Lịch sử các tổ chức tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường tiền tệ liên NH việt nam từ năm 2010 nay và đề xuất giải pháp phát triển khoá luận tốt nghiệp 681 (Trang 29 - 40)

A) NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giai đoạn bấy giờ, khi chiến tranh chống thực dân ngày một khởi sắc, yêu cầu cấp thiết cần cơng tác tài chính, kinh tế nước nhà phải được phát triển theo. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia được xác định là chú trọng vào công tác quản lý, điều hồ lưu thơng tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý kinh tế XHCN; xây dựng và hồn thiện chế độ tín dụng nhằm phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thiết lập vai trị ngân hàng là trung tâm thanh tốn của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh tốn

và tín dụng quốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối. Tuy nhiên phải nói rằng bên cạnh những nhận định, định hướng vô cùng đúng đắn về xây dựng, phát triển một cơ quan đứng ra quản lý hoạt động tiền tệ nước nhà thì khi đưa vào thực tế Việt Nam giai đoạn bấy giờ những hoạt động trên là vơ cùng khó khăn khi Nhà nước can thiệp vào quá nhiều vào đời sống xã hội, kinh tế.

Giai đoạn sau năm 1975, với quyết tâm xây dựng, phát triển kinh tế đất nước Ngân hàng nhà nước Việt nam (sau khi được đổi tên từ Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam sang vào năm 1961) đã tiến hành: thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam-Bắc và phát hành đồng tiền chung mới. Tuy nhiên mãi đến năm 1986 khi đất nước đổi mới toàn diện, chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì nền kinh tế đất nước mới thực sự phát triển. Các Pháp lệnh Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng được ra đời, đặc biệt có sự chuyển dịch từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp được quy đinh trong Nghị định số 53/ HĐBT, đây là tiền đề cho sự ta đời và phát triển của thị trường liên ngân hàng. Đây là những thay đổi quan trọng trong cơng tác phát triển nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Chức năng, quyền hạn, trách nghiệm của NHNN Việt Nam đã có nhiều sự điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn phát triển của đất nước thông qua các văn bản Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN.

b) Hệ thống các TCTD Việt Nam:

Hoạt động của hệ thống các TCTD Việt Nam trước những năm 80 của thế kỷ XX khơng có nhiều đặc sắc, chưa hoạt động được theo nguyên tắc thị trường. Sau 1985 những thay đổi trong nhận diện chức năng, vai trò của NHNN trên thị trường, hoạt động của các NHTM đã thay đổi. Trong giai đoạn này, nhiều NHTM được ra đời: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank) năm 1988; NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) năm 1988; NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam (Techcombank) năm 1989,... Xuất phát điểm của các ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế cịn nhiều khó khăn đến này hôm này những ngân hàng

này đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực, đều có chỗ đứng trên thị trường, đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế.

2.2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆTNAM TỪ NĂM 2010-NAY NAM TỪ NĂM 2010-NAY

2.2.1: Nguồn vốn liên ngân hàng trong tổng nguồn vốn của các TCTD

Biều đồ 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn liên ngân hàng trong nguồn vốn của các TCTD:

Đơn vị (%)

5 0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

(Nguồn: Báo cáo tổng quan TTTC của Uỷ bán giám sát tài chính Quốc gia) Tỷ trọng vốn vay liên ngân hàng trong tổng nguồn vốn vay của các TCTD qua các năm có xu hướng là đang giảm dần. Nhiều TCTD phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng khiến lãi suất trên thị trường này tăng mạnh ở nhiều thời điểm. Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ huy động liên ngân hàng trong tổng nguồn vốn tăng từ 16,1% năm 2010 lên 21,3% năm 2011. Chính vì nhiều TCTD phụ thuộc q lớn vào thị trường liên ngân hàng nên khi toàn bộ hệ thống tín dụng bị thiếu vốn do NHNN thắt chặt cung tiền trong quý 1/2011 thì các TCTD này bị buộc phải vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất rất cao. Vào quý 4/2011, thanh khoản của thị trường này đã bị ngưng trệ. Các giao dịch trên thị trường phát sinh chủ yếu giữa các ngân hàng có thanh khoản đảm bảo. Những NHTM yếu kém hầu như không thể vay tiếp được tiền từ các ngân hàng thanh khoản tốt vì đã khơng thể trả được các khoản vay cũ. Để vay được tiền trên thị trường liên ngân hàng, các TCTD buộc phải có tài sản thế chấp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống tín dụng Việt Nam, các NHTM yêu cầu các NHTM khác phải

có thế chấp mới được vay trên thị trường liên ngân hàng. Lý do chủ yếu của hiện

tượng này là vì các NHTM yếu kém đã không thể huy động được vốn trên thị trường dân cư khi NHNN phạt nặng các hành vi vượt trần huy động lãi suất. Một nguyên nhân quan trọng không kém là nợ xấu vào giai đoạn cuối năm tăng cao, khiến cho các ngân hàng này không thể thu được tiền về để cải thiện thanh khoản. Đến năm 2012 thị trường có nhiều thay đổi, khối lượng hoạt động của thị trường liên ngân hàng đã giảm đáng kể trong năm do tiền gửi của khách hàng tăng giúp các ngân hàng bớt phụ thuộc vào các nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng để tài trợ cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Một nhân tố nữa góp phần làm giảm hoạt động trên TTTTLNH là sự ra đời của Thơng tư 21/2012/TT-NHNN, trong đó quy định tại khoản 2, điều 4 rằng: “Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực hiện giao dịch đi vay khơng được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên đối với các giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm thực hiện giao dịch”. Các khoản vay liên ngân hàng có thể được coi là kém ổn định hơn so với khoản tiền gửi của khách hàng. Thêm vào đó, ngân hàng cho vay phải trích lập dự phịng tín dụng cho các khoản cho vay liên ngân hàng của họ và việc này làm giảm tính hấp dẫn của việc cho các ngân hàng khác vay. Các ngân hàng có quy trình phê duyệt và xếp hạnh tín dụng khác nhau, cùng với sự không ổn định của điều kiện kinh tế khiến các ngân hàng trở nên cẩn trọng hơn trong việc cho ngân hàng khác vay, do đó làm giảm tồn bộ hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.

2.2.2: Thị trường tiền tệ nội tệ liên ngân hàng

a) Doanh số giao dịch:

Thị trường nội tệ liên ngân hàng giai đoạn năm 2010-nay đã có nhiều khởi sắc,

số lượng giao dich tăng trưởng đáng kể phần nào đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo hiệu

Biểu đồ 2.3: Tổng khối lượng cho vay, tiền gửi liên ngân hàng năm và khối lượng giao dịch liên ngân hàng trung bình ngày từ năm 2010-4/2019:

Đơn vị (nghìn tỷ đồng)

^MTổng khối lượng giao dịch Khối lượng giao dịch trung bình ngành

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo NHNN) Qua biểu đồ trên ta thấy tổng khối lượng giao dịch nội tệ liên ngân hàng, khối lượng giao dịch trung bình ngày qua các năm có xu hướng tăng. Năm 2011, xét về tổng khối lượng giao dịch, tăng khoảng 1860 nghìn tỷ đồng so với năm 2010 tương đương tăng khoảng 36,9%. Năm 2012, 2013 khối lượng giao dịch giảm và năm 2013 đạt giảm khoảng 2300 nghìn tỷ đồng so với năm 2011, tương đương khoảng 33.4%. Lý do giải thích cho sự giảm sút là thanh khoản của hệ thống các TCTD khá dồi dào, tác động từ việc quản lý hoạt động của ngân hàng nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu đang ở mức cao lúc bấy giờ. Xong bắt đầu từ năm 2014 đến 2018 khối lượng giao dịch bắt đầu tăng và trong hai năm 2017, 2018 có khối lượng giao dịch cao hơn cả lần lượt là 7863 và 8772 nghìn tỷ đồng. Lý do giải thích cho sự tăng mạnh này là các NHTM có những thay đổi trong chính sách quản lý hoạt động của mình tương đối phù hợp trong bối cảnh thị trường trong nước có diễn biến tích cực, bắt kịp xu hướng phục hồi của kinh tế, đầu tư và thương mại tồn cầu. Trong đó tổng khối lượng giao dịch, khối lượng giao dịch qua đêm và 1 tuần chiếm tỷ trong cao nhất, với kỳ hạn qua đêm chiếm khoảng 50% và kỳ hạn 1 tuần chiếm khoảng 27%. Tỷ trọng giao dịch nội tệ trên TTTTLNH qua các năm chiếm khoảng 60-73% trong tổng khối lượng giao dịch trên TTTTLNH.

hàng nước ngồi:

Năm 2012, NHNN ban hành thơng tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt

động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngồi thay thế Quy chế vay vốn giữa các TCTD ban hành kèm

theo quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN. Thông tư quy định chặt chẽ về hoạt động của các tổ chức này trên TTTTLNH điều kiện vay vốn trên thị trường, nguyên tắc cho

vay, đi vay, thời hạn giao dịch, lãi suất giao dịch, hình thức thanh tốn, dự phịng rủi ro,... đã có những tác động tích cực đối với thị trường liên ngân hàng, góp phần làm giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường, giúp thị trường hoạt động có quy củ, an tồn và

lành mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng nợ xấu và tránh xảy ra rủi ro mang tính chất1200

1000 800 600 400 200 0 ■ Doanh số giao dịch

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam từ năm 2010-2017)

Kể từ năm 2012 đến 2017 doanh số giao dịch có kỳ hạn GTCD liên ngân hàng có xu hướng tăng đáng kể qua các năm. Kể từ năm 2012 khởi điểm doanh số giao dịch với con số 72,15 nghìn tỷ đồng đến năm 2017, qua 5 năm con số này đã tăng lên tăng 1047 tỷ đồng gấp gần 15 lần so với năm 2012. Năm 2013 doanh số giao dich giảm còn 28,041 tỷ đồng tương đương giảm 55% so với năm 2013 do thanh khoản các TCTD khá dồi dào nên nhu cầu giao dịch giảm bên cạnh đó các TCTC tăng cường cơng tác quản trị rủi ro hoạt động của mình. Từ năm 2014 tốc độ tăng trung bình ở trên mức 50%. Tuy doanh số giao dịch chiếm một phần rất nhỏ

trong tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường, chỉ khoảng 1% nhưng hoạt động này đã có những đóng góp lên TTTTLNH như: đa dạng hóa hoạt động của các TCTD trên thị trường, nâng cao hiệu quả thị trường.

c) Lãi suất bình quân liên ngân hàng:

Biểu đồ 2.5: Lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VNĐ năm 2010-2012:

16.00 14.00 12.00 10.00 8.00 6.00 4.00 2.00 0.00 1/2010 4/2010 7/2010 10/2010 1/2011 4/2011 7/2011 10/2011 1/2012 4/2012 7/2012 10/2012

Qua đêm — — — 1 tuần 2 tuần

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam năm 2010)

Các biểu đồ trên cho thấy lãi suất trung bình liên ngân hàng bằng VNĐ trong 3 năm 2010, 2011, 2012 giao động khá mạnh.

Năm 2010, các mức lãi suất ở các kỳ hạn có xu hướng biến động giống nhau. 2 tháng đầu năm, giai đoạn vào mùa Tết cổ truyền mức lãi suất biến đọng trong khoảng từ 9-11%/năm. Nhưng sau đó xu hướng giảm diễn ra và duy trì trong quý 2- 3, đến 3 tháng cuối năm thì lại bắt đầu quay đầu tăng lên, cuối tháng 12 cùng năm các mức lãi suất ở trong khoảng từ 11-13%/năm. Nhìn chung lãi suất liên ngân hàng nằm 2010 duy trì ở mức khá cao do ảnh hưởng từ những khó khăn thách thức chung của nền kinh tế.

Năm 2011, lãi suất biến động khá kỳ hạn qua đêm đạt mức thấp nhất ở mức 10,9%/năm và cao nhất ở mức 14,1%/năm. Đáng chú ý nhất là theo Báo cáo được Kiểm toán Nhà nước gửi các Đại biểu Quốc hội, có nhiều thời điểm lãi suất liên ngân hàng cịn cao bất thường và cao hơn cả lãi suất huy động trên thị trường dân cư. Tháng 11/2011 có giao dịch với mức lãi suất là 37,5%/năm trong khi mức lãi suất với kỳ hạn tương ứng trên ở thị trường dân cư là 14%/năm. Lý do được cho

O/N 1W 2W 2013 2.9 3.74 3.95 2014 2.57 235 34 2015 3.33 319 3.97 2016 225 216 271 2017 227 216 214 2018 273 287 3.05 4/2019 416 4.32 413

rằng: “Một số hoạt động của các tổ chức tài chính ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, nguy cơ mất vốn lớn, chưa thực hiện nghiêm nội dung Nghị quyết số 11 của Chính phủ về hạn chế đầu tư, cho vay bất động sản, chứng khoán” (Báo cáo Kiểm toán Nhà nước, 2011). Năm 2010 và 2011 nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn lạm phát cao, NHNN tiến hành chính sách tiền tệ thắt chặt đã gây ra tình trạng khan hiếm tiền trên toàn hệ thống, khiến các ngân hàng phải chạy đua lãi suất bỏ qua chính sách hạn chế tình trạng tăng lãi suất của NHNN.

Đến năm 2012, lãi suất cho vay liên ngân hàng có xu hướng giảm liên tục và giảm khá mạnh do NHNN định hướng, dẫn dắt thị trường, kết hợp hài hòa giữa điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng qua các kênh với việc điều hành lãi suất, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, diễn biến thanh khoản của hệ thống các TCTD, tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân hàng. Đầu năm mức lãi suất ở cả ba kỳ hạn ở quanh mức 14%/năm những đến tháng 12 cùng năm thì các mức lãi suất chỉ cịn trong khoảng từ 4-6%/năm. Từ đầu năm đến tháng 10 lãi suất giảm liên tục nhưng hai tháng cuối năm lãi suất cho xu hướng tăng nhẹ do tính chất mùa vụ thời điểm giáp Tết.

Biểu đồ 2.6: Lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VNĐ năm 2013-2017.

Đơn vị (%/năm)

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam năm 2017)

(Nguôn: Tông hợp Báo cáo NHNN)

Qua biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy lãi suất liên ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013-2018 có xu hướng giảm xuống, thanh khoản thị trường dồi dào trong bối cảnh huy động vốn của các ngân hàng tăng trưởng khá. Neu xét riêng cho từng năm thì lãi suất có sự biến động qua từng tháng nhưng vẫn duy trì ở mức thấp. Do tính chất mùa vụ, tại giai đoạn cuối năm cũ-đầu năm mới lãi suất có xu hướng tăng nhưng đều ở mức không đáng kể.

2.2.3: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

a) Doanh số giao dịch:

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ năm 2010 đến nay có nhiều biến động nhưng có nhiều dấu hiệu tích cực. Doanh số giao dịch ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng thấp

Biểu đồ 2.7: Tổng khối lượng cho vay, tiền gửi ngoại tệ liên ngân hàng từ năm

^MTống khối lượng giao dịch ngoại tệ Khối lượng giao dịch trung bình ngày

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo NHNN) Khối lượng giao dịch trung bình bằng ngoại tệ qua các năm có sự biến động liên tục. Mặc dù so với thị trường nội tệ thì thị trường ngoại tệ chỉ bằng một nửa nhưng nhìn chung khối lượng giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng các năm có xu hướng tăng lên. Nổi bật trong giai đoạn năm 2011, 2012 khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể so với năm 2010 lần lượt tăng 1313 nghìn tỷ đồng, 1871 nghìn tỷ đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường tiền tệ liên NH việt nam từ năm 2010 nay và đề xuất giải pháp phát triển khoá luận tốt nghiệp 681 (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w