Mơ hình tổ chức hoạt động của VAMC

Một phần của tài liệu VAMC khả năng xử lý nợ xấu cho hệ thống NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 734 (Trang 42)

2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của VAMC.

Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc được quy định trong Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, bao gồm:

1. Lấy thu bù chi và khơng vì mục tiêu lợi nhuận.

VAMC được thành lập nhằm mục tiêu phục hồi sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, khơng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Đối tượng mua bán của VAMC là các khoản nợ

xấu, nợ khó địi từ hệ thống các TCTD với khả năng thu hồi thấp, TSĐB ít giá trị, thậm chí bằng khơng, việc quản lý và phát mại TSĐB chịu nhiều chi phí ... nên hầu như hoạt động VAMC không tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận tạo ra được rất thấp.

2. Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.

Hoạt động trong lĩnh vực đặc thù yêu cầu VAMC phải công khai, minh bạch trong việc mua, xử lý các khoản nợ xấu của mình. Sự cơng khai, minh bạch trong hoạt động của VAMC giúp các cơ quan thuận lợi trong việc quản lý hoạt động của VAMC, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tích cực tham gia mua, bán nợ trên thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

Hoạt động của VAMC luôn hướng tới việc làm sao để tối đa hoá giá trị của các khoản nợ tồn đọng mua về thông qua các giải pháp xử lý nợ xấu, hạn chế rủi ro và giảm thiểu chi phí cho q trình cải tổ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY.

2.2.1. Nguồn vốn hoạt động của VAMC.

Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù do nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của NHNN Việt Nam. Nguồn vốn của VAMC bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn huy động. Cụ thể:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm: Vốn điều lệ 500 tỷ đồng; Quỹ đầu tư phát triển được trích theo chế độ quy định; Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Vốn huy động: TPĐB do VAMC phát hành theo quy định của NHNN Việt Nam; Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Mã CK ______________2013______________I______________2012______________ Nhõm 5 Nợ xấu Tỏng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (%) Nhóm 5 Nợ xấu Tơng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (%) PGBank.... 68 5 1,240 13 037 ....... ...237 1,197 13 737 8 69 NVB 49 6 7.14)35' 7 11,78 8J8 367 727 6 12,88 ""5.64" SHB 3,⅛θ ∑ 5,075 65,48 7 7.75 2,067 71 56 940 3 51 Techcombank Zj',38 2' 4 146 95269 3""""5"9 334 1,840 68,26 1 ""2"70" .PNBZZZ 99 9 1,651 9 43,53 9""""3.7 7 79 1 313 43,63 4 02 3 SaiflonbankL- 29 8 398 10 709 3.72 232 318 10 861 2 93 ACB 48 7 3,491 104,457 ZΣK 1.150 2,571 102,815 2 50 VCB "2⅞8 3" 7 471 250,687 2 98 1,451 5,791 241163 2 40 PongABank..... 59 8 7 51,27 7 7'193 8 65 2,000 65050 95 3 KienLongBank 19 1 J300 10,98 4 "'"2"7 3" 138 283 9 683 2 93 MBB 97 2 2,073 80,87 5 772 56 640 1 372 74,47 9 1 34

Thực chất, vốn điều lệ của VAMC từ khi thành lập đến nay là 500 tỷ đồng, do nhà nước cấp. So với quy mơ nợ xấu tính đến thời điểm 30/06/2013, tổng hợp từ một số NHTM công khai con số nợ xấu, là 47.000 tỷ đồng thì nguồn vốn của VAMC rất hạn chế, tạo rào cản trong việc xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu.

2.2.2. Hoạt động mua nợ xấu của VAMC.

Sau nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập VAMC, ngày 06/09 và ngày 09/09/2013, NHNN Việt Nam lần lượt ban hành Thông tư số 19/TT-NHNN qui định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và Thông tư số 20/TT-NHNN quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở TPĐB của VAMC. Hai Thông tư hướng dẫn cụ thể việc mua bán, xử lý nợ xấu kể từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng mua bán nợ cho đến khi thanh toán chấm dứt hợp đồng mua bán nợ. Trong đó, nêu rõ qui trình và thể thức mua bán nợ từ các TCTD, qui trình và thể thức bán lại nợ xấu từ VAMC cho đối tác thứ ba đồng thời nêu ra nguyên tắc xử lý những vướng mắc phát sinh liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia mua bán nợ. Hai thông tư ra đời là cơ sở cho VAMC tiến hành những vụ mua bán nợ đầu tiên.

Tính đến thời điểm 30/9/2013, có bảy ngân hàng thuộc diện bán nợ cho VAMC khi tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này đều trên ngưỡng cho phép 3%. Danh sách các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaVibank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB), Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Bảng 2.2. Tình hình nợ xấu các ngân hàng tính đến 30/09/2013.

CTG 5,431 8,519 345.556 , ""2"4 7" 2,106 4 390 333356 1 47 BID 2,606 8,755 373,205 ""2.35 " 2.479 9,161 Z339 2 70 sτ⅞z 1.239 2,459 109 156 ""272 5" 897 1,973 4 96,33 05 2 VPBank 226 1 077 47 388 277 2 2 19 1,003 36903 """2.72" EIB 759 1 456 81,10 4 1 80 3 79 988 2 74,92 ""1"32"

Nguỏn VietstockFinance

Nợ nhóm 5: No có khà nàng mất vốn

Tuy khơng nằm trong danh sách những ngân hàng thuộc diện bán nợ cho VAMC ở trên, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng đầu tiên bán nợ cho VAMC. Trước thời điểm bán nợ xấu cho VAMC, tổng nợ xấu của Agribank tới 33.518 tỷ đồng. So với cuối năm 2012, nợ xấu của Agribank đã tăng thêm tới 5.715 tỷ đồng, tốc độ tăng tương đương 20%. So với mức tăng trưởng tín dụng 6,7% trong 8 tháng đầu năm thì nợ xấu của Agribank tăng với tốc độ nhanh gấp 3 lần. Dư nợ cho vay của Agribank tại thời điểm 30/08/2013 là 512.636 tỷ đồng, bằng 6,35% tổng dư nợ của nền kinh tế tuy nhiên nợ xấu lại chiếm xấp xỉ 24% tổng nợ xấu của cả hệ thống. Điều này cũng dễ hiểu vì Agribank là ngân hàng thường được nhắc tới nhất trong các vụ bị thất thoát tài sản, cán bộ bị điều tra, xét xử, trong đó có cả vị trí cốt cán là tổng giám đốc, nhiều vụ con số thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. So với 3 NHTM nhà nước lớn là BIDV, Vietinbank và Vietcombank thì nợ xấu của Agribank nhiều hơn 45% tổng nợ xấu của BIDV, Vietinbank và Vietcombank cộng lại, trong khi dư nợ cho vay chưa bằng một nửa.

Biểu 2.1. So sánh nợ xấu của Agribank với các ngân hàng khác.

(Nguồn: Cafef.vn, Nợ xấu của Agribank lớn như thế nào?, Thứ 4, 02/10/2013)

Với các khoản nợ xấu của Agribank, VAMC đã ký hợp đồng bán nợ xấu với Agribank. Khoản nợ xấu của Agribank đến từ 11 khách hàng doanh nghiệp. Sau khi kiểm tra hồ sơ từ Agribank, 27 khoản nợ xấu từ 11 doanh nghiệp của Agribank có tổng dư nợ gốc là 2.534 tỷ đồng, sau khi lập dự phòng rủi ro theo quy định, tổng giá bán của 27 khoản nợ xấu trên có giá 1.723 tỷ đồng, tương ứng với giá mua bằng gần 70% giá trị sổ sách, các khoản nợ được mua từ Agribank được VAMC thanh toán bằng TPĐB do VAMC phát hành.

Sau 5 tháng hoạt động, tính đến ngày 31/12/2013, VAMC đã mua 38.900 tỷ đồng nợ gốc, tương đương 32.400 tỷ đồng giá trị TPĐB, từ 35/36 TCTD gửi hồ sơ đề nghị bán nợ xấu cho VAMC, bao gồm một số ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà nội, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Dầu khí tồn cầu, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân

hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Sài Gịn cơng thương. Như vậy, sau 3 tháng thực hiện việc mua nợ xấu, VAMC đã hoàn thành mục tiêu đề ra đến cuối năm 2013 mua từ 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu bằng TPĐB.

Mục tiêu VAMC đặt ra trong năm 2014 là tiếp tục mua từ 70 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu bằng TPĐB, đồng thời đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là xử lý các khoản nợ xấu đã mua, trong đó mục tiêu quý I/2014 là mua khoảng 3.000 tỷ đồng nợ xấu bằng việc tiếp tục phát hành TPĐB. Trên thực tế: trong quý I/2014, VAMC đã mua được 3.929 tỉ đồng nợ gốc từ các TCTD. Đây là tổng giá trị của 169 khoản nợ từ 10 TCTD tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, trong đó có một TCTD quốc doanh. Tổng giá trị TPĐB VAMC phát hành để mua số nợ này là 3.048 tỉ đồng.

Như vậy, từ khi ra đời VAMC đã mua tổng cộng khoảng 42.829 tỷ đồng nợ gốc của các TCTD Việt Nam từ gần 40 TCTD. Tổng giá trị TPĐB “đổi” số nợ xấu này là 35.448 tỷ đồng. Xét trên tổng thể, VAMC đã tiến hành mua nợ xấu với giá quá cao. Năm 2013, VAMC tiến hành mua nợ xấu với giá trị bằng 83,3% giá trị sổ sách của các khoản nợ; con số này có giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao là 77,6% vào quý I/2014. Việc mua nợ xấu với giá quá cao là do VAMC thực hiện định giá các khoản nợ chưa sát đáng. Ngồi ra, trong q trình mua nợ xấu, VAMC mới chỉ tiến hành mua nợ theo giá trị sổ sách bằng nguồn vốn từ TPĐB do chính VAMC phát hành với thời hạn 5 năm, lãi suất 0%; phương thức mua nợ thứ hai bằng giá trị thị trường chưa được VAMC áp dụng do thị trường mua bán nợ còn hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn của VAMC không đủ khả năng cho VAMC thực hiện phương thức mua nợ này.

2.2.3. Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC.

Tính đến hết quý I/2014, trong gần 43.000 tỷ đồng nợ gốc mua về, VAMC đã tiến hành thu hồi được khoảng 450 tỷ đồng nợ gốc, nợ lãi và phí. Đồng thời, VAMC cũng đã thực hiện một loạt các hoạt động xử lý nợ xấu đã mua:

+ Một số khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là dự án dở dang được TCTD tiếp tục cho vay để hoàn thành dự án.

+ Một số doanh nghiệp có khoản nợ xấu do đầu tư trái ngành (bất động sản) trong khi hoạt động kinh doanh ngành nghề chính vẫn được duy trì, doanh nghiệp được vay trở lại để phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Ủy quyền toàn bộ các nội dung liên quan đến khởi kiện cho một số TCTD đang thực hiện khởi kiện, thi hành án đối với một số khách hàng cụ thể.

+ Tiến hành kiểm tra, rà soát các khoản nợ đã mua để lập danh mục, phân loại các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm. Thực hiện phân nhóm, lập danh mục theo phương pháp lựa chọn hồ sơ mua nợ với tiêu chí là các khoản nợ có giá trị lớn, tài sản bảo đảm là các dự án bất động sản (khu đơ thị, chung cư, cao ốc văn phịng, quyền sử dụng đất nhà và đô thị...) hoặc các khoản nợ có các nhà máy cơ sở sản xuất, theo đó việc phân nhóm được chia thành 03 nhóm là bất động sản, chế biến chăn nuôi, sản xuất công nghiệp.

+ Bước đầu thực hiện phân loại, củng cố hồ sơ pháp lý đối với các khoản nợ có tài sản bảo đảm lớn, là các dự án có khả năng bán nợ/tài sản bảo đảm để giới thiệu cung cấp cho các nhà đầu tư quan tâm để bán nợ/xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

+ Nghiên cứu cơ chế phối hợp với các TCTD bán nợ để xử lý các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.

+ Triển khai nghiên cứu cơ chế mua, bán nợ xấu theo giá trị thị trường, hình thành thị trường nợ xấu trên cơ sở thực tiễn rà soát, phân loại nợ xấu đã mua và kinh nghiệm, cũng như đề xuất của các tổ chức quốc tế.

+ Tổ chức theo dõi, quản lý, lưu trữ hồ sơ, giám sát các khoản nợ xấu đã mua.

Các biện pháp xử lý nợ xấu của VAMC tuy đa dạng nhưng chưa thực sự phát huy được hiệu quả khi tổng số nợ thu hồi được chỉ chiếm hơn 1% tổng nợ gốc mua về. Nguyên nhân của tình trạng trên là do những vướng mắc trong cơ chế xử lý tài sản đảm bảo, những hạn chế trên thị trường mua bán nợ cùng với việc VAMC mua nợ với giá quá cao, khiến cho việc bán nợ gặp khó khăn khi khơng tìm được tiếng nói chung với các nhà đầu tư trên thị trường.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC. 2.3.1. Những thành công đạt được.

Dựa trên kinh nghiệm các nước và điều kiện thực thế Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã đúng đắn trong việc lựa chọn mơ hình VAMC theo hướng tập trung để thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu của các TCTD. Sau gần 5 tháng hoạt động, tính đến 31/12/2013, bằng việc bán nợ xấu cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 3,79% - giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013.

2.3.2. Những hạn chế tồn tại.

Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu về xử lý nợ xấu nhưng hoạt động của VAMC vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.

2.3.2.1. Thị trường mua bán nợ chưa hoàn chỉnh.

Thị trường mua bán nợ tại Việt Nam đang dần hình thành như một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế. Năm 2003 Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp - Bộ Tài chính (DATC) chính thức ra đời theo Quyết định số 109/2003/QĐ- TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp theo đó là hơn 20 Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) thuộc các NHTM và gần nhất là Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC).

Với lịch sử thị trường hơn 10 năm nhưng hoạt động mua, bán nợ trên thị trường chưa thực sự phát huy hiệu quả do nhiều bất cập trong cơ chế hoạt động.

a. Hành lang pháp lý còn hạn chế.

Hiện tại, trong danh mục ngành kinh tế quốc dân do Tổng cục Thống kê ban hành và các ngành nghề đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chưa có lĩnh vực mua, bán nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp. Thực tế mua bán nợ trên thị trường, cơ chế xử lý có nhiều điểm khơng rõ ràng, nhất là chưa có hướng dẫn cụ thể về định giá các khoản nợ để bán.

b. Thị trường độc quyền mua.

Trên thị trường hiện có hơn 150 TCTD tại Việt Nam, với khối lượng nợ lớn. Tuy nhiên, có q ít cơng ty mua, bán nợ. Thực trạng này dẫn tới tình trạng độc quyền mua trên thị trường. Chính vì vậy, giá chào mua các khoản nợ rất thấp. Điển hình như DATC, giá chào mua chỉ từ 30 - 40% giá trị nợ gốc, điều này đã làm hạn chế sự phát triển của thị trường và tác động đến nhu cầu muốn bán nợ của các TCTD.

c. Khó khăn khi xác định giá bán nợ.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà kinh tế cũng như các công ty mua bán nợ đã đưa ra nhiều mơ hình khác nhau về định giá khoản nợ, trong đó hai mơ hình phổ biến nhất là định giá nợ theo giá trị sổ sách và định giá nợ theo giá trị phù hợp. Bản thân các TCTD

Một phần của tài liệu VAMC khả năng xử lý nợ xấu cho hệ thống NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 734 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w