Tình hình nợ xấu các ngân hàng tính đến 30/06/2013

Một phần của tài liệu VAMC khả năng xử lý nợ xấu cho hệ thống NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 734 (Trang 36 - 44)

(Nguồn: VietStock.vn, Sức khỏe ngân hàng nay ra sao? 26/08/2013)

Trong thời gian vừa qua, xử lý nợ xấu, khôi phục sức khỏe nền kinh tế trở thành vấn đề cấp thiết và quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên khi nợ xấu quá lớn thì liệu bản thân các NHTM và các doanh nghiệp có thể xử lý hiệu quả? Khi các NHTM tự xử lý nợ xấu, NHTM sẽ xử lý bằng chính nguồn nội lực của mình. Nguồn lực xử lý nợ xấu của các NHTM đến từ việc trích lập dự phòng rủi ro và lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng. Thực tế giai đoạn vừa qua cho thấy, các ngân hàng chưa nhìn thẳng vào con số nợ xấu của mình khi số nợ xấu được cập nhật và cơng bố dựa trên tổng hợp báo cáo của các TCTD luôn thấp hơn số nợ xấu được công bố bởi Cơ quan giám sát NHNN. Việc các ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác xếp loại nợ hoặc cố ý đánh giá, cố tình làm sai lệch dữ liệu, khơng cơng bố báo cáo thường niên theo quy định gây ảnh hưởng tới việc trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ. Dự phịng rủi ro cho các khoản nợ khơng được trích lập đầy đủ, do đó, các NHTM khơng thể xử lý dứt điểm nợ xấu khi nó thực sự phát sinh. Nguồn trông chờ thứ hai để các NHTM tự xử lý nợ xấu là từ nguồn lợi nhuận của mình. Hoạt động chủ yếu tạo lợi nhuận cho ngân hàng là hoạt động tín dụng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khi năm 2013 cả nước có khoảng 60.737 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị

thắt chặt. Một khi doanh nghiệp có nợ xấu tại ngân hảng đồng nghĩa với doanh nghiệp đó khơng thể tiếp tục vay vốn tại ngân hàng để đầu tư sản xuất, kiếm lợi trả nợ ngân hàng được nữa; ngân hàng không thể tiếp tục cho vay, nguồn thu từ hoạt động tín dụng bị giảm sút, đồng nghĩa với lợi nhuận giảm. Khi từng đối tượng gây ra nợ xấu không thể tự giải quyết được các khoản nợ xấu của mình, cần có sự can thiệp từ bàn tay thứ ba, đó là Chính phủ. Một trong những giải pháp mà Chính phủ ra là thành lập Cơng ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), VAMC được tin tưởng sẽ mở ra một bước đường mới cho vấn đề nợ xấu của Việt Nam trong những năm tới.

2.1.1.2. Chức năng của VAMC.

Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, Quyết định 843/2013/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam", Quyết định số 1459/QĐ-NHNN: Về việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam. VAMC chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 27/06/2013. Công ty là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vổn điều lệ, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của NHNN Việt Nam, có trụ sở chính tại Hà Nội, tư cách pháp nhân, con dấu riêng, hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM theo quy định của pháp luật.

VAMC được thành lập với các chứa năng cơ bản:

- Mua nợ xấu của các TCTD;

- Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;

- Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ

phần của khách hàng vay;

- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được

- Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền

vay;

- Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;

- Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

- Tổ chức bán đấu giá tài sản;

- Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD và các hoạt

động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc NHNN cho phép.

Cụ thể với chức năng mua nợ, TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ tín dụng trở lên phải bán nợ cho VAMC. Trường hợp TCTD không bán nợ cho VAMC, NHNN xem xét, áp dụng các biện pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP. VAMC được thành lập với mục đích cơ bản là mua lại nợ xấu từ hệ thống ngân hàng và tìm cách thu nợ, bán nợ ... để thu hồi vốn, tuy nhiên, không phải khoản nợ xấu nào VAMC cũng mua lại. Các khoản nợ muốn được VAMC mua phải đạt một số điều kiện nhất định.

VAMC sẽ tiến hành mua nợ theo hai phương thức: mua theo giá trị ghi sổ bằng việc phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) hoặc mua nợ theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB.

Với phương thức mua nợ thứ nhất, VAMC mua nợ theo giá trị ghi sổ bằng TPĐB do VAMC phát hành. Các khoản nợ được mua bằng phương thức này phải đáp ứng các điều kiện :

a) Phạm vi các khoản nợ xấu được mua:

(i) Các khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các khoản nợ xấu cho

(ii) Khoản mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc

chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết

(sau đây

gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) do TCTD bán nợ mua đã q hạn thanh

tốn một phần hoặc tồn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn

hoặc quá

hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu có nợ xấu tại TCTD đó;

(iii) Khoản ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ủy thác cấp tín

dụng

TCTD bán nợ chịu rủi ro đã quá hạn thanh tốn một phần hoặc tồn bộ nợ gốc, lãi

từ 90

ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát

hành trái phiếu, bên nhận ủy thác, đối tượng thụ hưởng của ủy thác có nợ xấu tại TCTD

đó.

b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ

hợp lệ, cụ thể:

(i) Hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của TCTD, trách nhiệm và nghĩa

vụ trả

1 Điều 16. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng TPĐB, Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành

Còn theo phương thức mua nợ thứ 2, mua nợ theo giá trị thị trường, ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện của khoản vay được mua theo giá trị sổ sách, các khoản nợ phải đạt các tiêu chuẩn: theo Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường:

- Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ;

- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;

- Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc có phương án trả nợ

khả thi.

- Khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu.2

Sở dĩ có sự khác biệt này là do những khoản nợ được VAMC mua bằng các TPĐB với thời hạn tối đa không quá 5 năm sẽ được các TCTD bán nợ trích lập dự phịng rủi ro hàng năm vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ khơng thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của TPĐB để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ VAMC.

Sau khi mua lại các khoản nợ xấu từ các TCTD, VAMC sẽ tiến hành xử lý nợ xấu và TSĐB; cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay; bán đấu giá tài sản và thực hiện các nghiệp vụ khác theo điều lệ của VAMC và theo những quy định cụ thể của pháp luật.

2.1.2 Mơ hình tổ chức của VAMC.

Cơng ty VAMC được thành lập theo mơ hình tập trung, là cơng ty TNHH một thành viên do Chính phủ đứng ra thành lập, được quản lý và vận hành bởi đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm từ NHNN Việt Nam, các NHTM Việt Nam với bảy ban nghiệp vụ chính:

1. Ban Hành chính - Nhân sự

2 Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường, Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành

2. Ban Mua bán xử lý nợ xấu của TCTD nhà nước 3. Ban Mua bán xử lý nợ xấu của TCTD cổ phần 4. Ban Tài chính - Ke tốn

5. Ban Công nghệ thông tin 6. Ban Kiểm tra - Giám sát 7. Ban Pháp chế.

Hình 2.2. Mơ hình tổ chức hoạt động của VAMC

2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của VAMC.

Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc được quy định trong Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, bao gồm:

1. Lấy thu bù chi và khơng vì mục tiêu lợi nhuận.

VAMC được thành lập nhằm mục tiêu phục hồi sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, khơng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Đối tượng mua bán của VAMC là các khoản nợ

xấu, nợ khó địi từ hệ thống các TCTD với khả năng thu hồi thấp, TSĐB ít giá trị, thậm chí bằng khơng, việc quản lý và phát mại TSĐB chịu nhiều chi phí ... nên hầu như hoạt động VAMC không tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận tạo ra được rất thấp.

2. Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.

Hoạt động trong lĩnh vực đặc thù yêu cầu VAMC phải công khai, minh bạch trong việc mua, xử lý các khoản nợ xấu của mình. Sự cơng khai, minh bạch trong hoạt động của VAMC giúp các cơ quan thuận lợi trong việc quản lý hoạt động của VAMC, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tích cực tham gia mua, bán nợ trên thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

Hoạt động của VAMC luôn hướng tới việc làm sao để tối đa hoá giá trị của các khoản nợ tồn đọng mua về thông qua các giải pháp xử lý nợ xấu, hạn chế rủi ro và giảm thiểu chi phí cho q trình cải tổ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY.

2.2.1. Nguồn vốn hoạt động của VAMC.

Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù do nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của NHNN Việt Nam. Nguồn vốn của VAMC bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn huy động. Cụ thể:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm: Vốn điều lệ 500 tỷ đồng; Quỹ đầu tư phát triển được trích theo chế độ quy định; Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Vốn huy động: TPĐB do VAMC phát hành theo quy định của NHNN Việt Nam; Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Mã CK ______________2013______________I______________2012______________ Nhõm 5 Nợ xấu Tỏng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (%) Nhóm 5 Nợ xấu Tơng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (%) PGBank.... 68 5 1,240 13 037 ....... ...237 1,197 13 737 8 69 NVB 49 6 7.14)35' 7 11,78 8J8 367 727 6 12,88 ""5.64" SHB 3,⅛θ ∑ 5,075 65,48 7 7.75 2,067 71 56 940 3 51 Techcombank Zj',38 2' 4 146 95269 3""""5"9 334 1,840 68,26 1 ""2"70" .PNBZZZ 99 9 1,651 9 43,53 9""""3.7 7 79 1 313 43,63 4 02 3 SaiflonbankL- 29 8 398 10 709 3.72 232 318 10 861 2 93 ACB 48 7 3,491 104,457 ZΣK 1.150 2,571 102,815 2 50 VCB "2⅞8 3" 7 471 250,687 2 98 1,451 5,791 241163 2 40 PongABank..... 59 8 7 51,27 7 7'193 8 65 2,000 65050 95 3 KienLongBank 19 1 J300 10,98 4 "'"2"7 3" 138 283 9 683 2 93 MBB 97 2 2,073 80,87 5 772 56 640 1 372 74,47 9 1 34

Thực chất, vốn điều lệ của VAMC từ khi thành lập đến nay là 500 tỷ đồng, do nhà nước cấp. So với quy mơ nợ xấu tính đến thời điểm 30/06/2013, tổng hợp từ một số NHTM công khai con số nợ xấu, là 47.000 tỷ đồng thì nguồn vốn của VAMC rất hạn chế, tạo rào cản trong việc xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu.

2.2.2. Hoạt động mua nợ xấu của VAMC.

Sau nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập VAMC, ngày 06/09 và ngày 09/09/2013, NHNN Việt Nam lần lượt ban hành Thông tư số 19/TT-NHNN qui định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và Thông tư số 20/TT-NHNN quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở TPĐB của VAMC. Hai Thông tư hướng dẫn cụ thể việc mua bán, xử lý nợ xấu kể từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng mua bán nợ cho đến khi thanh toán chấm dứt hợp đồng mua bán nợ. Trong đó, nêu rõ qui trình và thể thức mua bán nợ từ các TCTD, qui trình và thể thức bán lại nợ xấu từ VAMC cho đối tác thứ ba đồng thời nêu ra nguyên tắc xử lý những vướng mắc phát sinh liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia mua bán nợ. Hai thông tư ra đời là cơ sở cho VAMC tiến hành những vụ mua bán nợ đầu tiên.

Tính đến thời điểm 30/9/2013, có bảy ngân hàng thuộc diện bán nợ cho VAMC khi tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này đều trên ngưỡng cho phép 3%. Danh sách các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaVibank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB), Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Một phần của tài liệu VAMC khả năng xử lý nợ xấu cho hệ thống NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 734 (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w