định
ngân hàng.
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Bao gồm các phịng: phịng Quản trị tín dụng (QTTD), phịng Thanh tốn quốc tế, phịng Giao dịch khách hàng.
Phòng Quản trị tín dụng là nơi lưu trữ hồ sơ, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ tín dụng về tính chất đầy đủ, hợp lệ để gửi lên ban lãnh đạo phê duyệt và chuyển các chứng từ giải ngân đến bộ phận Giao dịch khách hàng. Phịng Thanh tốn quốc tế có chức năng tác nghiệp thanh tốn đối với các hoạt động giao dịch có liên quan đến nước ngồi. Phịng giao dịch khách hàng xử lý các giao dịch tại quầy.
• Khối quản lý nội bộ:
Thực hiện chức năng chính thuộc về nội bộ chi nhánh, hỗ trợ hoạt động của chi nhánh, bao gồm phòng Quản lý nội bộ với các nhân viên: nhân viên Kế hoạch tổng hợp, nhân viên Kế tốn tài chính, nhân viên Tổ chức hành chính, nhân viên Cơng nghệ thơng tin.
Nhân viên Kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ chính là thiết lập kế hoạch kinh doanh, triển khai sản phẩm mới, quản lý các chương trình hoạt động trong chi nhánh,...
Nhân viên Kế tốn tài chính có nhiệm vụ kế tốn và lập báo cáo tài chính đồng thời hậu kiểm các giao dịch của các bộ phận tiến hành trước đó.
Nhân viên Tổ chức hành chính quản lý tài thuộc sở hữu của chi nhánh, đồng thời quản lý công tác tổ chức nhân sự và tiền lương.
Nhân viên công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về cơng nghệ, mạng, phần mềm đảm bảo hệ thống máy móc được sử dụng ổn định, hiệu quả.
• Khối trực thuộc:
Bao gồm 3 phòng giao dịch: PGD Nguyễn Tuân, PGD Nguyễn Hoàng và PGD Vương Thừa Vũ, chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch thanh toán của khách hàng, huy động vốn, kinh doanh các sản phẩm tín dụng trong phạm vi qui mô vừa và nhỏ.
Số
dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng