.Thị phần hoạt độngcủa các ngân hàng năm 2013

Một phần của tài liệu Xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 756 (Trang 58)

Tên ngân hàng Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Sacombank 16,703,676 160,169,518 Techcombank 13,920,069 158,896,663 Eximbank 14,662,518 170,000,414 ACB 12,504,202 166,598,989 VPBank 7,726,697 121,364,270

(Nguồn Báo cáo thường niên của các Ngân hàng năm 2013)

Theo bảng trên, ngoài 4 ngân hàng lớn thuộc khối nhà nước dẫn đầu về thị phần thì về phía khối NHTM cổ phần tư nhân, Sacombank cùng với ACB đang dẫn đầu thị phần hoạt động. Với thị phần về huy động và cho vay của Sacombank lần lượt đạt 4,87% và 5,18% thì đây là một lợi thế khơng nhỏ giúp ngân hàng dễ dàng xâm nhập, mở rộng thị trường cũng như quảng bá thương hiệu của mình đến với khách hàng. Về giá trị tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn của Sacombank liên tục tăng cao và ổn định. Việc giữ vững thậm chí việc tăng trưởng thị phần so với toàn ngành trong những năm qua là một thành công đáng kể của Sacombank trong bối cảnh thị trường ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt. Trong nhiều năm liềntừ năm 2010 đến nay, với những đóng góp tích cực cho thị trường tài chính Việt Nam, Sacombank đã được Cơ quan quản lý nhà nước, NHNN và các tổ chức quốc tế (Asian Banking andFinance, Euromoney, Global Finance, The Asian Banker, HSBC, SMEDF...) ghi nhận và trao tặng các giải thưởng: “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất ViệtNam”, “Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ”.Tuy nhiên, trong hai năm gần đây và dự báo sắp tới, thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ khu vực các Ngân hàng nước ngồi. Bên cạnh đó thị phần của khối ngân hàng nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao đòi hỏi Sacombank nói riêng và các ngân hàng trong nước nói chung phải nâng cao năng lực, công nghệ và mở rộng nguồn vốn để giữ vững vị thế cạnh tranh của mình. Đây là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để Sacombank khơng ngừng tự hồn thiện mình và phát triển lợi thế cạnh tranh.

2.2.2.6. Tiềm lực tài chính và thương hiệu Sacombank

Bảng 2.18.Von chủ sở hữu và tổng tài sản của các ngân hàng năm 2013

Về năng lực tài chính, Sacombank là một trong những ngân hàng có quy mơ và tiềm lực tài chính vững mạnh. Với vốn điều lệ 12.425 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 16.703 tỷ đồng, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Vốn chủ sở hữu cũng như tổng tài sản tăng liên tục qua các năm cho thấy sự mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, tạo niềm tin vững chắc nơi khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân và DNNVV khi mà thị hiếu cũng như tâm lý của họ dễ thay đổi. Với diễn biến khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới, cũng như sự ảm đạm của thị trường chứng khoán, đã đặt ra nhiều thử thách cho hoạt động của Ngân hàng, trong đó việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng uy tín thương hiệu, quy mơ và hiệu quả hoạt động qua từng năm, Sacombank luôn đuợc khách hàng, nhà đầu tư và cổ đơng tín nhiệm. Đặc biệt là phương pháp điều hành chuyên nghiệp và linh hoạt của Ban điều hành các cấp của Ngân hàng đã giúp Sacombank gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu như mục tiêu đặt ra. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép Sacombank đáp ứng các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank trong việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh.

về thương hiệu Sacombank, được xây dựng và phát triển trong suốt hơn 20 năm qua, thương hiệu Sacombank đã được khẳng định với vị thế của một Ngân hàng hàng đầu hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng bền vững, đóng góp vào thành cơng chung của khách hàng và của cộng đồng. Ngân hàng Sacombank tiên phong trong việc phục vụ khách hàng tiểu thương và tạo được danh tiếng đẹp khi khách hàng nữ luôn là đối tượng khách hàng ưu tiên và được trân trọng (đây cũng là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có chi nhánh tồn nhân viên nữ và thẻ tín dụng ladies first, cho vay phụ nữ khởi nghiệp). Các thông tin liên quan đến Sacombank thường xuyên được theo dõi, xử lý và cung cấp đầy đủ - phù hợp đến các cơ quan quản lý và trên các phương tiện thông tin đại chúng; thương hiệu và hình ảnh Sacombank được thể hiện ngày càng chuyên nghiệp. Với sự hỗ trợ của CNTT, kênh truyền thông nội bộ dành cho CBNV được vận hành khá hiệu quả, cùng với sự mới lạ trong việc tổ chức các phong trào thi đua đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và trở thành sân chơi bổ ích cho CBNV tồn hệ thống. Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động truyền thơng, những đóng góp tích cực của Sacombank đối với hoạt động ngành và cộng đồng trong năm 2011 - 2012 cũng được các cơ quan ban ngành và các Định chế tài chính ghi nhận qua các giải thưởng trong nước và quốc tế, bao gồm: 4 giải thưởng nước ngoài và 7 giải thưởng trong nước, cộng với Cờ thi đua, Bằng khen của Cơ quan quản lý nhà nước, NHNN, ủy ban nhân dân các tỉnh thành. Từ đó thương hiệu của Sacombank ngày càng được khẳng định trên thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng bán lẻ. Nhắc đến dịch vụ bán lẻ thì khơng thể khơng nhắc đến Sacombank với rất nhiều giải thưởng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ được ghi nhận như “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ”.. .Một khi đã được thị trường biết đến thì việc mở rộng thị phần bán lẻ hồn tồn nằm trong tầm tay của Sacombank với đội ngũ ban điều hành cũng như nhân viên luôn tận tâm, tận lực với Sacombank.

2.2.2.7. Yeu tố khác

về giá dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hẩu hết các NHTM đều có mức phí tương đương nhau, song ở một phương diện khác giá cả sản phẩm dịch vụ của Sacombank cũng có nhiều ưu đãi hơn so với một số ngân hàng có cùng quy mơ. Sacombank cũng thường xun có các chương trình giảm phí, khuyến mãi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như ưu đãi làm thẻ ATM, thẻ tín dụng..., về huy động vốn có các chương trình bốc thăm quay số trúng thưởng đã thu hút được rất nhiều khách hàng đến với Sacombank, đẩy mạnh doanh thu dịch vụ phi lãi, phần nào quảng bá thương hiệu cho ngân hàng. Ngoài ra Sacombank cũng thường xuyên có các gói ưu đãi cho vay tiêu dùng, mua nhà, mua xe, sản xuất kinh doanh hỗ trợ khách hàng cũng nhận được sự quan tâm của phần đông khách hàng cá nhân cũng như DNNVV. Tuy nhiên chiến lược cạnh tranh của Sacombank chủ yếu là về chất lượng dịch vụ, cịn giá cả chưa phải là chiến lược chính của Sacombank.

Về nhóm cổ đơng chiến lược, Sacombank được Tập đồn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 7% vốn điều lệ của Sacombank, Cơng ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC, trực thuộc World Bank) góp 3% và Ngân hàng ANZ là 10% (nay đã được Eximbank mua lại). Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đơng chiến lược nước ngồi. Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ của mình Sacombank đã chủ động lựa chọn đối tác chiến lược của mình là các ngân hàng nước ngồi để liên kết nhằm tạo tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình thơng qua kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ, sản phẩm mới, hiện đại nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới. Từ đó mang lại cho Ngân hàng những lợi thế cạnh tranh to lớn không chỉ về hệ thống sản phẩm cập nhật được nhu cầu trên tồn thế giới mà cịn mở rộng kênh phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm dichj vụ ngân hàng, hiện đại hóa quy trình sản phẩm nhằm mang lại tối đa giá trị lợi ích của khách hàng khi đến với Sacombank.

2.2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán

lẻ của

Sacombank

2.2.3.1. Ket quả đạt được

-Ve huy động vốn từ khách hàng cá nhân và DNNVV: Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua khá cao so với toàn ngành. Cụ thể năm 2012, huy động từ thị tổ chức kinh tế và dân cư đạt 114.863 tỷ đồng, tăng 24% so với 2011, chiếm 3,6% thị phần. Huy động bằng VND tăng 32% so với 2011, đạt 105% kế hoạch tăng trưởng năm 2012; số lượng khách hàng tiền gửi đạt gần 1,8 triệu người, tăng 34% so với 2011, chủ yếu tăng khách hàng cá nhân (tăng hơn 435.000 người) và chiếm tỷ trọng 97% tổng lượng khách hàng. Sang năm 2013 tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng đáng kể cả về tốc độ (tăng 24,3%) và tỷ trọng (tăng 6,4%) tạo điểm nhấn đáng lưu ý, đáp ứng được các định hướng lớn của ngân hàng; số lượng khách hàng tiền gửi đạt gần 2,4 triệu người trong đó khách hàng tiền gửi cá nhân tăng 524 ngàn người chiếm tỷ trọng 96,5% tổng lượng khách hàng giao dịch.

-Về tín dụng bán lẻ: tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng của Sacombank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và ngày càng tăng. Năm 2012 dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 35.354 tỷ, chiếm tỷ trọng 36% tổng dư nợ cho vay khách hàng, tăng 2.864 tỷ (tăng 8,8%); đặc biệt cho vay tiêu dùng cá nhân bằng VND đạt 18.256 tỷ, tăng 4.560 tỷ (tăng 32,7%). Đến năm 2013, tín dụng bán lẻ phát triển mạnh mẽ, cho vay khách hàng cá nhân và DNNVV tăng trưởng vượt bậc đạt 42.633 tỷ đồng (tăng 31,2%), tỷ trọng tăng từ 35% lên 40,1%; cho vay tiêu dùng đạt 19.344 tỷ đồng chiếm 63,8% tổng cho vay phi sản xuất. Đặc biệt với 36 gói cho vay ưu đãi trị giá gần 3200 tỷ đồng và 365 triệu USD và tham gia bình ổn giá với nguồn vốn hơn 1700 tỷ đồng, Sacombank vinh dự được Chủ tịch UBND TP.HCM trao tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong tham gia thực hiện chương trình hỗ trợ kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố.

-Về hoạt động dịch vụ: Trong bối cảnh hoạt động tín dụng nhiều rủi ro, Sacombank đã áp dụng nhiều hình thức và biện pháp nhằm gia tăng thu nhập về dịch vụ. Tổng thu thuần dịch vụ năm 2012 đạt 724 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% trong tổng thu nhập hoạt động. Năm 2013 đạt 867 tỷ đồng (tăng 10,7%) so 2012, chiếm tỷ trọng 11,8% tổng thu nhập, tập trung vào khách hàng cá nhân với mức 243 tỷ đồng (tăng 33% so với 2012), tăng tỷ trọng từ 24,9% lên 27,7%. Trong đó hoạt động thanh tốn, thẻ và ngân hàng điện tử có những bước đột phá quan trọng.

+Hoạt động thẻ: Với mục tiêu đưa sản phẩm thẻ Sacombank lên hàng đầu hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tạiViệt Nam, hoạt động của Trung Tâm Thẻ đã chuyển biến mạnh theo hướng tích cực: giảm thiểu chi phí, cải thiện năng suất lao động, đẩy mạnh số lượng thẻ lưu hành, gia tăng sản phẩm dịch vụ thẻ mới, nâng cao doanh thu, gia tăng lợi nhuận. Tổng số thẻ lưu hành đến năm 2012 đạt hơn 1,5 triệu thẻ, tổng thu từ dịch vụ thẻ đạt 169 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 23% trong tổng thu dịch vụ của Ngân hàng, đạt 103% kế hoạch năm 2012; lợi nhuận trước thuế đạt 84 tỷ đồng, tăng 120 lần so với năm 2011 và đạt 144% kế hoạch. Bước sang năm 2013 phát hành hơn 2,4 triệu thẻ, thu dịch vụ thẻ đạt 198 tỷ (tăng 17,2%); lợi nhuận thẻ đạt 197 tỷ đồng (tăng 134,7%). Điều này cho thấy, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh thẻ là hướng đi đúng và phù hợp với nhu cầu thị trường.

+Hoạt động ngân hàng điện tử: Hoạt động ngân hàng điện tử trong thời gian gần đây có nhiều bước đổi mới, khởi sắc về chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Nhờ vào các giải pháp đã được triển khai thành công (Dự án nâng cao hiệu suất Internet Banking (IB), hợp tác với Infosys chuẩn bị triển khai nâng cấp hệ thống ngân hàng điện tử, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng...) nên kết quả đạt được từ hoạt động này khá ấn tượng: năm 2012 số lượng IB đạt 371.493, tăng hơn 200% so với năm 2011 (tăng 251.493 IB) và đạt 170% kế hoạch 2012; thu dịch vụ ngân hàng điện tử đạt khoảng 22,5 tỷ đồng, cao gấp 3,3 lần so với năm 2011; năm 2013 sơ lượng IB tăng vượt bậc 62,1%, thu dịch vụ ngân hàng điện tử đạt 53 tỷ đồng cao gấp 2,4 lần so 2012.

+Hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2012 thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng cao, doanh số thanh tốn quốc tế đạt5.722 triệu USD, khơng thay đổi nhiều so với năm 2011. Tuy vậy, cơ cấu doanh số thanh toán quốc tế được cải thiện, tăng mạnh về xuất khẩu, giảm bớt sự chênh lệch thiên về nhập khẩu như các năm trước. Đặc biệt, doanh số chuyển tiền tăng mạnh trong năm đạt 4.294.897 tỷ đồng, tăng 448.054 tỷ đồng tương ứng11,6% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số thanh toán quốc tế cải thiện đạt 5,6 tỷ USD (tăng 9,4%), trong đó dịch vụ chuyển tiền quốc tế tăng vượt bậc tập trung vào chuyển tiền cá nhân cho mục đích du học, chữa bệnh, định cư.. .đã khẳng định thế mạnh bán lẻ của Sacombank. Phí dịch vụ thanh tốn quốc tế đạt 274 tỷ đồng, tăng 10,7% so 2012.

+Hoạt động thanh tốn nội địa: Hoạt động chuyển tiền có những thành tích đáng ghi nhận. Năm 2012 doanh số chuyển tiền nội địa đạt 4.295.117 tỷ đồng (tăng 10,4% so 2011), thu phí đạt 230 tỷ đồng (tăng 11,5% so 2011). Buớc sang năm 2013, chuyển tiền nội địa đạt 4.810.532 tỷ đồng (tăng 12% so 2012), trong đó doanh số chuyển tiền đi tăng 14,2%, chuyển tiền đến tăng 2,2% so 2012; phí dịch vụ thanh toán nội địa đạt 246 tỷ đồng (tăng 12,27%). Tăng truởng về hoạt động chuyển tiền chứng tỏ khách hàng ngày càng tin tuởng vào sản phẩm dịch vụ của Sacombank, đồng thời góp phần tăng luu luợng thanh tốn khơng dùng tiền mặt, giúp Sacombank điều hành thanh khoản ổn định, gia tăng số du tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và các dịch vụ khác.

Hai là chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, hệ khách hàng được củng cố và mở rộng.

Trong giai đoạn vừa qua Sacombank đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trên toàn hệ thống: Tập trung mọi nguồn lực để phát triển hệ khách hàng cá nhân, tạo nền tảng ổn định, phân bổ các chỉ tiêu tăng truởng cho từng khu vực, chi nhánh và từng CBNV trên toàn hệ thống, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới; triển khai các Chuơng trình khuyến mãi cho khách hàng cá nhân và các Gói uu đãi hỗ trợ các lĩnh vực khuyến khích; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ.... Nhờ vậy, hoạt động bán lẻ khởi sắc: Tổng mã khách hàng tăng gần 573,000, trong đó, luợng khách hàng cá nhân tăng 524,000 nguời. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng triển khai cơng tác bán hàng trọn gói: Thơng qua việc phân tích nhu cầu khách hàng hiện hữu và tiềm năng Sacombank xây dựng, cải tiến các sản phẩm trọn gói và đẩy mạnh các chuơng trình bán chéo sản phẩm với nhiều uu đãi hấp dẫn cũng nhu đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.

Ba là hệ thống kênh phân phối, mạng lưới hoạt động phát triển mạnh mẽ. Mơ hình tổ chức kinh doanh sản phẩm dịch vụ bán lẻ thống nhất và từng bước hoàn thiện.

Với 424 điểm giao dịch, hiện diện ở 48/63 tỉnh, thành phố trong nuớc và 2 nuớc bạn Lào và Campuchia, Sacombank đã có đuợc nhiều lợi thế vuợt bậc. Trong năm 2013,

Một phần của tài liệu Xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 756 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w