Hiện đại hóa cơng nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích sản phầm,

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình camel trong phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTM tại việt nam giai đoạn 2009 2019 khoá luận tốt nghiệp 791 (Trang 49 - 51)

3.1. Giải pháp

3.1.3. Hiện đại hóa cơng nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích sản phầm,

dịch vụ ngân hàng trên công nghệ kĩ thuật tiên tiến.

Tiến hành nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi Core banking giúp việc thực hiện các giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và thuận tiện, góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Có thể nói Core banking như xương sống của tồn bộ ngân hàng khi mà các thơng tin về tiền, tài sản, thông tin khách hàng.. .các giao dịch sẽ được xử lí thơng qua hệ thống ngân hàng lõi này trong một thời gian rất ngắn. Nhờ vậy mà ngân hàng có thể phát triển được mơ hình tập trung dữ liệu.

Ngồi ra thì việc nâng cấp hệ thống Core banking giúp việc quản trị rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản được dễ dàng hơn, quản lí nội bộ chặt chẽ và liên kết các hệ thống ngân hàng với nhau, Core banking càng hiệu quả thì chi phí hoạt động của ngân hàng càng được tối ưu.

Theo một kết quả khảo sát từng được KPMG cơng bố thì chi phí hoạt động của các NHTM ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao( trên 50% tổng thu nhập) trong khi đó tại Thái Lan là 44%, Trung Quốc là 40% và Singapore là 33%. Do đó, để giải quyết vấn đề này, tổ chức kiểm toán này đã đưa ra khuyến nghị về việc đầu tư nhiều hơn cho cơng nghệ, đó cũng là xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng thế giới. Khi các NHTM đầu tư nhiều tiền bạc cho cơng nghệ sẽ giảm tối đa chi phí vận hành cũng như tăng hiệu quả hoạt động.

Điển hình cho việc thực hiện khuyến nghị này là trong những năm gần đây, các NHTM như Tpbank, VP bank, Techcombank,.. .và một số ngân hàng khác đều liên tục nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi cũng như phát triển các dịch vụ công nghệ cao như một giải pháp để tăng hiệu suất xử lí cơng việc. Có thể coi cơng nghệ trở thành “ vũ khí” giúp các ngân hàng nhỏ có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn khi mà các ngân hàng này có lịch sử hoạt động và danh sách khách hàng đơng đảo.

Một ví dụ điển hình là trong năm 2016, TP bank, một ngân hàng đầu tư khá lớn cho công nghệ với hai cổ đông chiến lược trong lĩnh vực này là FPT và Softbank đã thí nghiệm mơ hình ngân hàng trực tuyến livebank 24/7.

"Xu thế ngân hàng số sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, và khái niệm các điểm giao dịch, chi nhánh ngân hàng truyền thống sẽ dần được thay thế bởi các

điểm giao dịch trực tuyến với thiết bị phục vụ thay thế cho giao dịch viên", ông Nguyễn Hưng, tổng giám đốc ngân hàng này dự báo.

TP bank có thể tiết kiệm được tiền in ấn và gửi thư bảo đảm, hay nhờ ứng dụng công nghệ mà nhiều giao dịch chỉ rút ngắn bằng 1/3 đến ¼ so với các giao dịch thực hiện theo cách truyền thống.

Tính đến năm 2017, 2/3 giao dịch cảu ngân hàng đều thực hiện tại ngân hàng tự động.Các giao dịch có thể thực hiện 24/7 nhờ đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí hoạt động cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng khi mà tiết kiệm được tối đa thời gian, tiền bạc cho khách hàng.

Minh chứng cho việc áp dụng hiệu quả công nghệ, chúng ta có thể so sánh lợi nhuận năm 2018 và 2017 của ngân hàng này. Năm 2018, LNTT của TP bank là 2258 tỉ đồng, nếu đem so sánh với năm 2017 thì con số này đạt gấp đơi. Để có được thành cơng này là nhờ ngân hàng này đã đầu tư khá nhiều cho công nghệ trong tất cả các quy trình của mình như quy trình vận hành ngân hàng hay trong các sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại giúp cho năng suất lao động của ngân hàng không ngừng được nâng cao, qua đó tiết kiệm khá nhiều chi phí và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ..

Một trong những dịch vụ mà khách hàng khá yêu thích của ngân hàng TP Bank đó là hệ thống Livebank 24/7. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch suốt ngày đêm thay vì chỉ trong giờ hành chính như trước kia. Theo một báo cáo gần nhất của ngân hàng này thì việc áp dụng livebank đã giúp chi phí giao dịch chỉ bằng 30% so với chi phí giao dịch truyền thống. Ngân hàng có thể phát triển lượng khách hàng lớn, lợi nhuận tăng nhanh trong khi chi phí giảm đã làm giảm tỉ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng này từ 50% năm 2017 xuống 43% năm 2018.

Việc ứng dụng công nghệ đã giúp cho lượng khách hàng của TP bank tăng hơn 500.000 trong năm 2018.Cùng với đó là sự tăng lên của số lượng sản phẩm dịch vụ bình quân trên mỗi khách hàng. Có thể thấy, việc ứng dụng nhiều công nghệ giúp cho TP bank mở rộng thị phần, bán chéo thêm nhiều sản phẩm, góp hần gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Có thể nói đây là nền tảng quan trọng để TPBank tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Ngoài TP bank, một số ngân hàng khác cũng có sự đầu tư khá lớn cho công nghệ như Techcombank,theo chiến lược Techcombank 2016 - 2020, kế hoạch đã xác định đầu tư khoảng 300 triệu USD cho mảng này. Hiện nay, một số công nghệ hiện đại, thiết thực đang được áp dụng tại nhà băng này như rút tiền không cần thẻ ATM, có thể cho tiền vào tài khoản thơng qua máy ATM...

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình camel trong phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTM tại việt nam giai đoạn 2009 2019 khoá luận tốt nghiệp 791 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w